Phát biểu ngày 23/9/2003 tại Amcham của Đại sứ Mỹ, ông Raymond Burghardt, cho rằng nếu tính cả vốn đầu

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng xuất khẩu và xúc tiến xuất khẩu của DNVVN vào thị trường Hoa Kỳ” (Trang 78 - 80)

bày tỏ hi vọng sẽ có nhiều cuộc gặp gỡ tiếp xúc theo hình thức như hiệp hội, giao lưu nghề nghiệp, giao lưu học sinh, sinh viên… và đặc biệt là tăng cường các cuộc tiếp xúc giữa các nghị sỹ và đại biểu quốc hội hai nước. Qua các buổi làm việc với các Uỷ ban của Thượng và Hạ viện Hoa Kỳ, đã có thêm những nghị sỹ có cảm tình và ủng hộ Việt Nam, nhất là những người đã sang Việt Nam thời gian qua. Vấn đề thông tin về đất nước Việt Nam đổi mới là rất quan trọng, góp phần tránh các hiểu lầm và tạo nền vững chắc hơn về dư luận tích cực đối với nước ta trước đông đảo các tầng lớp nhân dân, doanh nhân và quan chức Mỹ.

3.3.3 ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN THỨC MỘT SỐ KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ

Như đã trình bày ở trên, hoạt động xúc tiến của Việt Nam tại Mỹ còn hạn chế. Ở cấp doanh nghiệp thì còn hoặc là bỡ ngỡ chưa đủ sức về nhân lực, tài lực hoặc là vừa làm vừa thăm dò, chưa có nhiều doanh nghiệp làm bài bản và mạnh mẽ. Ở cấp Nhà nước và Hiệp hội thì do đặc thù của hoạt động xúc tiến trên thị trường Mỹ là tốn kém, trong khi đội ngũ chuyên gia tư vấn về thị trường này của ta rất thiếu, còn nếu tổ chức cho các doanh nghiệp đi khảo sát thực địa cũng không rẻ nên tuy có phong trào ngành ngành làm xúc tiến, các hoạt động xúc tiến chỉ mới dừng ở mức lẻ tẻ, manh mún, chưa đa dạng, đơn thuần chỉ là hội chợ triển lãm, tìm hiểu thị trường. Các dự án thành lập trung tâm giới thiệu hàng Việt Nam, các cách tiếp cận sâu rộng cho thương hiệu Việt Nam vẫn là những kênh chưa được khai thông, dù Chính phủ đã thông qua chủ trương khá lâu.

Để góp phần giải quyết các khó khăn và hạn chế cho doanh nghiệp khi tiếp cận thị trường Hoa Kỳ cần phải có những chính sách và kế hoạch cụ thể, tích cực

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng xuất khẩu và xúc tiến xuất khẩu của DNVVN vào thị trường Hoa Kỳ” (Trang 78 - 80)