6. Bố cục của luận án
3.2.2.2. Tác động của chính sách dân tộc và phát triển kinh tế xã hộ
Đảng và Nhà nước ta
Kết quả thực hiện các chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ Đổi mới đã đem lại những thay đổi to lớn, tích cực trong các cộng đồng người Hmông ở nước ta. Hệ thống cơ sở hạ tầng đã phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc miền núi được cải thiện rõ rệt làm thay đổi diện mạo của vùng. Đây là điều kiện vật chất quan trọng để thực hiện việc nâng cao đời sống nhân dân vùng Tây Bắc nói chung và người Hmông Trắng ở Sơn La nói riêng
quan hệ sản xuất mới, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất ở miền núi. Ngay tại một số xã đặc biệt khó khăn trên vùng núi cao, nơi có người Hmông cư trú cũng đã bước đầu sản xuất một số sản phẩm tiếp cận với kinh tế thị trường. Mă ̣c dù còn nhiều khó khăn, một số vùng người Hmông đã thành công trong áp du ̣ng các giống mới, nhất là giống ngô lai và trở thành nguồn thu nhâ ̣p đáng kể góp phần xóa đói giảm nghèo, đồng thời bước đầu đưa họ đến với kinh tế thi ̣ trường đang được hình thành ở trong vùng.
Nhờ có các chính sách dân tô ̣c và phát triển kinh tế - xã hô ̣i vùng dân tô ̣c thiểu số, mô ̣t đô ̣i ngũ cán bô ̣ người dân tô ̣c Hmông ở các cấp, nhất là ở cơ sở, được hình thành, phát triển và trẻ hóa; năng lực quản lý xã hội, kiến thức về phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo... từng bước đươ ̣c nâng cao. Trong quá trình thực hiê ̣n các chính sách của Đảng và Nhà nước, các cấp chính quyền, các tổ chức Phụ nữ, Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, lực lượng quân đội, biên phòng và người dân đã đóng góp công sức, sắp xếp lại nơi ở, ổn định sản xuất, nâng cao đời sống, phát triển kinh tế - xã hô ̣i vùng Tây Bắc, đã tạo ra cục diện mới trong đời sống các dân tộc nói chung và người Hmông nói riêng, thể hiện trên một số lĩnh vực như sau:
- Việc phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, xây dựng điện, đường, trường, trạm, xây dựng trung tâm xã và cụm xã là cơ hội liên kết người Hmông và các thành phần dân tộc trên đi ̣a bàn, và là điều kiện vật chất để họ cải thiện điều kiện sinh hoạt, lưu thông sản phẩm, giao tiếp xã hội và nâng cao mức sống kinh tế, văn hoá, hạn chế mức độ du canh du cư.
- Khoảng cách về phong tục, tập quán, lối sống, mức sống, trình độ dân trí, quan hệ xã hội giữa người Hmông và các dân tộc khác trong vùng đã được rút ngắn. Nguyên tắc đoàn kết, tương trợ, bình đẳng, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ đã trở thành hiện thực trong quan hệ hàng ngày giữa các dòng họ Hmông, các dân
tộc chung sống trên cùng một địa bàn.
- Những mối quan hệ mới giữa những người cùng dòng họ đồng tộc Hmông và giữa người Hmông với các dân tộc khác nhờ có sự phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và kinh tế thị trường mà giao lưu giữa các dòng họ, các cộng đồng người Hmông với nhau và với các dân tộc khác trong vùng và ở biên giới các quốc gia láng giềng không chỉ giới hạn ở quan hệ họ hàng, đồng tộc, láng giềng mà còn là quan hệ lưu thông sản phẩm, trao đổi kinh tế và tri thức. Do lượng nông lâm sản tăng lên, do sự hình thành các chợ, thị tứ ở khu vực nên tần số người qua lại giữa các vùng và các đường biên giới tăng lên. Chính sách trợ giá, trợ cước cho vùng cao, biên giới thu hút người từ đất Lào sang ta mua các nhu yếu phẩm như muối, dầu thắp, công cụ sản xuất; những nơi các chính sách này được thực hiện có hiệu quả khiến người Hmông ở Lào ao ước có được những điều kiện sinh hoạt như các đồng tộc trên đất Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những biến đổi tích cực nhờ thực hiê ̣n các chính sách của Đảng và Nhà nước, thực tiễn xã hội ở các địa bàn nơi có người Hmông cư trú, nhất là biên giới với Lào và Trung Quốc cũng còn nhiều diễn biến phức tạp và thách thức, nhất là di dân, tôn giáo gắn với quản lý dân cư, trật tự xã hội và bảo đảm an ninh chính trị.
Đối với cộng đồng người Hmông Trắng ở Sơn La, sau ngày đổi mới đất nước, cùng với sự phát triển đi lên của đất nước nói chung, của đồng bào các dân tộc thiểu số trong đó có người Hmông nói riêng, nhiều yếu tố tác động đến đời sống của đồng bào các dân tộc, đặc biệt là những chính sách dân tộc và phát triển kinh tế - xã hội đã và đang có những tác động to lớn, quyết định đến sự chuyển đổi tương đối toàn diện đời sống của người dân.
Chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong nhiều năm qua đã có những tác động rõ nét đến cơ sở hạ tầng của các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa tỉnh Sơn La, như: Chương trình quốc gia về xoá đói giảm nghèo với các chính sách cho
vay vốn ưu đãi, hỗ trợ cây con giống, khuyến nông khuyến lâm,... đã và đang có những tác động tích cực đến mọi lĩnh vực đời sống kinh tế, xã hội và văn hoá của người Hmông. Chính sách về giáo dục, nâng cao dân trí và đào tạo nguồn nhân lực các tộc người thiểu số đã và đang có những tác động tích cực và sâu rộng đối với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở từng địa phương nói chung từng hộ gia đình nói riêng; là điều kiện quan trọng để người dân có cơ hội tiếp thu các kiến thức khoa học, áp dụng những tiến bộ kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp, phát triển các dịch vụ và những ngành nghề phù hợp với điều kiện địa phương. Điều đó được thể hiện rất rõ trong các số liệu điều tra cho biết những gia đình có trình độ học vấn cao, có người được đào tạo qua trường lớp về sản xuất nông nghiệp đều đi đầu trong việc phát triển đa dạng các ngành nghề sản xuất, nhất là các dịch vụ phi nông nghiệp và có uy tín trong làm ăn theo cơ chế mới. Từ đó đã xây dựng được một số nhân vật có uy tín trong dòng họ, cộng đồng, biết làm ăn kinh tế, am hiểu phong tục tập quán và có khă năng định hướng cho người dân trong cộng đồng, dòng họ, gia đình biết cách làm ăn, xoá đói giảm nghèo cho chính bản thân.
Hiện nay, xã Phỏng Lái đã có điện lưới quốc gia, có đường giao thông đi đến tất cả các bản, thông tin liên lạc thuận tiện là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế hộ gia đình. Kéo theo nó là sự ổn định trong đời sống sinh hoạt của người dân, khiến cho mối quan hệ họ hàng, xóm giềng được củng cố. Bên cạnh đó, các nghi lễ của cộng đồng, dòng họ vẫn được tổ chức hàng năm theo tập quán, là điều kiện tích cực làm tăng thêm tính cố kết trong dòng họ và giữa các dòng họ.
Tại bản Mô Cổng, xã Phỏng Lái, dòng họ Sùng của Sùng Giả Dia là trưởng họ thường xuyên tổ chức lễ shầu su. Trong dịp họp mặt này, những người có uy tín trong dòng họ thường truyền đạt lại các kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ gia
đình, tận dụng các điều kiện thuận lợi hỗ trợ phát triển kinh tế hộ từ chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước như vay vốn ưu đãi, hỗ trợ mua cây, con giống... để khuyến khích các hộ thành viên trong dòng họ phát triển kinh tế. Ông Sùng Giả Dia vừa là trưởng bản, trưởng họ, vừa là người làm ăn kinh tế giỏi nên rất có uy tín trong dòng họ và cộng đồng. Ông cũng là người gương mẫu trong việc thực hiện, triển khai các chính sách của Đảng và Nhà nước trong cộng đồng người Hmông ở bản Mô Cổng, đồng thời cũng là người tích cực vận động các hộ gia đình không chỉ trong dòng họ Sùng mà các dòng họ khác ở trong bản phát triển kinh tế hộ, cho con em tới trường.
Tuy nhiên, cũng không thể coi nhẹ những tác động từ bên ngoài tới sự chuyển đổi, nhất là tạo ra nhận thức mới của người dân các tộc người thiểu số, trong đó có người Hmông Trắng ở xã Phỏng Lái. Do những biến đổi của kinh tế - xã hội tại địa phương, nhiều người Hmông, đặc biệt là nhóm thanh niên trẻ tuổi đã tự đổi mới tư duy hoạt động kinh tế, từng bước năng động và làm chủ các điều kiện thuận lợi ở địa phương và trong bản sắc tộc người để phát triển về mọi mặt, mà nhiều vấn đề ông trưởng họ, bà cô, ông cậu không còn toàn quyền chi phối, quyết định như trước đây. Mặc dù sự biến đổi này phần lớn là theo xu hướng tốt ổn định và phát triển, nhưng cũng có một bộ phận không nhỏ xuất hiện tư tưởng lệch lạc lôi kéo anh em họ hàng, đồng tộc đi theo con đường bất chính, dính vào tệ nạn xã hội,...