tại các nước khác. Điều này phản ánh xu thế tiêu dùng nhiều hơn và tiết kiệm ít hơn của người Mỹ so với dân châu Âu hay Nhật Bản cùng với thực tế là nền kinh tế Mỹ phát triển nhanh hơn, trong khi châu Âu và Nhật Bản lại đang gặp khó khăn về kinh tế.73
1.3.2 TRÔNG ĐỢI CỦA NGƯỜI MỸĐỐI VỚI HÀNG NHẬP KHẨU VIỆT NAM
Rõ ràng Mỹ là một thị trường xuất khẩu đầy hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, tuy có cạnh tranh rất khắc nghiệt như đã nêu thì các cơ hội mở ra từ thị trường này luôn là rộng lớn. Lý do là các cơ hội đó xuất phát chính từ bản thân những trông đợi của người Mỹ khi họ nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ từ Việt Nam. Có thể hình dung các trông đợi đó như sau:
1. Họ cần nguyên vật liệu mà ở Mỹ không có hoặc nhập khẩu thì rẻ hơn 2. Họ cần hàng hoá mà ở Mỹ không sản xuất
3. Họ cần mua bán trực tiếp với Việt Nam mà không phải qua nước thứ ba 4. Cần mua hàng có giá rẻ hơn ở Mỹ hay từ các nước xuất khẩu khác 5. Tìm nguồn bổ sung cho hệ thống bán buôn, bán lẻ của họ tại Mỹ
6. Cần các mối quan hệ có lợi hơn ở Việt Nam so với quan hệ hiện có ở các nước khác
7. Họ muốn kiểm soát được các nguồn cung ứng từ Việt Nam vào Mỹ 8. Cần một loại hình lao động mà ở Mỹ không có
9. Tận dụng các nguồn tài trợ xuất khẩu của Việt Nam
10. Kiếm sống và hưởng một số lợi ích khi đi du lịch sang Việt Nam 11. Tìm nơi sản xuất hàng hoá có giá thành thấp hơn so với sản xuất ở Mỹ 12. Tìm nơi áp dụng và tiêu thụ các mô hình sản phẩm do họ thiết kế ra 13. Muốn tiến hành và mở mang kinh doanh qua xuất nhập khẩu
14. Tìm kiếm lợi nhuận cao trong kinh doanh quốc tế
15. Thực hiện ý muốn kinh doanh, đầu tư ở quy mô toàn cầu
1.3.3 LỢI THẾ CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sang Mỹ đã có những thuận lợi nhất định về nguồn nguyên liệu tự nhiên phong phú, chi phí lao động rẻ, có khác biệt về cơ cấu mặt hàng sản xuất… và còn do lịch sử để lại (ở một khía cạnh nào đó thì cuộc chiến tranh đã qua cũng để lại những mối liên hệ đặc biệt giữa hai quốc gia, trong đó có những liên hệ giúp thúc đẩy thương mại song phương).
Nói về lợi thế, các nhà nghiên cứu cũng như bản thân các doanh nghiệp cũng nhận thấy khả năng tiếp cận thành công thị trường Mỹ với điều kiện biết tập trung sức mạnh đúng chỗ. Ví dụ về giá cả, ông Phan Đình Độ, Chủ tịch Hiệp hội Da giày Việt Nam nhận xét “Việt Nam khó có thể cạnh tranh với sản phẩm cấp thấp, giá rẻ của Trung Quốc mà nên đi vào sản phẩm trung cấp, chất lượng tốt với giá cả vừa phải.”74 Cũng có doanh nghiệp tự tin rằng sản phẩm Việt Nam trong vòng năm năm tới sẽ có một chỗ đứng đáng kể ở thị trường Mỹ, đặc biệt là khu vực bờ Tây. Tuy vậy, doanh nghiệp cần xác định địa hạt có thể tham gia một cách hiệu quả, tránh những sản phẩm đã có từ các nước Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan…
Riêng đối với đặc điểm vừa và nhỏ, các DNVVN Việt Nam cũng có những ưu thế nhất định. Đó là khả năng thích ứng linh hoạt với các biến đổi môi trường kinh doanh tại Mỹ vì thay đổi ở quy mô nhỏ và vừa bao giờ cũng nhanh hơn so với doanh nghiệp lớn, dễ điều hành và tiết kiệm chi phí. Xét về khả năng khai