Phát triển kinh tế hộ gia đình

Một phần của tài liệu Dòng họ người hmông trắng tỉnh sơn la (Trang 133)

6. Bố cục của luận án

3.3.1.2. Phát triển kinh tế hộ gia đình

Đất đai để trồng trọt có vị trí đặc biệt quan trọng đối với tất cả các tộc người nói chung, nhất là với người Hmông nói riêng bởi họ sống ở vùng núi cao ít đất sản xuất. Khi nói đến ảnh hưởng của thiết chế xã hội, trong đó có dòng họ đến hoạt động kinh tế thì vấn đề cần đề cập trước tiên là việc quản lý đất đai trồng trọt. Gia đình và dòng họ là chủ sở hữu, tự quản lý các thửa ruộng bậc thang và nương rẫy của mình. Khi khai phá mảnh đất mới, anh em trong dòng họ luôn tham gia hỗ trợ về mặt nhân lực, chỉ bảo kinh nghiệm. Khi một gia đình trọng họ bị người của dòng họ khác xâm lấn đất trồng trọt thì vai trò của dòng họ thể hiện rõ trách nhiệm và nghĩa vụ phải bảo vệ quyền sở hữu của gia đình thành viên. Họ thường đoàn kết giữa các thành viên trong dòng họ tạo thành sức mạnh giành lại quyền quản lý ruộng đất. Khi ông bố cho các con trai tách ra ở riêng, thường tiến hành phân chia tài sản, một trong những tài sản có giá trị là nương rẫy, ruộng. Nếu ruộng và nương không được chia đều sẽ xảy ra tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình, lúc đó dòng họ sẽ trực tiếp can thiệp và giải quyết. Tuy vậy, tình trạng tranh chấp đất đai trong gia đình và giữa các gia đình trong

họ rất hiếm khi xảy ra, mà chủ yếu là giữa các gia đình khác họ. Trường hợp này, đại diện các trưởng họ và chủ hộ gia đình liên quan sẽ tổ chức cho các thành viên trong dòng họ theo kiện để bảo vệ quyền lợi của dòng họ mình.

Khi dòng họ hay gia đình nào đó tổ chức đi khai phá thêm nương rẫy mới, cộng đồng bản - các dòng họ khác cũng luôn tạo điều kiện hỗ trợ bằng cách cho mượn công cụ lao động, động viên khuyến khích, thậm chí còn cho con em của mình đi làm giúp. Dư luận của dân bản luôn ca ngợi những dòng họ chịu khó lao động, biết khai khẩn ruộng nương, đây còn là thước đo đạo đức, trí tuệ các gia đình và dòng họ của người Hmông. Các trưởng họ thường biểu hiện vai trò của mình trong việc đi tìm vùng đất tốt, tổ chức khai phá để có đất canh tác cho các gia đình trong họ.

Hình thức canh tác nương rẫy truyền thống của người Hmông đòi hỏi nhiều sức lực và một cường độ lao động cao, nhất là khi mùa vụ cần đảm bảo thời tiết thuận lợi. Các tổ đổi công trong dòng họ đã ra đời để giảm thiểu những tình trạng khó khăn trên. Đổi công thường diễn ra khi công việc gieo trồng, thu hoạch bước vào những chặng gấp rút, là hình thức luân phiên lao động giữa 2 hay nhiều gia đình có mối quan hệ dòng họ hay láng giềng gắn bó với nhau. Các tổ đổi công này luôn làm việc theo nguyên tắc đảm bảo công bằng về số lượng người tham gia, thời gian làm việc, số ngày làm theo chu kỳ quay vòng đến khi hết giao ước giữa hai bên. Những gia đình gặp khó khăn có thể đề xuất và nhóm tổ đổi công hay dòng họ, bản làng giúp đỡ mà không nhất thiết phải trả công hay ngày công lao động một cách công bằng nhờ quy ước.

Kinh tế nông nghiệp truyền thống của người Hmông chủ yếu chú trọng việc trồng lúa, ngô, khoai, sắn, lanh; chăn nuôi chủ yếu để phục vụ cho các nghi lễ cúng bái và sử dụng làm phương tiện vận chuyển. Ngày nay, qua những cuộc vận động, thực hiện chính sách hỗ trợ của Nhà nước, đồng bào Hmông đã thay

đổi cơ cấu cây trồng. Sự tác động của dòng họ và cộng đồng bản biểu hiện ở việc hỗ trợ cây con giống. Một số trưởng họ là người tiên phong đưa việc trồng cây ăn quả và cây dược liệu vào trồng thay thế cho việc trồng cây thuốc phiện xưa kia; cũng là người cung cấp giống, phổ biến kỹ thuật chăm sóc và thu hoạch cho các thành viên trong họ cà các dòng họ khác trong hoặc ngoài bản. Với tinh thần cộng đồng, mọi người trong dòng họ đều sẵn sàng giúp đỡ nhau, phổ biến cho nhau làm kinh tế, phá vỡ cơ cấu kinh tế tự cấp, tự túc bằng cách chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh quá trình trao đổi sản phẩm thành hàng hóa.

Quan hệ dòng họ của người Hmông ở nước ta không những được thể hiện ở sự cố kết tộc người trong một bản hay giữa các bản với nhau, mà còn là các mối quan hệ xuyên biên giới. Trường hợp ở xã Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An cho thấy, người Hmông ở đây vốn có nguồn gốc ở Lào, vì thế, mối quan hệ dòng họ của người Hmông ở hai khu vực biên giới ở đây rất gần gũi và thường xuyên. Qua phỏng vấn sâu được biết, người Hmông ở bản Trường Sơn, xã Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An có rất nhiều anh em, bạn bè và người thân ở bên Lào (chủ yếu là ở huyện Noọng Hét). Vì thế, ngoài việc giao lưu, thăm thân qua biên giới người Hmông ở hai bên còn thực hiện nhiều hoạt động, hình thức giúp đỡ nhau về phát triển kinh tế cũng như trong hôn nhân. Do Lào là khu vực có đất rộng, người thưa nên để tìm được một đám đất tốt để sản xuất cũng dễ dàng hơn; khi có những hoạt động làm ăn thuận lợi thì người Hmông ở bên Lào thường gọi đồng tộc bên ta sang phối hợp, chủ yếu là buôn bán trâu bò về bán cho các thương lái ở huyện Tương Dương (Nghệ An), vì bên Lào có nhiều trang trại chăn nuôi trâu bò, càng đi sâu vào nội địa thì giá rẻ. Bên cạnh đó, nhiều phụ nữ Hmông ở Nghệ An cũng thường dệt thổ cẩm, mang quần áo, hàng xén sang bên chợ Noọng Hét (Lào) bán, do có người thân ở Lào nên có thể đi hang tuần thậm chí cả tháng mới về nhà.

Như vậy, quan hệ dòng họ và đồng tộc xuyên biên giới ngoài ý nghĩa là quan hệ hôn nhân, anh em, bạn bè, còn là một trong những nhân tố giúp cho đồng bào Hmông ở nước ta phát triển kinh tế, tạo ra nhiều cơ hội hơn trong vấn đề tìm kiếm việc làm, đất đai canh tác, đảm bảo sinh sống và phát triển gia đình.

3.3.1.3. Giữ gìn bản sắc văn hóa tộc người

Trong quan niệm của người Hmông Trắng ở xã Phỏng Lái, các phong tục tập quán của tộc người đều có ý nghĩa quan trọng đối với mọi thành viên trong cộng đồng. Do vậy, các nghi lễ, tín ngưỡng hiện vẫn được lưu giữ, trao truyền trong đời sống sinh hoạt hàng ngày và được các thành viên tôn trọng. Những tín ngưỡng dân gian của tộc người, nghi lễ của dòng họ vẫn được thực hành là điều kiện quan trọng để bảo tồn và giữ gìn bản sắc văn hoá tộc người. Người Hmông ở đây chú trọng đến các loại ma, nhất là ma nhà "xử ca" có ý nghĩa cai quản tiền bạc, phù hộ cho gia đình làm ăn phát đạt, giữ các linh hồn trong gia đình không đi lang thang. Hệ thống nghi lễ của người Hmông chủ yếu tập trung thể hiện những tín ngưỡng dân gian liên quan đến sức khỏe, chữa bệnh, sinh hoạt, sản xuất,...Trong điều kiện kinh tế tự cấp, tự túc, các nguồn của cải tự nhiên bị khai phá, sức cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường yếu, thì mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau thông qua tổ chức các nghi lễ, tập quán của dòng họ là rất quan trọng trong đảm bảo và phát triển đời sống.

Vai trò của dòng họ cũng có ý nghĩa ngăn chặn sự xâm nhập của các tôn giáo mới bên ngoài vào cộng đồng người Hmông, nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống tộc người. Vai trò của dòng họ không còn được phát huy hiệu quả sẽ dẫn tới việc mất đi nhiều phong tục tập quán vốn rất tốt đẹp trong cộng đồng dân tộc Hmông, như thờ cúng tổ tiên, vai trò của người già làng và trưởng họ bị mờ nhạt đã gây ra sự phân hóa, chia rẽ sâu sắc trong nội bộ cộng đồng, gây mất đoàn kết với các dân tộc khác, gây hoang mang trong xã hội, là cơ

sở cho các thế lực thù địch lợi dụng chống phá sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước ta. Do giữ được các đặc trưng văn hóa tộc người, nơi hiện nay người Hmông Trắng ở Phổng Lái chưa có ai theo Tin Lành. Do vậy, trong tình hình hiện nay, cần phải nâng cao hơn nữa vai trò của dòng họ, những người có uy tín trong cộng đồng như trưởng họ, người già có uy tín để giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá tộc người phục vụ thiết thực đời sống mới hiện nay.

Có thể nói, cho đến nay, luật tục và các thiết chế xã hội truyền thống người Hmông vẫn đóng một vai trò quan trọng trong việc điều hòa các mối quan hệ trong dòng họ và cộng đồng. Bởi vậy, trong lịch sử chính quyền thực dân phong kiến đã buộc phải tôn trọng và sử dụng nó để đạt hiệu quả về mặt quản lý xã hội. Các thiết chế và luật tục này sở dĩ được các thành viên của cộng đồng chấp nhận, tuân theo một cách tự nguyện, là vì nó đã ăn sâu vào ý thức của mỗi người, vẫn đang thực hành trong gia đình, dòng họ và cộng đồng. Không ít trường hợp, các tập quán pháp và thiết chế xã hội truyền thống tỏ ra hữu dụng và hiệu quả hơn là luật pháp Nhà nước ở mức độ cộng đồng bản và dòng họ.

Sở dĩ như vậy là vì, các tập quán pháp và thiết chế truyền thống có những điểm tích cực như: tinh thần dân chủ và tính cộng đồng, quần chúng cao; tính chất giáo dục, răn đe, ngăn ngừa, đề phòng là chủ yếu; tính khoan hòa, hòa giải là cơ bản. Do đó, nếu kết hợp được những điểm tích cực trong tập quán pháp để xây dựng các hương ước mới, giữa các thiết chế truyền thống với hệ thống chính trị cơ sở và thôn bản hiện nay sẽ có khả năng quản lý xã hội tốt hơn ở vùng đồng bào Hmông. Theo kết quả điều tra cho thấy, thái độ đánh giá của người Hmông đối với hương ước mới xây dựng hiện nay như sau:

Bảng 6: Đánh giá về vai trò của hương ước trong đời sống hiện nay

Nội dung đánh giá Tầm quan trọng Số phiếu Tỷ lệ %

- Đánh giá của Ông/bà về vai trò của hương ước trong đời sống hiện nay

Rất quan trọng 177 66

Quan trọng 65 24

Không quan trọng 1 0.4

Không trả lời 25 9.3

- Đánh giá về vai trò của phong tục tập quán trong đời sống hiện nay

Rất quan trọng 83 31

Quan trọng 178 66.4

Không quan trọng 2 0.7

Không trả lời 5 1.9

Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra năm 2008 của đề tài “Thiết chế xã hội xã hội truyền thống ở tỉnh Sơn La”do Viện Dân tộc học chủ trì.

Số liệu trên cho thấy, bên cạnh việc đánh giá cao vai trò của hương ước mới, đồng bào vẫn có sự tín nhiệm đặc biệt đối với các luật tục, tập quán pháp truyền thống của cộng đồng. Đến nay, cơ bản các hộ gia đình người Hmông đã biết đến hoạt động xây dựng nếp sống nông thôn mới, 84,3% số người được hỏi cho biết họ đã thực hiện các khuyến nghị mà trưởng bản, trưởng dòng họ phổ biến. Ở bản Mô Cổng, hương ước mới đã được đưa ra họp bàn ở hội nghị các chủ hộ và lấy ý kiến đóng góp. Tuy nhiên, bản hương ước này còn nhiều điểm chưa thật phù hợp vì nó được biên soạn từ một khuôn mẫu chung mà tỉnh và huyện đã triển khai cho nhiều địa bàn; do thời gian thực hiện đã 5 năm nên có nhiều chuyển biến mới trong đời sống nên người dân bày tỏ nguyện vọng được thay đổi và bổ sung một số điều trong hương ước mới được xây dựng năm 2003.

Trong công cuộc vận động xây dựng gia đình văn hoá mới, trưởng dòng họ có vai trò quan trọng, cá nhân ông phải là người gương mẫu và bản thân gia đình ông ta cũng là gia đình gương mẫu trong triển khai vận động các gia đình trong

dòng họ, dân bản cùng thực hiện. Các nghi lễ tập quán trong cưới xin, tang ma được các trưởng dòng họ chủ động lựa chọn những yếu tố thích hợp với điều kiện mới, loại bỏ những hủ tục lạc hậu nặng nề. Tấm gương của trưởng dòng họ luôn có sức thuyết phục đối với các gia đình trong cộng đồng. Trong các quy ước xây dựng thôn bản văn hoá mới, trưởng dòng họ còn là người cộng sự đắc lực với trưởng bản soạn thảo các quy ước làng văn hoá, bảo vệ môi trường, thực hiện công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình, phát triển kinh tế hộ gia đình;...

3.3.2. Khắc phục những mặt hạn chế của dòng họ

Bên cạnh những yếu tố tích cực của dòng họ cần giữ gìn và phát huy như ở trên, trong đời sống tộc người Hmông cũng có không ít những mặt hạn chế cần có những biện pháp khắc phục hợp lý, nhằm phát huy hiệu quả hơn nữa giá trị của dòng họ trong đời sống kinh tế - xã hội hiện nay.

- Tính cục bộ dòng họ: Một trong những hạn chế của dòng họ của người Hmông trong phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương hiện nay là tính cục bộ dòng họ. Do mỗi dòng họ có những quy định và nghi lễ khác nhau dẫn tới sự khác biệt nhất định giữa các dòng họ trong một cộng đồng. Bên cạnh đó, vai trò của những người có uy tín của mỗi dòng họ thường mang tính cục bộ, thường định hướng hoặc đưa các hoạt động chung của cộng đồng theo nhu cầu của dòng họ mình, mà không thể hiện được tính khách quan, dân chủ đối với các dòng họ khác, đặc biệt là trong triển khai các kế hoạch sản xuất, thực hiện những chính sách phát triển kinh tế - xã hội, công tác bầu cán bộ tham gia vào chính quyền địa phương nhiều khi bị chi phối bởi tính đề cao và vì lợi ích của dòng họ. Tính cục bộ dòng họ còn được thể hiện ở vai trò của những người đứng đầu trong hệ thống chính quyền cơ sở, ở một số nơi, khi nắm giữ các vị trí chủ chốt ở địa phương, có những cán bộ người Hmông bị ảnh hưởng bởi yếu tố dòng họ nên đưa người thân trong dòng họ vào tham gia hệ thống chính trị, tạo thành các ekip làm

việc dẫn đến cục bộ trong giải quyết các vấn đề liên quan đến chế độ, chính sách, phân bổ đất đai và lợi ích...của cộng đồng.

Tính cục bộ trong dòng họ Hmông còn được thể hiện ở sự cố kết mạnh mẽ trong dòng họ, những người có cùng họ, cùng ma, không phân biệt người đó cư trú ở đâu thì đều được coi là anh em, đối xử thân thiết với nhau hơn so với những người không có cùng tên họ. Khi có người cùng họ gặp khó khăn thì bao giờ đồng bào cũng giúp đỡ nhiệt tình hơn người khác họ và mọi sự giúp đỡ đều là tự nguyện. Trong khi con gái đi lấy chồng có thể bị coi là người ngoài, không nhận được giúp đỡ hết mức khi cần thiết, nhất là sinh đẻ, ốm nặng phải đưa ra ngoài nhà của bố mẹ, anh em ruột của mình. Điều đó có nghĩa người Hmông thường đề cao đến quyền lợi của dòng họ, mà có thể bỏ qua hoặc ít quan tâm đến quyền lợi của dòng họ khác.

- Tính cục bộ địa phương: Đặc điểm nổi bật của vùng dân tộc thiểu số ở nước ta là cư trú xen kẽ trên một địa bàn dân cư có nhiều dân tộc cùng chung sống. Tuy vậy, người Hmông thường có xu thế cư trú riêng trong các bản và thường sống ở địa điểm cao hơn, sâu hơn, xa hơn so với các dân tộc Thái, Mường, Khơ mú trong địa bàn. Đối với xã Phỏng Lái và huyện Thuận Châu

Một phần của tài liệu Dòng họ người hmông trắng tỉnh sơn la (Trang 133)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w