6. Bố cục của luận án
3.2.1. Một số quan niệm khác nhau về người Hmông
Người Hmông nói chung thường được “gán” với các đặc điểm, như: canh tác nương rẫy, du canh du cư và phá rừng, nhất là vùng đầu nguồn; tảo hôn và có nhiều con; có nguồn gốc lịch sử và tâm lý tộc người phức tạp, nên có lối sống cục bộ, khép kín và tư tưởng tự trị, ly khai;...Tuy nhiên, thực tế cho thấy có sự đa dạng trong văn hóa và lối sống của tộc người này, mặc dù có những bộ phận người Hmông ở nhiều nơi gắn với nhận xét trên, nhưng thực tế không phải tất cả người Hmông đều như vậy. Do đó, cũng có nhiều ý kiến ngược lại, đánh giá đây là tộc người có tính sáng tạo và thích nghi nhanh; có tính kỷ luật cao và có kết cộng đồng chặt chẽ theo nhiều hình thức, như: cùng dòng họ, đồng tộc, có chung địa bàn cư trú; có nguồn gốc là cư dân trồng lúa nước nên kỹ năng cao trong làm ruộng bậc thang và định cư;...
Tuy có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng về cơ bản, các đánh giá lại cùng chung một nhận xét rằng, người Hmông là dân tộc có những đặc điểm riêng về lịch sử và tâm lý tộc người, di chuyển cư và quan hệ dân tộc, thân tộc xuyên quốc gia,... Do đó, cần có những cách tiếp cận nghiên cứu, giải quyết các vấn đề của người Hmông một cách khôn khéo, mềm dẻo, linh hoạt, hiệu quả ở từng vùng mỗi quốc gia để hạn chế tư tưởng tự trị ly khai của họ, đồng thời tránh được sự lợi dụng của các thế lực thù địch, đối lập.
3.2.2. Một số yếu tố tác động đến dòng họ của người Hmông Trắng
3.2.2.1. Về đặc điểm di cư và cư trú: Do nguồn gốc lịch sử và quá trình tộc người nhiều biến động, diễn ra trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, nên người Hmông có tập quán di chuyển cư và phân bố dân số khá phức tạp, trong đó nổi lên là cư trú ở nhiều quốc gia nhưng vẫn giữ được tính cố kết dân tộc, dòng họ chặt chẽ không chỉ trong cùng địa bàn mà còn xuyên biên giới. Tộc người này
hiện có mặt tại 15 quốc gia, tập trung chủ yếu ở Nam Trung Quốc, Mỹ và vùng miền núi một số nước Đông Nam Á, như: Thái Lan, Myanma, Lào, Việt Nam,...Một số quốc gia có đồng người Hmông sinh sống là: Trung Quốc 9.000.000 người, Lào 250.000 người, Thái Lan 130.000 người, Myanma 15.000 người, Mỹ 250.000 người, Pháp 30.000 người, Australia 1600 người, Canada 1500 người, Guyana 1500 người, Argentina- 1000 người, Nam Phi 500 người,…
Ở nước ta, theo kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009, người Hmông có khoảng 1.068.189 người, sinh sống tập trung ở dọc biên giới Viê ̣t - Lào, Việt - Trung và gần đây có trên 40.000 người di cư vào Tây Nguyên, cư trú chủ yếu là biên giới Campuchia ở hai tỉnh Đắc Lắc và Đắc Nông. Do đó, tộc người này có vi ̣ trí quan tro ̣ng trong sự phát triển kinh tế - xã hô ̣i và an ninh chính trị vùng biên giới ở các khu vực này. Bên cạnh đó, họ còn có đồng tộc sinh sống ở nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, các vấn đề phát triển kinh tế, xã hô ̣i, văn hóa của người Hmông và bảo đảm an ninh vùng biên giới ở từng địa phương nước ta cần đươ ̣c đă ̣t trong mối quan hê ̣ hữu cơ với phát triển kinh tế - xã hô ̣i chung của cả vùng, của các quốc gia láng giềng, các nước trong khu vực và trên thế giới nơi có tộc người này sinh sống; đồng thời cần chú trọng tới đă ̣c thù lịch sử, văn hóa, tâm lý và ý thức của người Hmông nói chung và ở vùng Tây Bắc nói riêng, trong đó có người Hmông Trắng ở tỉnh Sơn La.
Người Hmông di cư từ các nơi khác đến vùng Tây Bắc hoă ̣c từ Tây Bắc đi các địa phương khác, thậm chí qua biên giới hay tiếp tu ̣c di cư xa hơn vì những lý do và hình thức khác nhau. Hiê ̣n tươ ̣ng bùng phát di cư tự do tị nạn và những phức ta ̣p chính tri ̣, xã hô ̣i từ đầu thế kỷ XX, nhất là mấy thâ ̣p niên gần đây trong cộng đồng người Hmông có liên quan chặt chẽ, rõ rê ̣t với các biến cố chính trị và sự lan truyền ma ̣nh mẽ của đa ̣o Tin Lành gắn với việc tuyên truyền và cổ súy về một “Nhà nước Hmông” ở vùng biên giới Việt - Lào của các thế lực thù địch.
Viê ̣c ho ̣ rời bỏ mô ̣t cô ̣ng đồng, mô ̣t đi ̣a phương để di cư tự do hay tìm đến mô ̣t cô ̣ng đồng, mô ̣t đi ̣a phương khác hay quốc gia khác để làm ăn lâu dài hay chỉ để dừng chân ta ̣m thời có liên quan tới đời sống chính trị và chuyển đổi tín ngưỡng truyền thống, cũng như những quan hê ̣ gia đình, dòng ho ̣, cô ̣ng đồng; như vì mâu thuẫn với dòng ho ̣, cô ̣ng đồng mà bỏ đi cá lẻ, hoặc vì theo dòng ho ̣, theo cô ̣ng đồng mà cùng nhau di cư đi nơi khác. Điểm tìm đến thường là nơi có điều kiê ̣n môi trường phù hợp với tâ ̣p quán canh tác của ho ̣, có sự đùm bo ̣c của những người “cùng ho ̣, cùng ma”, và của những người đồng tộc hay cùng tín ngưỡng.
Mặc dù quá trình di chuyển cư của người Hmông đến nước ta và các quốc gia trên thế giới diễn ra rất lâu dài, phức tạp, theo nhiều hình thức, nhiều con đường, nhưng luôn gắn liền với tổ chức dòng họ, được tổ chức chặt chẽ dưới sự chỉ dẫn của người đứng đầu là ông trưởng họ. Cho dù quá trình di cư dẫn đến tình trạng cư trú ở vùng miền, nhiều quốc gia trên thế giới, nhiều châu lục, nhưng người Hmông vẫn giữ được các đặc trưng tộc người, nhất là của các dòng họ, giữ vững và thiết lập, mở rộng thêm các mối quan hệ và tính cố kết của dân tộc và dòng họ, mà không phụ thuộc vào chế độ chính trị, lãnh thổ tộc người và biên giới quốc gia.
3.2.2.2. Tác động của chính sách dân tộc và phát triển kinh tế - xã hội củaĐảng và Nhà nước ta Đảng và Nhà nước ta
Kết quả thực hiện các chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ Đổi mới đã đem lại những thay đổi to lớn, tích cực trong các cộng đồng người Hmông ở nước ta. Hệ thống cơ sở hạ tầng đã phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc miền núi được cải thiện rõ rệt làm thay đổi diện mạo của vùng. Đây là điều kiện vật chất quan trọng để thực hiện việc nâng cao đời sống nhân dân vùng Tây Bắc nói chung và người Hmông Trắng ở Sơn La nói riêng
quan hệ sản xuất mới, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất ở miền núi. Ngay tại một số xã đặc biệt khó khăn trên vùng núi cao, nơi có người Hmông cư trú cũng đã bước đầu sản xuất một số sản phẩm tiếp cận với kinh tế thị trường. Mă ̣c dù còn nhiều khó khăn, một số vùng người Hmông đã thành công trong áp du ̣ng các giống mới, nhất là giống ngô lai và trở thành nguồn thu nhâ ̣p đáng kể góp phần xóa đói giảm nghèo, đồng thời bước đầu đưa họ đến với kinh tế thi ̣ trường đang được hình thành ở trong vùng.
Nhờ có các chính sách dân tô ̣c và phát triển kinh tế - xã hô ̣i vùng dân tô ̣c thiểu số, mô ̣t đô ̣i ngũ cán bô ̣ người dân tô ̣c Hmông ở các cấp, nhất là ở cơ sở, được hình thành, phát triển và trẻ hóa; năng lực quản lý xã hội, kiến thức về phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo... từng bước đươ ̣c nâng cao. Trong quá trình thực hiê ̣n các chính sách của Đảng và Nhà nước, các cấp chính quyền, các tổ chức Phụ nữ, Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, lực lượng quân đội, biên phòng và người dân đã đóng góp công sức, sắp xếp lại nơi ở, ổn định sản xuất, nâng cao đời sống, phát triển kinh tế - xã hô ̣i vùng Tây Bắc, đã tạo ra cục diện mới trong đời sống các dân tộc nói chung và người Hmông nói riêng, thể hiện trên một số lĩnh vực như sau:
- Việc phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, xây dựng điện, đường, trường, trạm, xây dựng trung tâm xã và cụm xã là cơ hội liên kết người Hmông và các thành phần dân tộc trên đi ̣a bàn, và là điều kiện vật chất để họ cải thiện điều kiện sinh hoạt, lưu thông sản phẩm, giao tiếp xã hội và nâng cao mức sống kinh tế, văn hoá, hạn chế mức độ du canh du cư.
- Khoảng cách về phong tục, tập quán, lối sống, mức sống, trình độ dân trí, quan hệ xã hội giữa người Hmông và các dân tộc khác trong vùng đã được rút ngắn. Nguyên tắc đoàn kết, tương trợ, bình đẳng, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ đã trở thành hiện thực trong quan hệ hàng ngày giữa các dòng họ Hmông, các dân
tộc chung sống trên cùng một địa bàn.
- Những mối quan hệ mới giữa những người cùng dòng họ đồng tộc Hmông và giữa người Hmông với các dân tộc khác nhờ có sự phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và kinh tế thị trường mà giao lưu giữa các dòng họ, các cộng đồng người Hmông với nhau và với các dân tộc khác trong vùng và ở biên giới các quốc gia láng giềng không chỉ giới hạn ở quan hệ họ hàng, đồng tộc, láng giềng mà còn là quan hệ lưu thông sản phẩm, trao đổi kinh tế và tri thức. Do lượng nông lâm sản tăng lên, do sự hình thành các chợ, thị tứ ở khu vực nên tần số người qua lại giữa các vùng và các đường biên giới tăng lên. Chính sách trợ giá, trợ cước cho vùng cao, biên giới thu hút người từ đất Lào sang ta mua các nhu yếu phẩm như muối, dầu thắp, công cụ sản xuất; những nơi các chính sách này được thực hiện có hiệu quả khiến người Hmông ở Lào ao ước có được những điều kiện sinh hoạt như các đồng tộc trên đất Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những biến đổi tích cực nhờ thực hiê ̣n các chính sách của Đảng và Nhà nước, thực tiễn xã hội ở các địa bàn nơi có người Hmông cư trú, nhất là biên giới với Lào và Trung Quốc cũng còn nhiều diễn biến phức tạp và thách thức, nhất là di dân, tôn giáo gắn với quản lý dân cư, trật tự xã hội và bảo đảm an ninh chính trị.
Đối với cộng đồng người Hmông Trắng ở Sơn La, sau ngày đổi mới đất nước, cùng với sự phát triển đi lên của đất nước nói chung, của đồng bào các dân tộc thiểu số trong đó có người Hmông nói riêng, nhiều yếu tố tác động đến đời sống của đồng bào các dân tộc, đặc biệt là những chính sách dân tộc và phát triển kinh tế - xã hội đã và đang có những tác động to lớn, quyết định đến sự chuyển đổi tương đối toàn diện đời sống của người dân.
Chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong nhiều năm qua đã có những tác động rõ nét đến cơ sở hạ tầng của các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa tỉnh Sơn La, như: Chương trình quốc gia về xoá đói giảm nghèo với các chính sách cho
vay vốn ưu đãi, hỗ trợ cây con giống, khuyến nông khuyến lâm,... đã và đang có những tác động tích cực đến mọi lĩnh vực đời sống kinh tế, xã hội và văn hoá của người Hmông. Chính sách về giáo dục, nâng cao dân trí và đào tạo nguồn nhân lực các tộc người thiểu số đã và đang có những tác động tích cực và sâu rộng đối với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở từng địa phương nói chung từng hộ gia đình nói riêng; là điều kiện quan trọng để người dân có cơ hội tiếp thu các kiến thức khoa học, áp dụng những tiến bộ kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp, phát triển các dịch vụ và những ngành nghề phù hợp với điều kiện địa phương. Điều đó được thể hiện rất rõ trong các số liệu điều tra cho biết những gia đình có trình độ học vấn cao, có người được đào tạo qua trường lớp về sản xuất nông nghiệp đều đi đầu trong việc phát triển đa dạng các ngành nghề sản xuất, nhất là các dịch vụ phi nông nghiệp và có uy tín trong làm ăn theo cơ chế mới. Từ đó đã xây dựng được một số nhân vật có uy tín trong dòng họ, cộng đồng, biết làm ăn kinh tế, am hiểu phong tục tập quán và có khă năng định hướng cho người dân trong cộng đồng, dòng họ, gia đình biết cách làm ăn, xoá đói giảm nghèo cho chính bản thân.
Hiện nay, xã Phỏng Lái đã có điện lưới quốc gia, có đường giao thông đi đến tất cả các bản, thông tin liên lạc thuận tiện là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế hộ gia đình. Kéo theo nó là sự ổn định trong đời sống sinh hoạt của người dân, khiến cho mối quan hệ họ hàng, xóm giềng được củng cố. Bên cạnh đó, các nghi lễ của cộng đồng, dòng họ vẫn được tổ chức hàng năm theo tập quán, là điều kiện tích cực làm tăng thêm tính cố kết trong dòng họ và giữa các dòng họ.
Tại bản Mô Cổng, xã Phỏng Lái, dòng họ Sùng của Sùng Giả Dia là trưởng họ thường xuyên tổ chức lễ shầu su. Trong dịp họp mặt này, những người có uy tín trong dòng họ thường truyền đạt lại các kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ gia
đình, tận dụng các điều kiện thuận lợi hỗ trợ phát triển kinh tế hộ từ chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước như vay vốn ưu đãi, hỗ trợ mua cây, con giống... để khuyến khích các hộ thành viên trong dòng họ phát triển kinh tế. Ông Sùng Giả Dia vừa là trưởng bản, trưởng họ, vừa là người làm ăn kinh tế giỏi nên rất có uy tín trong dòng họ và cộng đồng. Ông cũng là người gương mẫu trong việc thực hiện, triển khai các chính sách của Đảng và Nhà nước trong cộng đồng người Hmông ở bản Mô Cổng, đồng thời cũng là người tích cực vận động các hộ gia đình không chỉ trong dòng họ Sùng mà các dòng họ khác ở trong bản phát triển kinh tế hộ, cho con em tới trường.
Tuy nhiên, cũng không thể coi nhẹ những tác động từ bên ngoài tới sự chuyển đổi, nhất là tạo ra nhận thức mới của người dân các tộc người thiểu số, trong đó có người Hmông Trắng ở xã Phỏng Lái. Do những biến đổi của kinh tế - xã hội tại địa phương, nhiều người Hmông, đặc biệt là nhóm thanh niên trẻ tuổi đã tự đổi mới tư duy hoạt động kinh tế, từng bước năng động và làm chủ các điều kiện thuận lợi ở địa phương và trong bản sắc tộc người để phát triển về mọi mặt, mà nhiều vấn đề ông trưởng họ, bà cô, ông cậu không còn toàn quyền chi phối, quyết định như trước đây. Mặc dù sự biến đổi này phần lớn là theo xu hướng tốt ổn định và phát triển, nhưng cũng có một bộ phận không nhỏ xuất hiện tư tưởng lệch lạc lôi kéo anh em họ hàng, đồng tộc đi theo con đường bất chính, dính vào tệ nạn xã hội,...
3.2.2.3. Tác động của sự chuyển đổi tín ngưỡng truyền thống
Mặc dù người Hmông Trắng ở xã Phỏng Lái - điểm nghiên cứu chính của luận án này không chuyển đổi tín ngưỡng sang đạo Tin Lành mà một trong những lý do quan trọng người Hmông ở đây không theo đạo Tin Lành là do những người có uy tín trong các dòng họ ở đây đã có nhận thức tốt và kiên quyết