Tập tục trong các lễ cúng ma của gia đình

Một phần của tài liệu Dòng họ người hmông trắng tỉnh sơn la (Trang 54 - 55)

6. Bố cục của luận án

2.1.2.3. Tập tục trong các lễ cúng ma của gia đình

Một trong những dấu hiệu quan trọng để nhận biết mối quan hệ dòng họ đó là nếu cùng chung số lượng bát cúng và cách thức cúng giống nhau có nghĩa là cùng chung một ông tổ. Người Hmông thường nói rằng, nếu những người cùng chung các nghi thức cúng thì có thể chết trong nhà của nhau và khi tổ chức đám ma không làm súc phạm tới ma nhà vì cùng chung một ông tổ. Trong lễ cúng ma cửa và ma bò, số lượng bát cúng các con vật hiến tế khác nhau giữa các dòng họ, như trong lễ cúng ma cửa chủ nhà phải cúng một con lợn và cứ khoảng một đến hai năm lại tổ chức một lần. Mỗi dòng họ có số lượng bát cúng ma lợn cũng khác nhau: 5 bát, 7 bát hoặc 9 bát đặt ở cạnh giường ông chủ nhà. Còn lễ cúng ma bò, tất cả thịt lẫn lục phủ ngũ tạng chia đều cho 10 bát lớn và 3 bát nhỏ hoặc 13 bát lớn và 3 bát nhỏ.

Cách thức cúng, số lượng bát cúng và chia phần thịt cũng khác nhau giữa các dòng họ. Họ Mùa, chi họ Thào Sái Nính cúng đá trông 9 bát; chi họ Sùng Chúa Po cúng 3 bát; các chi họ Thào Sính Súa, Giàng, Vừ, chi họ Sùng Vả Li cúng 5 bát. Họ Mùa và chi họ Thào Sái Nính đều cúng đá trông ở phía ngoài cửa buồng, thịt lợn được chọc tiết trong nhà, trong khi chi họ Sùng Chúa Po cúng đá trông bằng thịt lợn và một quả trứng gà luộc, thịt lợn và trứng chia đều vào 3 bát đặt ngay trước cửa buồng ông chủ nhà. Cách cúng và thể thức cúng cũng giống như hai họ trên. Trong khi con gái chưa chồng của họ khác không được ăn thịt lợn cúng đá trông thì con gái chưa xây dựng gia đình của chi họ Sùng Chúa Po lại được phép. Các họ Thào, Giàng, Vừ, Sùng, thịt lợn được chia vào 5 bát. Đối với họ Giàng, ngoài phần thịt được chia thành 5 bát, quả trứng gà cũng được luộc chín và chia thành 5 phần để cúng đá trông. Chúng tôi cũng quan sát thấy họ Giàng

kiêng dùng tim để cúng đá trông (lý do như câu chuyện truyền thuyết đã kể về kiêng cữ của dòng họ ở trên).

Mỗi dòng họ, chi họ có những nghi lễ cúng nhu đa khác nhau về số lượng bát cúng, cách bày bát, chia thịt, địa điểm cúng và chỗ ăn. Ví dụ, chi họ Sùng Chúa Po cúng 33 bát lớn và 3 bát nhỏ, chi họ Sùng Vả Li, họ Giàng, họ Vừ cúng 13 bát lớn và 3 bát nhỏ, họ Mùa cúng 13 bát, chi họ Thào Sái Nính chỉ làm 1 bát, chi họ Thào Sính Súa cúng 15 bát. Tất cả các dòng họ đều sắp các bát cúng từ trái qua phải và hầu hếu số lượng bát cúng đều là số lẻ, bởi theo quan niệm của người Hmông thì số lẻ là số của ma, còn số chẵn là số của người.

Trong lễ cúng Xử ca, số túm lông gà đính trên bàn thờ giữa các dòng họ cũng khác nhau: Họ Vừ và họ Mùa 3 túm; họ Sùng 6 túm và họ Thào 4 túm... Thông thường ma nhà chỉ được cúng mỗi năm một lần vào giao thừa đón năm mới cổ truyền của người Hmông.

Những tập quán và kiêng kị trong thờ cúng ma này đều gắn với một tích truyện trong từng dòng họ, được truyền từ đời này sang đời khác. Mỗi thành viên đều phải ghi nhớ và có nghĩa vụ chấp hành đầy đủ. Nếu không tuân thủ sẽ bị trừng phạt, gây ốm đau bệnh tật và nhiều rủi ro khác trong cuộc sống không chỉ cho bản thân, gia đình mà cả dòng họ. Qua các kiêng cữ về nghi thức cúng này, cho phép người Hmông xác định dòng họ của mình, xây dựng các mối quan hệ với các thành viên cùng họ.

Một phần của tài liệu Dòng họ người hmông trắng tỉnh sơn la (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w