Khắc phục những mặt hạn chế của dòng họ

Một phần của tài liệu Dòng họ người hmông trắng tỉnh sơn la (Trang 139 - 184)

6. Bố cục của luận án

3.3.2. Khắc phục những mặt hạn chế của dòng họ

Bên cạnh những yếu tố tích cực của dòng họ cần giữ gìn và phát huy như ở trên, trong đời sống tộc người Hmông cũng có không ít những mặt hạn chế cần có những biện pháp khắc phục hợp lý, nhằm phát huy hiệu quả hơn nữa giá trị của dòng họ trong đời sống kinh tế - xã hội hiện nay.

- Tính cục bộ dòng họ: Một trong những hạn chế của dòng họ của người Hmông trong phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương hiện nay là tính cục bộ dòng họ. Do mỗi dòng họ có những quy định và nghi lễ khác nhau dẫn tới sự khác biệt nhất định giữa các dòng họ trong một cộng đồng. Bên cạnh đó, vai trò của những người có uy tín của mỗi dòng họ thường mang tính cục bộ, thường định hướng hoặc đưa các hoạt động chung của cộng đồng theo nhu cầu của dòng họ mình, mà không thể hiện được tính khách quan, dân chủ đối với các dòng họ khác, đặc biệt là trong triển khai các kế hoạch sản xuất, thực hiện những chính sách phát triển kinh tế - xã hội, công tác bầu cán bộ tham gia vào chính quyền địa phương nhiều khi bị chi phối bởi tính đề cao và vì lợi ích của dòng họ. Tính cục bộ dòng họ còn được thể hiện ở vai trò của những người đứng đầu trong hệ thống chính quyền cơ sở, ở một số nơi, khi nắm giữ các vị trí chủ chốt ở địa phương, có những cán bộ người Hmông bị ảnh hưởng bởi yếu tố dòng họ nên đưa người thân trong dòng họ vào tham gia hệ thống chính trị, tạo thành các ekip làm

việc dẫn đến cục bộ trong giải quyết các vấn đề liên quan đến chế độ, chính sách, phân bổ đất đai và lợi ích...của cộng đồng.

Tính cục bộ trong dòng họ Hmông còn được thể hiện ở sự cố kết mạnh mẽ trong dòng họ, những người có cùng họ, cùng ma, không phân biệt người đó cư trú ở đâu thì đều được coi là anh em, đối xử thân thiết với nhau hơn so với những người không có cùng tên họ. Khi có người cùng họ gặp khó khăn thì bao giờ đồng bào cũng giúp đỡ nhiệt tình hơn người khác họ và mọi sự giúp đỡ đều là tự nguyện. Trong khi con gái đi lấy chồng có thể bị coi là người ngoài, không nhận được giúp đỡ hết mức khi cần thiết, nhất là sinh đẻ, ốm nặng phải đưa ra ngoài nhà của bố mẹ, anh em ruột của mình. Điều đó có nghĩa người Hmông thường đề cao đến quyền lợi của dòng họ, mà có thể bỏ qua hoặc ít quan tâm đến quyền lợi của dòng họ khác.

- Tính cục bộ địa phương: Đặc điểm nổi bật của vùng dân tộc thiểu số ở nước ta là cư trú xen kẽ trên một địa bàn dân cư có nhiều dân tộc cùng chung sống. Tuy vậy, người Hmông thường có xu thế cư trú riêng trong các bản và thường sống ở địa điểm cao hơn, sâu hơn, xa hơn so với các dân tộc Thái, Mường, Khơ mú trong địa bàn. Đối với xã Phỏng Lái và huyện Thuận Châu cũng tương tự như vậy. Địa bàn cư trú của người Hmông thường cách xa đường giao thông, ít thuận tiện trong phát triển cơ sở hạ tầng. Các bản người Hmông thường được hưởng nhiều ưu đãi hơn do thuộc vùng sâu, vùng xa. Đây cũng là một trong những căn nguyên dẫn tới tính cục bộ địa phương của người Hmông trong việc triển khai các dự án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, dù có nảy sinh tính cục bộ địa phương, nhưng về cơ bản người Hmông vẫn có tinh thần chia sẻ, hỗ trợ và giúp đỡ các thôn bản khác trong thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội chung.

xu hướng nổi lên mạnh mẽ trong những năm gần đây. Lợi dụng bản chất chân thật, dễ tin của một bộ phận người Hmông, các thế lực thù địch đã tuyên truyền, kích động người Hmông đi theo Tin Lành Vàng Chứ, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, thực hiê ̣n âm mưu “diễn biến hòa bình” ở vùng đồng bào Hmông hết sức tinh vi và quyết liê ̣t. Chúng thường xuyên hâ ̣u thuẫn và chỉ đa ̣o cho mô ̣t số đối tượng Hmông cực đoan tổ chức các hoa ̣t đô ̣ng chống đối, kích đô ̣ng người dân chống lại chính quyền, trên cơ sở đó nuôi dưỡng mưa đồ thành lâ ̣p “Vương quốc Hmông tự trị”.

Lợi dụng những điểm còn hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở một số địa phương, tình trạng thiếu đất canh tác, tỷ lệ hộ đói nghèo ở các bản người Hmông khá cao, cộng với những điều kiện thời tiết khắc nghiê ̣t do lũ lu ̣t, thiên tai và do tâ ̣p quán canh tác la ̣c hâ ̣u, tập quán du canh du cư vẫn còn nă ̣ng nề khiến đời sống của một bộ phận người Hmông còn nhiều khó khăn. Các thế lực thù địch đã tuyên truyền, xuyên tạc chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, kích động một bộ phận người Hmông di cư tự do đến một số địa bàn giáp biên giới Việt - Lào và Việt - Trung để tập hợp lực lượng, xây dựng cơ sở cho mục đích chống phá Cách mạng.

Trường hợp xảy ra ở huyện Mường Nhé vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5 năm 2011 là một trong những ví dụ và bài học quan trọng cho chúng ta cần cảnh giác hơn nữa với tư tưởng phân ly tộc người, tự trị, ly khai của một bộ phận người Hmông bị các thế lực thù địch lợi dụng, lôi kéo, kích động. Trong đó, cần chú ý tăng cường tuyên truyền cho người dân hiểu về đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước, để đồng bào không bi ̣ kẻ xấu lợi dụng gây mất trâ ̣t tự xã hội, an ninh, chính trị trên các đi ̣a bàn nguời Hmông sinh sống. Tiếp tu ̣c nắm chắc và đồng thời ngăn chă ̣n các đối tượng cầm đầu những tổ chức phản đô ̣ng để ki ̣p thời giải quyết, quản lý các hoạt động của chúng. Nâng cao năng lư ̣c điều

hành, lãnh đa ̣o, quản lý các hệ thống chính trị và đội ngũ cán bô ̣ ở cấp cơ sở, nhất là người Hmông. Tiếp tu ̣c phát triển kinh tế - xã hô ̣i, tâ ̣p trung xây dựng các cơ chế chính sách đă ̣c thù để nâng cao đời sống của nhân dân. Nắm bắt tình hình tâm tư, nguyện vọng của bà con và đặc biệt từng bước củng cố niềm tin của người Hmông với chính quyền và tổ chức Đảng.

Tiểu kết chương 3

Có thể nói, vai trò của dòng họ người Hmông chiếm một vị trí rất quan trọng, chi phối nhiều mặt đời sống xã hội người Hmông; nhất là trong bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá tộc người, quản lý xã hội, ổn định dân cư, phát triển kinh tế, đảm bảo chính trị, bảo vệ môi trường và tài nguyên, nhằm thực hiện thành công nông thôn mới của Đảng và Nhà nước ta hiện nay ở vùng người Hmông.

Dòng họ là đơn vị tổ chức xã hội có tổ chức tự quản chặt chẽ, với những luật tục quy định rất rõ quyền lợi và trách nhiệm của các thành viên mà ở đó mối quan hệ hay sự ràng buộc thường vượt qua cả ranh giới chế độ chính trị, đơn vị hành chính và lãnh thổ quốc gia. Dòng họ là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên thiết chế quản lý xã hội bản và vùng của người Hmông, bởi đây thực chất là các mối quan hệ giữa các thành viên cùng dòng họ và giữa các dòng họ không chỉ trên cùng địa bàn cư trú mà còn ở bất kỳ đâu có người Hmông sinh sống. Xã hội truyền thống của người Hmông được vận hành trật tự là dựa trên cơ sở của các luật tục và các thiết chế của dòng họ. Hiện nay, luật tục và các thiết chế xã hội này vẫn đóng một vai trò quan trọng trong việc điều hòa các mối quan hệ ở cộng đồng người Hmông. Chính hệ thống luật tục và quy ước của dòng họ, của bản trở thành một cơ chế vận hành hiệu quả có khả năng cưỡng chế, ràng buộc mọi thành viên, như một sợi dây vô hình gắn kết mọi thành viên trong họ và trong

làng.

Cũng thông qua gia đình, dòng họ, văn hóa tộc người được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và được thấm sâu vào mỗi thành viên. Dòng họ cũng có vị trí quan trọng trong việc tiếp nhận, tuyên truyền các yếu tố văn hóa mới vào cuộc sống hiện tại. Bên cạnh đó, vai trò của dòng họ cũng có ý nghĩa ngăn chặn sự xâm nhập của các tôn giáo bên ngoài vào cộng đồng người Hmông nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống tộc người.

Do vậy, cần phải nâng cao hơn nữa bảo tồn và phát huy hiệu quả các giá trị của dòng họ, những người có uy tín trong dòng họ và cộng đồng để góp phần xây dựng thành công nông thôn mới của người Hmông hiện nay.

Tuy nhiên, dòng họ của người Hmông hiện nay cũng đang đặt ra nhiều vấn đề, nhất là tính cục bộ trong nội bộ dòng họ; các tập quán cư trú và di chuyển cư theo dòng họ; vai trò của ông trưởng họ quá lớn chi phối các hoạt động chung của dòng họ;… Những đặc điểm này nếu bị lợi dụng hoặc có những sai lầm cá nhân có thể dẫn đến hậu quả lớn cho cộng đồng, nhất là những vấn đề liên quan đến xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, quan hệ dân tộc, chuyển đổi tôn giáo, tín ngưỡng, tư tưởng ly khai tự trị, … ở một bộ phận người Hmông hiện nay đã, đang và sẽ còn liên quan đến dòng họ cần phải được nghiên cứu, xem xét thấu đáo.

KẾT LUẬN

Dòng họ là một trong những thành tố quan trọng cấu thành thiết chế quản lý xã hội truyền thống mang nhiều nét đặc thù của tộc người Hmông. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay, sự hội nhập văn hóa từ bên ngoài ở trong và ngoài nước đã có ảnh hưởng sâu sắc tới bản sắc văn hóa của tộc

người này. Vì thế, việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc nói chung và người Hmông nói riêng là một trong những phương hướng và chính sách dân tộc trọng tâm do Đảng và Nhà nước ta đề ra trong nhiều năm qua.

Trong xây dựng nếp sống văn hóa mới hiện nay, nhiều “hủ tục lạc hậu” của người Hmông đang dần dần bị xóa bỏ, như tổ chức lễ tang ma dài ngày gây tốn kém, cúng bái phiền hà ít hiệu quả khi ốm đau, đội ngũ thầy cúng giảm hẳn, … Cùng với sự thay đổi trên nhiều lĩnh vực, dòng họ của người Hmông nói chung và người Hmông Trắng ở Sơn La nói riêng cũng đang có sự chuyển đổi nhất định. Các trưởng họ người Hmông hiện nay vai trò truyền thống có thể giảm đi nhưng có thêm nhiều nhiệm vụ mới như: góp phần đưa chính sách của Đảng và Nhà nước tới các hộ gia đình trong dòng họ và bản làng, tham gia soạn ra các hương ước mới để áp dụng quản lý xã hội trong dòng họ và trong bản, tránh cho các thành viên trong họ vi phạm pháp luật; góp phần phát triển kinh tế của gia đình, dòng họ và địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp này thì người trưởng họ và vị thế của ông trên một số lĩnh vực rất quan trọng trước kia thì hiện nay đã khá mờ nhạt, chủ yếu là tổ chức các nghi lễ chung của dòng họ. Bên cạnh đó, đã xuất hiện những vết rạn nứt trong các mối quan hệ dòng họ vốn rất bền chặt trước đây, nếu như hiện tượng xích mích, tranh chấp giữa các thành viên trong dòng họ trước đây gần như không có, thì hiện nay đang có xu hướng gia tăng; nhiều gia đình vì lợi ích kinh tế cá nhân đã không còn nhiệt tình giúp đỡ các hộ khác gặp khó khăn, nền kinh tế hàng hóa xâm nhập đã tạo ra sự phân hoá trong xã hội người Hmông, không chỉ còn là giữa giàu - nghèo, mà sự phân biệt đẳng cấp đang bắt đầu manh nha; nhiều luật tục và kiêng kỵ của dòng họ có nguồn gốc lâu đời đang có nguy cơ biến mất;…

Trong quan hệ giữa các dòng họ, cùng cộng cư với tinh thần đoàn kết tương trợ xưa kia ngày nay vẫn còn khá phổ biến, nhưng cũng đang phần nào bị

thay thế bởi sự chèn ép, tranh chấp đất đai, vị trí xã hội, quyền lợi từ chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương. Điều này đang gây trở ngại cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở vùng người Hmông. Một số cán bộ người Hmông bị tha hóa biến chất đã lợi dụng chức vụ để củng cố sự độc tôn của dòng họ mình, lợi ích cho gia đình. Tinh thần đoàn kết, tương trợ, bảo vệ và giúp đỡ nhau là truyền thống tốt đẹp của dòng họ và tộc người Hmông, song mối quan hệ quá chặt chẽ giữa những người đồng tộc và cùng dòng họ đã phần nào ngăn cách tộc người này với những dân tộc láng giềng; tính chất khép kín của mối quan hệ dòng họ, đồng tộc đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng mối quan hệ xã hội mới, nếp sống mới của người Hmông và với các tộc người trong vùng.

Tuy nhiên, những yếu tố truyền thống của dòng họ người Hmông vẫn đang tồn tại khá đậm nét, có ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống xã hội hiện nay. Trên tất cả, quan hệ và vai trò của dòng họ là một trong những giá trị văn hóa tộc người cần được bảo tồn và phát triển, đặc biệt đối với người Hmông thì dòng họ là cái nôi hình thành nhân cách của mỗi người, là nơi bảo tồn và nuôi dưỡng văn hóa dân tộc. Trong một chu kỳ đời người từ khi sinh ra đến khi mất đi, dòng họ đều có những vai trò quan trọng: Khi mới lọt lòng, đứa trẻ nhận được sự quan tâm, thăm hỏi của bà con trong họ; lớn lên đứa trẻ cũng được học những bài học đầu tiên về ý thức dòng tộc, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái trong dòng họ của mình; khi mất đi dòng họ tổ chức đưa tiễn người thân của mình về thế giới tổ tiên được đầy đủ trọn vẹn;...

Có thể nói, ở một góc độ nhất định, chính dòng họ đã hình thành nên nhân cách của các thành viên trong cộng đồng, ở đó họ có thể tìm thấy sự cộng cảm, hòa đồng tổ chức và các mối quan hệ mà không một thiết chế xã hội cổ truyền nào có thể mang đến cho họ như dòng họ. Chính vì vậy, thiết chế dòng họ luôn đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của cá nhân, gia đình và xã hội của

người Hmông. Đặc biệt, sự cố kết về mặt tinh thần có vị trí quan trọng để duy trì sự bền vững các mối quan hệ và vai trò của dòng họ. Mỗi dòng họ có những quy định riêng trong các nghi lễ cúng, được kế truyền từ đời này sang đời khác tạo thành những sợi dây liên kết giữa các gia đình, các dòng họ với nhau. Tính cố kết dòng họ về tinh thần luôn có sức mạnh để duy trì quan hệ dòng họ, gia đình trong tập quán di chuyển cư diễn ra thường xuyên và phức tạp của người Hmông.

Khác với nhiều dân tộc thiểu số ở Việt Nam, cho đến nay thiết chế dòng họ của người Hmông vẫn đóng vai trò chi phối trong đời sống xã hội. Dòng họ của người Hmông nói chung và người Hmông Trắng ở Sơn La không chỉ là một cộng đồng những người có quan hệ huyết thống tính theo hệ cha, mà còn là đơn vị cố kết về nhiều phương diện kinh tế, xã hội, chính trị và nhất là đời sống tâm

Một phần của tài liệu Dòng họ người hmông trắng tỉnh sơn la (Trang 139 - 184)