Về đời sống

Một phần của tài liệu Dòng họ người hmông trắng tỉnh sơn la (Trang 30)

6. Bố cục của luận án

1.3.1.3. Về đời sống

Đối với những vùng đất tốt, trồng được ngô lai và các sản phẩm có giá trị kinh tế cao như: Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Sông Mã và một số ít vùng của huyện Mường La, Bắc Yên, thu nhập do bán ngô của người Hmông trung bình mỗi hộ đạt từ 10 đến 15 triệu đồng/năm. Nhưng xét một cách toàn diện cho thấy, chất lượng sinh hoạt và thu nhập bình quân đầu người của đồng bào chưa cao. Nhiều hộ gia đình ở các vùng điều kiện sản xuất khó khăn, thu nhập chỉ đạt từ 2 - 3 triệu đồng/hộ/năm. Trong khi đó, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào Hmông chiếm tới 87%, có những xã tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 90%. Đây là một thực tế, bởi lẽ kinh tế vùng núi cao nơi đồng bào Hmông sinh sống hiện kém phát triển và gặp

khó khăn nhất của nước ta.

Nhà ở của người Hmông hiện nay chưa được thống kê một cách đầy đủ, nhưng thực tế cho thấy có khoảng 30% số nhà ở có cột gỗ kê lợp bằng ngói và tấm lợp proximăng, còn lại đa số là nhà tranh vách nứa, cột gỗ chôn xuống đất không chắc chắn.

Đồng bào Hmông ở những nơi khó khăn, có thu nhập thấp thường thiếu ăn ít nhất từ 1 -2 tháng/ năm, thậm chí còn thiếu cả các đồ dùng sinh hoạt thiết yếu như: bát, đĩa, xoong nồi, quần áo, chăn màn… Về mùa đông nhiều người không có áo ấm để mặc, mỗi khi khách đến thăm hoặc cán bộ đến công tác nghỉ lại qua đêm, gia đình phải chịu rét để dành chăn màn của gia đình cho khách. Do đó thức ăn, đồ uống của đồng bào thường đơn giản là cơm, canh nhạt, ít khi có bữa cơm nhiều chất đạm để cải thiện. Về lương thực hàng ngày, đồng bào chủ yếu dùng loại gạo đỏ cứng, nhiều nơi chỉ đồ bột ngô để ăn (Mèn mén). Tình trạng đói nghèo của đồng bào Hmông vẫn là một vấn đề nan giải cho các nhà hoạch định chính sách.

Với những khó khăn, vất vả còn tồn tại trong cuộc sống của đồng bào Hmông như trên, có thể thấy đến nay một bộ phân đồng bào Hmông cuộc sống vẫn bấp bênh, thiếu ổn định. Đó là một trong những nguyên nhân tại sao cho đến hiện nay vẫn có nhiều người dân di cư từ vùng cao Bắc Yên, Mường La, Thuận Châu đến Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu, là các vùng có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội thuận lợi hơn.

1.3.2. Vài nét v ng ười Hmông xã Phóng Lái, huy n Thu n Châu, t nh S n La ơ

1.3.2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Người Hmông ở xã Phỏng Lái, chủ yếu là người Hmông Trắng cư trú tại 8 bản: bản Mô Cổng, Nậm Giắt, Phiêng Luông, Mó Nước, Pá Chập, Pha Lao, Huổi Giếng, Nà Ngụa. Cách huyện Thuận Châu 15 km và cách tỉnh Sơn La 45 km

theo đường quốc lộ 6 về Hà Nội.

Các bản người Hmông ở Phỏng Lái có địa hình tương đối thấp, ít dốc, độ cao trung bình khoảng 600m so với mặt biển và nằm trong khí hậu nhiệt đới ẩm chịu ảnh hưởng của vùng núi cao. Khí hậu có sương muối vào tháng giêng, tháng hai và sương mù vào mùa hè. Một năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Mùa khô thường rét, ít mưa, nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,10C, thấp nhất là 00C - 80C, cao nhất là 260C. Lượng mưa tập trung chủ yếu vào tháng 5 tới tháng 8, trong đó tháng 7 có lượng mưa nhiều nhất. Đây là quãng thời gian có khả năng gây xói mòn mạnh. Tháng giêng là tháng mưa ít nhất. Trong năm có hai loại gió mùa chính là gió Tây - Tây Bắc và Bắc - Đông Bắc, chịu ảnh hưởng của gió Lào, mang tính chất khô hạn của gió mùa lục địa. Khí hậu tương đối khô, độ ẩm trung bình 77 - 80%.

Đất đai và thảm thực vật rất phong phú, có nhiều cây quý như: Pơ mu, thông dầu, nghiến, lát, tán, quế. Điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu ở đây rất thích hợp cho việc trồng một số cây công nghiệp, cây ăn quả và các cây dược liệu như: xuyên khung, huyền sâm, đường quy, y dĩ, gừng,…

1.3.2.2. Đặc điểm xã hội

Xã Phỏng Lái có 3 dân tộc cùng sinh sống trong 19 bản (Kinh 4 bản, Thái 8 bản, Hmông 8 bản). Theo số liệu điều tra năm 2003, xã Phỏng Lái có 5098 người (918 hộ); đến năm 2009 có 6.690 người, trong đó 1.567 khẩu là người Hmông.

Bảng 3: Tình hình dân số và dòng họ của người Hmông ở xã Phỏng Lái

STT Tên bản Số hộ Số khẩu Số dòng

họ Tên các dòng họ

1 Bản Mô Cổng 60 322 6

Thào, Sùng, Vừ, Lầu, Mùa, Giàng

2 Bản Nặm Giắt 86 435 5 Thào, Sùng, Ly, Vừ, Lầu

3 Bản Mó Nước 34 170

4 Bản Pá Chập 32 169 4 Sùng, Vừ, Và, Mùa

5

Bả Phiêng

Luông 29 150 4 Sùng, Lầu, Mùa, Và

6 Bản Pha Lao 32 174 4 Thào, Vừ, Lầu, Sùng

7 Bản Huổi Giếng 28 132 5 Lầu, Sùng, Mùa, Vừ, Ly

8 Bản Nà Ngụa 4 15 3 Sùng, Mùa, Hờ

Nguồn: Số liệu thực địa tại xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, năm 2007 – 2008 của tác giả

Số dân đông và tăng nhanh là do các yếu tố văn hoá tộc người vẫn đóng vai trò chi phối trong việc quyết định sinh nở của người Hmông. Tâm lý của đồng bào luôn thích sinh con trai hơn con gái và càng có nhiều con trai càng tốt, bởi con trai đóng vai trò quan trọng không thể thay thế được trong việc nuôi dưỡng cha mẹ khi già yếu, làm các công việc nặng nhọc và là người quyết định mọi việc hệ trọng trong gia đình. Đặc biệt, con trai là người chịu trách nhiệm thờ cúng tổ tiên, thực hành các tín ngưỡng phổ biến trong gia đình.

Tập quán kết hôn sớm cũng tác động đáng kể đến số con trong gia đình. Kết quả phỏng vấn cho thấy, tuổi kết hôn lần đầu của người Hmông ở đây khá sớm nhằm mục đích tăng thêm người, bởi nông nghiệp nương rẫy luôn đòi hỏi phải có nhiều sức lao động. Kết hôn sớm làm tăng khả năng sinh con sớm và tăng quỹ thời gian có khả năng sinh con trong đời sống vợ chồng, dẫn đến mức sinh ở người Hmông luôn cao. Tuy nhiên, đến năm 2000, tỷ lệ sinh thô của người Hmông ở bản Mô Cổng giảm đi rõ rệt ở mức 2,31%. Tỷ lệ tăng dân số giảm mạnh nhờ các yếu tố tác động từ chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình đã làm chuyển biến một phần nhận thức của người dân. Họ nhận thấy rằng, sinh nhiều con khiến cuộc sống vất vả hơn và con cái của họ không được quan tâm

chăm sóc như những gia đình ít con. Nếu gia đình nào không có con trai để nối dõi có thể nhận con nuôi. Hiện nay một số hộ trong bản nhất là các gia đình trẻ chỉ dừng lại ở mức sinh từ 2-3 con.

1.3.2.3. Đặc điểm kinh tế

Nguồn sống chính của người Hmông ở Phỏng Lái chủ yếu vẫn là nương rẫy, mặc dù có một số ít ruộng nước. Căn cứ vào quá trình sử dụng có thể phân chia nương làm hai loại: nương định canh và nương du canh. Trên nương, ngoài ngô và lúa cạn là hai loại cây trồng chính còn có sắn, khoai, rau, lạc, đậu, vừng, y dĩ,… Bên cạnh đó, các loại cây công nghiệp và cây ăn quả cũng khá phát triển. Đặc biệt, từ năm 2003 khi chuyển đổi cây dâu tằm sang trồng ngô lai và đậu tương đã thay đổi đáng kể đời sống kinh tế của người dân. Thu nhập từ ngô lai và đậu tương đã làm cho cuộc sống của người Hmông nơi đây khá lên nhanh chóng. Ngoài đáp ứng lương thực đủ cho sinh hoạt, họ còn tích cóp để mua sắm các trang thiết bị vật dụng thiết yếu trong gia đình như ti vi, xe máy,...

Chăn nuôi cũng là ngành kinh tế bổ trợ quan trọng trong cơ cấu nông nghiệp của người Hmông nơi đây. Các loại gia súc, gia cầm chính thường được các gia đình nuôi là trâu, ngựa, lợn, gà,… Mục đích chính của chăn nuôi là nhằm đáp ứng các nhu cầu về sức kéo, vận chuyển, để thờ cúng, lễ tết, ma chay, hay trong các hoạt động quan trọng khác (như cưới hỏi, tang ma, làm nhà mới...). Ngoài ra, đàn gia súc còn là một tiêu chuẩn đánh giá mức độ giàu nghèo, nên các gia đình người Hmông đều mong muốn có đàn gia súc, gia cầm đông đúc. Trước kia, chăn nuôi của người Hmông chủ yếu là thả rông, hiện nay đã được chăn thả trên những khu vực riêng của bản. Hầu hết các hộ đều đào ao thả cá và một số hộ nuôi ong lấy mật.

Kinh tế tự nhiên (săn bắn, đánh cá, hái lượm) cũng có vị trí khá quan trọng trong đời sống thường nhật của người Hmông. Họ thường thu hái củ gấu, đẳng

sâm, hà thủ ô, hoàng liên, cánh kiến, chè…, là những lâm sản có giá trị hàng hóa cao để trao đổi; ngoài ra còn tìm kiếm các loại cây, củ, quả… có giá trị dinh dưỡng để làm phong phú thêm chất lượng bữa ăn hàng ngày. Ngoài mục đích tìm kiếm thêm nguồn thực phẩm, người Hmông đi săn còn nhằm mục đích bảo vệ mùa màng đối với các loại muông thú chủ yếu như: lợn rừng, cầy, chồn, khỉ, gà rừng… Vũ khí chính súng kíp, nỏ và các loại bẫy do người Hmông tự tạo.

Sản xuất thủ công nghiệp gồm các nghề: đan lát mây tre, làm đồ gỗ, làm giấy bản, làm đồ trang sức, rèn đúc nông cụ, vũ khí, làm nhang, nấu rượu… Ở bản Mô Cổng, chúng tôi quan sát thấy một số thợ chuyên nghiệp trong các nghề: rèn đúc, làm bạc, làm gạch. Sản phẩm của thủ công nghiệp chủ yếu nhằm thỏa mãn những nhu cầu của sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt hàng ngày của gia đình và dân bản.

Năm 2003, các bản người Hmông xã Phỏng Lái đã có điện lưới quốc gia. Từ khi có điện, phần lớn các hộ gia đình trong bản đã sử dụng ti vi. Một số nhà có chảo thu truyền hình. Cuộc sống tinh thần của các hộ gia đình từ khi có điện đã ngày được cải thiện và thay đổi hơn trước rất nhiều.

Qua khảo sát tại bản Mô Cổng có sự tham gia đại diện của những người nông dân và các tổ chức quần chúng như Hội phụ nữ, Thanh niên, Người cao tuổi… đã tiến hành phân loại mức sống của các hộ trong bản cho thấy: hộ khá chiếm ½, đây là những hộ biết tính toán làm ăn, có kinh nghiệm sản xuất tốt, chăn nuôi nhiều trâu bò (bò có từ 5 - 6 con, trâu 2-3 con trở lên), có xe máy, có tivi, có đài; các hộ có điều kiện kinh tế trung bình chiếm đa phần còn lại, là những gia đình chịu khó làm ăn nhưng tính toán còn hạn chế, có kinh nghiệm sản xuất, có chăn nuôi nhưng số lượng trâu, bò ít hơn các hộ khá; còn những hộ nghèo đói có tỷ lệ rất thấp, là những gia đình thiếu kinh nghiệm sản xuất hoặc lười lao động, không biết tính toán làm ăn nên hàng tháng chỉ đủ gạo ăn, điều

kiện sinh hoạt tạm bợ nhà chỉ là lợp mái gianh, không có trâu bò để phục vụ sản xuất nông nghiệp.

- Về thu nhập: Thu nhập chính của người Hmông chủ yếu là trồng lúa, ngô từ nương rẫy và chăn nuôi lợn gà, phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của gia đình. Ngoài ra, đồng bào còn có nguồn thu nhập thêm từ các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp như dệt vải, đan lát, rèn, đóng đồ gỗ, làm đồ trang sức... bán lấy tiền.

Do tập quán gieo trồng và tiêu dùng, nên đồng bào Hmông trồng rất nhiều loại cây khác nhau, nhưng chủ yếu chỉ để phục vụ tiêu dùng hàng ngày của gia đình chứ chưa trở thành hàng hoá. Những người chịu khó làm ăn, thu được nhiều thóc, nhiều ngô ăn không hết để bị mọt, đến năm mất mùa lại không đủ lương thực để ăn, sản xuất nông nghiệp thì vô cùng vất vả (3 năm được mùa mới đủ ăn, một năm mất mùa thì 3 năm đói). Trên vùng cao, trừ lúa ngô thu về cất giữ trong nhà, trong lán ở ngoài nương thì cất giữ bầu bí, sắn, khoai, gừng… có khi chỉ để không, hỏng rồi bỏ đi một cách lãng phí. Nếu các loại nông sản người Hmông có thị trường để tiêu thụ tăng thu nhập, tích luỹ cho những năm sau thì đời sống sẽ bớt khó khăn hơn.

- Y tế và giáo dục: Mỗi bản trong xã có 01 cán bộ y tế là người của bản Hmông, nhưng chủ yếu khám và chữa các bệnh thông thường nên khi có người ốm gia đình vẫn mời thầy cúng thực hiện các nghi thức chữa bệnh hoặc dùng các bài thuốc tự kiếm trong rừng. Những trường hợp bệnh nặng mới đưa lên trạm y tế của xã cách bản 7 km, hoặc tuyến trên.

Ngoài các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông chung cho toàn xã, tại bản Mô Cổng còn có 6 lớp với 6 phòng học (từ mẫu giáo đến lớp 5). Số học sinh tại bản là 135 em, trong đó lớp 1 có 26 em, lớp 2 có 35 em, lớp 3 có 25 em, lớp 4 có 36 em, lớp 5 có 29 em và lớp mẫu giáo có 48 em. Cấp II có 38 học sinh, trong đó nam 6, nữ 32. Từ lớp 9 trở lên nếu muốn học tiếp các em phải đến

trường nội trú tỉnh.

1.3.2.4. Đặc điểm văn hoá tinh thần

Người Hmông ở địa bàn nghiên cứu vẫn tổ chức và duy trì các phong tục tập quán, các nghi lễ, tín ngưỡng mang đậm nét văn hóa tinh thần và văn hóa ứng xử của người Hmông như nghi lễ trong sinh đẻ, trong đám cưới, trong tang ma và các nghi lễ liên quan đến nông nghiệp.

- Tập quán sinh đẻ: Người Hmông có tập quán sinh con ở ngay buồng ngủ của sản phụ. Khi trở dạ, sản phụ ngồi ở dưới đất, phía cuối giường và tay vịn vào thành giường. Người đỡ thường là mẹ chồng hoặc chị, em gái chồng. Hoặc có thể nhờ bà đỡ khác trong làng, hoặc chính người chồng đỡ cho vợ. Hiện nay, sản phụ vẫn sinh con tại nhà, chỉ những trường hợp khó đẻ mới đưa đến trạm xá của xã.

Để cắt cuống rốn cho trẻ, người Hmông dùng dao hoặc kéo. Trước khi cắt, người ta xe chỉ, buộc cách rốn chừng hai đốt ngón tay và cắt cách chỗ buộc khoảng nửa gang tay. Sau đó trẻ được tắm bằng nước đun sôi để nguội, và thường do chính người bố tắm cho.

Nhau thai được bọc trong tờ giấy, nếu là nhau của bé trai thì được chôn ở cột ma, của bé gái thì chôn dưới chân giường bố mẹ nằm.

Tháng đầu sau khi sinh, sản phụ thường ăn cơm với thịt gà hoặc thịt lợn nạc. Để hồi phục sức khoẻ và có sữa cho con bú, sản phụ còn ăn món thịt gà nấu với nghệ đen, gạo nếp. Nếu bị mất sữa, sản phụ ăn canh thịt gà nấu với quả đu đủ xanh cùng với cây cỏ sữa. Người Hmông kiêng không để người lạ vào nhà trong nơi sản phụ nằm vòng một tháng, bởi quan niệm người lạ sẽ lấy mất sữa của trẻ. Nếu ai trót vào và có mang đồ vật đi cùng thì phải để lại, một tháng sau mới được lấy về. Để báo hiệu nhà có người ở cữ, gia đình cắm các cành lá xanh ở các cửa ra vào.

Những người không cùng ma (kể cả con gái đã đi lấy chồng), con gái chưa chồng mà có thai không được phép đẻ trong nhà. Nếu vi phạm thì ma nhà sẽ tức giận trừng phạt gia đình. Do đó, những người rơi vào trường hợp trên khi chuẩn bị sinh nở gia đình phải làm lán tạm ở ngoài vườn cho sản phụ đẻ, sau một tháng mới được vào nhà.

- Một số phong tục trong hôn nhân: Hôn nhân là sự liên minh mang tính chất giới tính giữa nam và nữ được hợp thức hoá bởi những quy định của xã hội, trên cơ sở đó nảy sinh những quyền lợi và trách nhiệm của vợ chồng trong quan

Một phần của tài liệu Dòng họ người hmông trắng tỉnh sơn la (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w