CÁC GIẢI PHÁP LIÊN QUAN ĐẾN VIỆT KIỀU VÀ CÁC TỔ CHỨC CỦA MỸ

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng xuất khẩu và xúc tiến xuất khẩu của DNVVN vào thị trường Hoa Kỳ” (Trang 97 - 100)

CỦA MỸ

3.1 Phát huy thế mạnh cộng đồng Việt kiều

Nhờ những lợi thế về nhân lực, địa lý, tài chính, kinh nghiệm và uy tín kinh doanh… nên thời gian qua lực lượng Việt kiều tại Mỹ đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh doanh giữa doanh nghiệp hai nước. Để các doanh nghiệp Việt kiều hoạt động hiệu quả hơn nữa trong công tác xúc tiến, có thể xét đến một số cách làm sau:

Tăng cường giao lưu với doanh nghiệp Việt Nam tại nước nhà để hiểu hơn về các điều kiện sản xuất, trình độ kinh doanh của họ từ đó đưa ra những góp ý và giúp đỡ sát thực vì tiếp xúc qua các dịp hội thảo, hay khi doanh nghiệp Việt Nam sang Mỹ thì vẫn là chưa đủ.

Các Việt kiều cần được tạo điều kiện hơn khi tìm cơ hội đầu tư và kinh doanh với doanh nghiệp trong nước. Do đó Nhà nước cần tiếp tục phát huy và khuyến khích quyền mua nhà, lập công ty và quyền sở hữu cổ phần trong doanh nghiệp Việt Nam theo tỷ lệ phần trăm cao hơn cho Việt kiều, khiến họ yên tâm đầu tư để sản xuất và xuất khẩu vào thị trường Mỹ.

Thông qua các ưu đãi về thuế thu nhập, cho phép phần trăm chi phí hợp lý về xúc tiến nếu dùng dịch vụ của công ty Việt kiều cao hơn, Nhà nước sẽ khuyến khích được doanh nghiệp Việt Nam tăng cường hợp tác với cộng đồng này.

Các Hội Việt kiều ở các bang tại Mỹ nên cùng trao đổi thông tin để khai thác hiệu quả từng mảng thị trường vì Việt kiều ở mỗi bang lại có thế mạnh riêng, nhằm mở rộng hơn cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam.

Ngoài ra, khi doanh nghiệp Việt Nam sang khảo sát thị trường hay muốn mở văn phòng đại diện, tìm bạn hàng, tìm tư vấn… tại Mỹ, thì doanh nhân

Việt kiều có thể giúp họ về thông tin, một số điều kiện ăn ở, đi lại… dựa trên thiện chí hoặc thông qua gây quỹ chung của cộng đồng doanh nghiệp hai bên (quỹ này cũng giúp Việt kiều khi họ về Việt Nam).

Cùng có chung cội nguồn dân tộc, lực lượng Việt kiều thực sự là bộ phận không thể tách rời trong cộng đồng doanh nhân Việt Nam nói chung. Vì thế khi các doanh nghiệp trong nước đang nỗ lực với những bước đi đầu tiên vào thị trường Mỹ, doanh nghiệp Việt kiều sẽ phát huy những ưu thế của mình để cộng tác và giúp đỡ trên nền thiện chí dân tộc và cả những lợi ích kinh tế đầy hứa hẹn mà tương lai sẽ mang lại.

3.2 Các tổ chức của Mỹ

Vi vai trò đại din Chính phủ, các tổ chức của Mỹ cần tiếp tục hoàn thiện tốt

các chương trình hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam trong khuôn khổ dự án hiện tại. Trong thời gian tới các tổ chức này nên tiếp tục mở rộng sự giúp đỡ của mình ra nhiều ngành hàng hơn, nhiều lĩnh vực trong kinh doanh hơn và nhất là có dự án chuyên về xúc tiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Ngoài ra, với uy tín của mình, các tổ chức này nên tiếp tục hỗ trợ, tạo thuận lợi cho Việt Nam trong quá trình thực thi Hiệp định Thương mại bằng các hoạt động vận động hành lang mang tính khách quan, thiện chí và hợp tác hơn.

Các phòng thương mại của các bang tại Hoa Kỳ nên tăng cường việc giao lưu, giới thiệu về cơ hội kinh doanh với bang mình, tạo ra những ưu đãi riêng, hỗ trợ riêng để mời gọi các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam (như việc bang New York mới làm gần đây tại Hà Nội). Những dự án hợp tác thương mại-đầu tư ở cấp các bang với các tỉnh, thành phố Việt Nam cũng sẽ phát huy hiệu quả nhờ sự

tập trung các nguồn lực của hai bên, rồi tạo đà để mở rộng việc kinh doanh ra các khu vực địa lý khác trong những giai đoạn sau của dự án.

Vi tư cách phi Chính phủ, các tổ chức và doanh nghiệp Mỹ cũng có thể thúc

đẩy thương mại song phương thông qua một số việc làm sau:

Các tổ chức xúc tiến, các Hiệp hội, công ty Mỹ nên chủ động tiếp cận với doanh nghiệp ngay tại Việt Nam để tránh những chi phí tốn kém mà phần đông doanh nghiệp xuất khẩu vẫn chưa thể vượt qua. Với các sự kiện, các dịp tiếp xúc thì nên liên minh thông tin với một số tổ chức uy tín của Việt Nam (như VCCI, VIETRADE…) hoặc của Mỹ (như Đại sứ quán, AmCham…) để kêu gọi doanh nghiệp đến dự.

Khi xác định được đối tác tiềm năng thì doanh nghiệp Mỹ có thể tài trợ một phần chi phí để doanh nghiệp Việt Nam đó sang thăm cơ sở của mình, vừa quảng bá hình ảnh vừa giúp họ thu thập thêm thông tin trước khi ký hợp đồng…

Với tư cách là người đặt hàng, là nhà nhập khẩu, các doanh nghiệp Mỹ nên tích cực giúp đối tác Việt Nam hoàn thiện hơn các kỹ năng kinh doanh xuất khẩu để phù hợp đòi hỏi thị trường, làm hợp đồng chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý… khi muốn xây nền hợp tác lâu dài.

Các tổ chức, doanh nghiệp Mỹ nên liên doanh, liên danh với tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam để hoạt động kinh doanh nhận được sự đầu tư, quan tâm sâu hơn của cả đôi bên, đồng thời nhận về những khoản lợi nhuận lớn hơn. Song để thúc đẩy quyết định loại này thì Chính phủ Việt Nam nên nới rộng các quy định quản lý, sớm mở cửa với những ngành, dịch vụ mà phía Mỹ muốn và có lợi thế đầu tư.

Những doanh nghiệp đã làm ăn với Việt Nam nên chia sẻ thông tin và kinh nghiệm với các đối tác khác của Mỹ để tạo dư luận tích cực (như bảo

vệ họ trước những vụ kiện vô lý), rút ngắn khoảng cách buôn bán cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước và cũng nhằm phục vụ lợi ích lâu dài cho chính doanh nghiệp.

Vai trò của các tổ chức và doanh nghiệp Mỹ đối với công tác xúc tiến xuất khẩu có những điểm mạnh riêng vì họ đại diện cho phía bên kia của cây cầu giao thương, họ đem đến những sự trợ giúp về vật chất, công nghệ và tinh thần đại diện đúng sức mạnh và tâm lý kinh doanh Mỹ. Tạo ra những cơ chế hợp tác tốt với cộng đồng này, Nhà nước và doanh nghiệp Việt Nam sẽ có được những bước đi vững chắc, hiệu quả và đầy tin tưởng trên con đường chinh phục thị trường Mỹ, nơi ở đầu cầu bên kia chúng ta có những người bạn, những đối tác thiện chí và hiệu quả.

Có thể minh hoạ cơ chế phối hợp hoạt động xúc tiến của doanh nghiệp xuất khẩu, Bộ Thương mại và hệ thống XTTM trong nước, các Hiệp hội, tổ chức tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu Việt nam và quốc tế, tổ chức Mỹ và Việt kiều … như hình 3 sau đây.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng xuất khẩu và xúc tiến xuất khẩu của DNVVN vào thị trường Hoa Kỳ” (Trang 97 - 100)