Tác động của sự chuyển đổi tín ngưỡng truyền thống

Một phần của tài liệu Dòng họ người hmông trắng tỉnh sơn la (Trang 118 - 120)

6. Bố cục của luận án

3.2.2.3. Tác động của sự chuyển đổi tín ngưỡng truyền thống

Mặc dù người Hmông Trắng ở xã Phỏng Lái - điểm nghiên cứu chính của luận án này không chuyển đổi tín ngưỡng sang đạo Tin Lành mà một trong những lý do quan trọng người Hmông ở đây không theo đạo Tin Lành là do những người có uy tín trong các dòng họ ở đây đã có nhận thức tốt và kiên quyết không tiếp tay cho những kẻ truyền đạo trái phép, bảo vệ các giá trị văn hoá

truyền thống của người Hmông. Nhưng do người Hmông ở các địa phương khác thuộc Sơn La và trong vùng Tây Bắc đã cải đạo, có ảnh hưởng không nhỏ tới mối quan hệ và vai trò của dòng họ trong cộng đồng người Hmông hiện nay so với truyền thống. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Minh và Hồ Ly Giang [24] cho biết: khi chuyển sang Tin Lành, các tín đồ đã bỏ nhiều tập quán truyền thống mà theo họ là rườm rà và tốn kém, như trong lễ tang phải giết nhiều gia súc, gia cầm để làm lễ cúng; một số tín đồ nam giới đã bỏ hoặc hạn chế được thói quen uống rượu, hút thuốc lá, nghiện hút, cờ bạc,... Tuy nhiên, việc truyền đạo Tin Lành trong những năm qua cũng thường gắn với một số hoạt động lừa bịp người dân, trục lợi cá nhân, tung tin đồn thất thiệt và hoang đường của những phần tử xấu, gây hoang mang trong cộng đồng.

Sau khi theo Tin Lành, nhiều nơi tín đồ coi “đạo” quan trọng hơn “dòng họ, vì theo Tin Lành sẽ tạo ra các mối quan hệ rộng hơn dòng họ; theo quan hệ dòng họ thì chỉ những người cùng họ - cùng ma mới có thể giúp đỡ nhau hết mình, trong khi theo Tin Lành thì tất cả tín đồ không phân biệt dân tộc và dòng họ đều là anh em, có trách nhiệm quan tâm giúp đỡ nhau. Như vậy, những người theo Tin Lành đã hình thành nên một cộng đồng liên kết theo tôn giáo, vượt ra ngoài khuôn khổ dòng họ, dân tộc và địa bàn cư trú truyền thống, thậm chí xuyên biên giới quốc gia.

Bên cạnh đó, việc chuyển đổi từ tín ngưỡng truyền thống của người Hmông sang đạo Tin Lành cũng góp phần tạo nên những mâu thuẫn, xung đột cục bộ trong từng gia đình, dòng họ và thôn bản. Trước hết, Tin Lành góp phần phá vỡ thiết chế xã hội, đạo đức và luân lý truyền thống, làm nảy sinh những mâu thuẫn trong cộng đồng dòng họ, gia đình, làng bản. Cụ thể là gây ra những xích mích, mâu thuẫn giữa người theo và không theo Tin Lành, sự ngăn cách, bài xích và không quan hệ với nhau giữa các bộ phận dân cư trong cộng đồng, giữa các

thành viên trong dòng họ và gia đình. Nhiều mâu thuẫn trong gia đình do bố mẹ không nhất trí cho con theo đạo hay ngăn cản vợ hoặc chồng theo đạo, đã dẫn tới việc không thể sống chung một nhà, ăn cùng mâm… gây mất đoàn kết trong gia đình, dòng họ, thậm chí đã xảy ra những trường hợp đáng tiếc do mẫu thuẫn gia đình, dòng họ đã dẫn tới những cái chết thương tâm.

Một phần của tài liệu Dòng họ người hmông trắng tỉnh sơn la (Trang 118 - 120)