Quan hệ dòng họ trong đời sống xã hội

Một phần của tài liệu Dòng họ người hmông trắng tỉnh sơn la (Trang 77 - 83)

6. Bố cục của luận án

2.3.3. Quan hệ dòng họ trong đời sống xã hội

Quan hệ dòng họ có tác động chi phối nhiều mặt đời sống của từng gia đình, từng thành viên và cũng là nền tảng xây dựng nên hệ thống tổ chức xã hội ở bản, trong vùng. Những quan hệ xã hội mang tính dòng họ trước hết phải nói đến quan hệ cư trú. Địa vực cư trú chung là một tiền đề tạo nên sự cố kết vững chắc trong các mối quan hệ kinh tế - xã hội của dòng họ. Từ lâu đời tâm lý quần tụ theo dòng họ đã trở thành một điểm đáng chú ý, gồm chỉ người đứng đầu dòng họ cùng các gia đình đã khai phá vùng đất đai sinh sống của dòng họ mình. Về sau, địa vực đó được mở rộng, các gia đình khác họ cũng đến cộng cư. Do đó, ở bản người Hmông hiện nay không chỉ có một dòng họ sinh sống mà một số bản có tới 5 dòng họ cùng sinh sống. Mặc dù các gia đình trong họ thường sống thành những cụm gần nhau là đặc điểm khá phổ biến nhưng ở bản Mô Cổng của xã Phóng Lái các dòng họ lại sống xen kẽ với nhau. Tuy nhiên, không vì thế mà mất đi sức mạnh cố kết của từng dòng họ, bởi do đất tốt nên các gia đình vẫn quần tụ gần nhau không phải sống rải rác ở những quả đồi khác nhau như nhiều nơi khác.

Các dòng họ Hmông tuy cư trú quần tụ theo khu vực, nhưng không sử dụng đất chung để canh tác mà ruộng đất là của riêng từng gia đình. Trước đây, khi một dòng họ di cư đến vùng khác, các gia đình tự khai phá đất và có quyền chiếm hữu toàn bộ đất đai mà gia đình tự khai phá. Dòng họ không có ruộng đất công, ruộng đất thờ cúng hay ruộng đất dành cho các chức dịch. Nếu các gia đình cùng dòng họ hay khác dòng họ muốn đến đây sinh sống, trước tiên phải đến xin phép trưởng bản. Nếu trưởng bản đồng ý họ mới chuyển gia đình đến cư

trú và tự khai phá các mảnh đất mới để sản xuất. Trong trường hợp hết đất như hiện nay thì họ phải hỏi những gia đình nhiều đất của các dòng họ vốn đã cư trú trước đó, và được sự đồng ý chia đất cho thì mới chuyển gia đình tới sinh sống. Lúc này, trưởng bản và chính quyền không thể can thiệp trong việc chia đất mà chỉ có các trưởng họ của các dòng họ liên quan mới có quyền can thiệp và có tiếng nói. Các gia đình trong dòng họ là những đơn vị kinh tế độc lập. Ruộng đất thực chất thuộc quyền chiếm hữu của gia đình, nhưng vẫn bị chi phối bởi quan hệ dòng họ, vì gia đình có nhiều đất đôi khi phải san xẻ cho những người trong họ thiếu đất hoặc những gia đình khác họ nhưng cùng bản hay người ngoài mới di cư đến không có đất. Trường hợp gia đình không có con cháu thừa hưởng thì khi chết ruộng đất được dòng họ phân cho anh em khác sử dụng. Khi cần bán, trước hết cũng phải bán cho người trong họ. Tuy nhiên, việc mua bán trong dòng họ ít xảy ra, bởi khi gặp khó khăn, người trong họ thường giúp đỡ và cho nhau vay mượn, những trường hợp cần thiết, dòng họ có thể tổ chức chuộc lại những phần đất người trong họ đã bán ra ngoài.

Trong cưới xin, tang ma, làm nhà mới là công việc của từng gia đình, nhưng các thành viên trong dòng họ đều có nghĩa vụ giúp đỡ, với những gia đình khó khăn thì trưởng họ sẽ bàn bạc với các gia đình khác trong họ giúp đỡ. Trong làm nhà, có thể hỗ trợ về nguyên vật liệu và công sức xây dựng, riêng cột cái là nơi sau này hồn ma trú ngụ thì đích thân ông trưởng họ phải chọn giúp. Trường hợp gia đình có đám ma thì cả dòng họ đứng ra lo liệu, nếu gia đình quá nghèo không làm nổi đám ma, cả dòng họ có nghĩa vụ đóng góp rượu, thịt, gạo để tổ chức tang lễ cho thành viên của mình. Người chủ tang lễ tuy không nhất thiết phải là trưởng họ, nhưng cũng phải là một thành viên nam trong dòng họ am hiểu lễ tục của dân tộc và quy định của dòng họ.

việc xử lý trước hết đều dựa vào tình cảm họ hàng và quy định của dòng họ; có tính dân chủ và các thành viên đều phải thực hiện một cách tự nguyện.

Ở người Hmông hiện nay tồn tại 2 hình thức gia đình theo chế đô phụ hệ, trong đó phổ biến là gia đình nhỏ bao gồm hai thế hệ (bố mẹ và con cái chưa đến tuổi thành niên); và gia đình nhỏ mở rộng, có thêm ông, bà sống cùng các con và cháu chưa thành niên. Trước đây, ở người Hmông tồn tại các gia đình lớn, quy mô từ 15 đến 20 người, gồm bố mẹ già, những cặp vợ chồng của các con trai đã xây dựng gia đình và con cái của họ cùng với những người con chưa lập gia đình. Những người sống chung trong một nhà có cùng tư liệu sản xuất.

Thanh niên người Hmông cho biết độ tuổi kết hôn lần đầu đa phần vào khoảng 16-18, nguyên nhân kết hôn sớm là do gia đình có nhu cầu thêm lao động để làm nương, rẫy. Do nhu cầu lao động, tuổi kết hôn sớm, tâm lý thích có con trai để nuôi dưỡng cha mẹ, thờ cúng tổ tiên… nên các cặp vợ chồng thường đẻ nhiều, đẻ dày, khiến gia đình của họ khá đông con, nhiều cháu.

Xã hội của người Hmông là xã hội phụ quyền rất mạnh. Trong các gia đình nhỏ phụ quyền ấy, người chủ gia đình bao giờ cũng là đàn ông, là người bố, được gọi là Tsưr Tsêr - “chủ nhà”. Ông là người có quyền quyết định các công việc quan trọng của gia đình, là người vạch kế hoạch sản xuất và chịu trách nhiệm thực hiện các nghi lễ tín ngưỡng trong khuôn khổ gia đình. Khi gia đình có việc quan trọng xảy ra, chủ nhà là người suy xét, quyết định và được mọi thành viên chấp nhận. Chủ nhà cũng là người thực hiện chức năng đối ngoại, thay mặt gia đình tham dự các công việc chung của dòng họ, của bản. Trong gia đình có khách, dù khách lạ hay quen, chỉ có chủ nhà mới được đứng ra tiếp chuyện, thông thường các chủ gia đình người Hmông tiếp khách rất chu đáo, niềm nở, nhất là khách cùng dân tộc, cùng họ từ xa đến.

con trai trưởng. Nếu cả hai cha mẹ đều qua đời khi các con chưa trưởng thành, thì anh cả là người được thừa hưởng nhiều nhất tài sản của cha mẹ để lại. Bù lại, anh ta phải có trách nhiệm nuôi các em ăn học, khôn lớn thành người, dựng vợ gả chồng và chia của cải cho các em. Khi anh em trưởng thành, dù sống gần hay xa, khác nhau về quan điểm, lẽ sống hay vị trí xã hội… nhưng không ai có thể quên cái gốc “cùng ma” của gia đình và dòng họ. Luật tục của người Hmông quy định rõ, đã là anh em thì “sống phải bảo vệ nhau, chết phải chôn cất cho nhau; sống là người của nhà mình, chết là ma của gia đình mình”.

Trong bối cảnh của nền kinh tế tự cung tự cấp, các gia đình Hmông trở thành những đơn vị kinh tế độc lập. Họ tự đảm bảo các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, từ tư liệu sản xuất, chu trình canh tác… đến sinh hoạt vật chất và tinh thần hàng ngày. Trong hoàn cảnh ấy, người ta không chỉ trông chờ vào các lao động chính, mà dưới mái nhà người Hmông, mọi thành viên từ già đến trẻ, đàn ông hay đàn bà đều được phân công lao động tùy theo sức của mình. Thông thường, người cha hay người chồng chịu trách nhiệm quản lý chỉ đạo chung và cũng là lao động chính đảm đương những công việc nặng nhọc nhất, người mẹ hay người vợ cũng là lao động chính không chỉ chia sẻ cùng chồng công việc mùa vụ mà phải đảm nhận toàn bộ hoạt động nội trợ trong gia đình. Những đứa trẻ từ 13 tuổi trở lên đã được coi là lao động chính, có trách nhiệm cùng bố mẹ lao động sản xuất nuôi sống gia đình. Trẻ em từ 8 - 12 tuổi được coi là lao động phụ, giúp trông nom việc nhà, chăn thả gia súc, gia cầm hoặc phụ giúp việc gieo trồng, thu hái ngô, lúa,… Những người già trong gia đình nếu còn sức khỏe thì ở nhà trông các cháu nhỏ và phụ việc chăn nuôi. Sự phân công lao động đó tuy đơn giản nhưng được thực hiện rất nghiêm túc. Điều quan trọng là, người già và trẻ em luôn là nguồn lao động phụ nhưng trợ giúp rất hiệu quả cho các lao động chính. Có thể thấy, trong gia đình người Hmông, các thành viên cùng nhau lao

động và hưởng lợi. Tuy nhiên, quyền sở hữu cơ sở vật chất của gia đình, đặc biệt là tư liệu sản xuất luôn thuộc về chủ nhà.

Xã hội phụ quyền của người Hmông chú trọng trước tiên đến quyền lợi của người đàn ông trong gia đình, quyền lợi của dòng họ rồi mới đến quyền lợi của người phụ nữ. Bởi vậy, họ thường nhấn mạnh đến vị trí độc tôn cũng như quyền thừa kế của nam giới. Thực tế là khi các con lập gia đình và ra ở riêng, người bố đồng thời là chủ nhà sẽ thực hiện việc chia gia sản cho họ. Các bác, các chú trong dòng họ và người cậu bên ngoại được mời đến chứng kiến sự phân chia này. Có thể nói, người con trai hay nam giới là đối tượng được gia đình và dòng họ quan tâm hàng đầu trong xã hội Hmông.

Trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, thân phận của người phụ nữ Hmông chịu nhiều thiệt thòi. Họ không có quyền hành gì ngoài xã hội, chủ yếu phụ thuộc vào người đàn ông, nhất là người chồng, người cha của mình. Khi đã về nhà chồng và chấp nhận làm lễ “nhập cửa” nhà chồng, họ chính thức trở thành ma của nhà chồng, từ đó không được tự ý bỏ đi với bất kỳ lý do gì. Luật tục của người Hmông quy định rõ, con gái có chồng không bao giờ được chết hay sinh nở tại nhà bố mẹ đẻ của mình, cho dù bị chồng phụ bạc hay ruồng bỏ, trong gia đình người vợ phải biết nghe lời chồng. Nếu chồng chết, họ có thể lấy em chồng hoặc ở vậy. Người phụ nữ hầu như không có quyền quyết định những công việc quan trọng, nhất là về đối ngoại của gia đình, dòng họ và hiếm khi tham gia các công việc chung của xã hội. Có thể nói, vị trí hay vai trò của người phụ nữ trong gia đình người Hmông quá chênh lệch so với nam giới.

Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình người Hmông dù dòng họ nào và sống ở đâu thì con cái luôn phụ thuộc vào cha mẹ, cha mẹ có trách nhiệm dạy bảo, chăm sóc, nuôi nấng. Người cha phải gần gũi và quan tâm đến các con trai hơn, ngược lại người mẹ lại gần gũi với con gái. Tất cả những người

con phải tuyệt đối nghe theo sự chỉ đạo của cha mẹ, đến 13 tuổi phải tích cực tham gia lao động, khi đến tuổi lấy vợ, gả chồng được quyền lựa chọn bạn đời của mình, nhưng việc quyết định vẫn là ông bà, cha mẹ. Khi người cha và người mẹ cho con cái ra ở riêng, con trai mới được quyền tham gia vào việc bàn bạc và sở hữu số tài sản được chia. Khi cha mẹ đau yếu phải có trách nhiệm chăm sóc. Khi cha mẹ qua đời, các con phải đóng góp và tổ chức làm ma cho cha me theo đúng nghi thức của dòng họ. Trong những gia đình mở rộng nổi bật nhất là quan hệ giữa cha mẹ chồng, anh em chồng và các nàng dâu. Người con dâu là người vất vả nhất, mọi gánh nặng của cuộc sống và gia đình đè lên đôi vai họ, trong khi không được quyền tham gia, bàn bạc trong những công việc lớn của gia đình. Có những dòng họ, con dâu không được ngồi ăn cùng với bố chồng và các anh em trai của chồng, không được tiếp xúc với người lạ.

Ở người Hmông, quan hệ một vợ một chồng tồn tại từ lâu đời, xã hội không đồng tình với những người có nhiều vợ, hoặc quan hệ tình ái lăng nhăng. Chính điều này làm cho gia đình của người Hmông luôn bền vững, việc phải phục tùng chồng và chăm sóc chồng con được coi là nghĩa vụ tất yếu của người phụ nữ. Hình ảnh người chồng cưỡi ngựa đi trước, người vợ cầm đuôi ngựa theo sau; chồng say rượu giữa chợ, vợ ngồi bên chăm sóc, chồng ngã gục ven đường, vợ lấy ô che mưa che nắng cho chồng đến khi tỉnh rượu mới cùng nhau về là điều khá phổ biến, như một biểu trưng cho hạnh phúc đơn sơ nhưng thể hiện đặc trưng quan hệ vợ chồng của người Hmông.

Trong xã hội người Hmông, các gia đình đã tách ra ở riêng có quan hệ huyết thống luôn có sự gắn bó khá mật thiết. Theo kết quả khảo sát của chúng tôi ở Phóng Lái năm 2008, có 72.3% số hộ cho biết khi gặp khó khăn đã nhận được sự giúp đỡ thường xuyên từ gia đình, 31% thỉnh thoảng và chỉ có 2.6% cho biết không nhận được sự giúp đỡ từ gia đình của mình. So sánh về mức độ giúp đỡ

của họ nhận được từ bạn bè là 83.2% thỉnh thoảng và 9.7% thường xuyên từ hàng xóm láng giềng, có thể hiểu được mức độ gắn kết, tương trợ giữa các thành viên trong một gia đình người Hmông hiện nay là rất mạnh, hiệu quả khi một thành viên gặp khó khăn.

Một phần của tài liệu Dòng họ người hmông trắng tỉnh sơn la (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w