Mia Mikie, Xúc tiến Thương mại, NXB Chính trị Quốc gia, 2003, trang

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng xuất khẩu và xúc tiến xuất khẩu của DNVVN vào thị trường Hoa Kỳ” (Trang 27 - 31)

Vì thế đây là một vấn đề quốc gia, có sự tham gia của tất cả các cơ quan hữu quan như Chính phủ, các tổ chức xã hội và giới doanh nghiệp. Để chiến lược này thực sự phát huy hiệu quả cần có sự liên kết chặt chẽ giữa khu vực tư nhân và công cộng nêu trên, cần có thng nht gia các ngun lc đầu tư trong toàn quc. Khi nhận được sự phối hợp của tất cả các bên quan tâm thì chiến lược xuất khẩu quốc gia mà tiếp theo đó là xúc tiến xuất khẩu mới có thể mạnh mẽ và hiệu quả.

Ngoài ra, chiến lược xuất khẩu quốc gia không chỉ dành riêng cho các nhà xuất khẩu hiện tại mà phải hỗ trợ cả những công ty mới và sắp tham gia xuất khẩu, đặc biệt là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Việt Nam đã xác định một trong các chiến lược phát triển quốc gia là hướng về xuất khẩu, nên với vai trò quan trọng trong nền kinh tế, các DNVVN xứng đáng nhận được sự hỗ trợ từ chiến lược chung này. Qua thực tiễn ở nhiều nước đã khẳng định, các DNVVN và tập hợp các doanh nghiệp loại này chính là công cụ để bổ sung giá trị cho những sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển những sản phẩm và dịch vụ mới cho các thị trường xuất khẩu hiện tại và tiềm năng.

Vì vậy, xúc tiến xut khu cn gn lin vi chiến lược xut khu quc gia để đạt hiệu quả tốt nhất. Cụ thể là nếu các hoạt động xúc tiến xuất khẩu được thiết kế phù hợp với các chiến lược quốc gia về thị trường, về sản phẩm thì sẽ nhận được hỗ trợ tốt về chính sách và tài chính. Ngược lại, nếu mâu thuẫn thì việc xúc tiến xuất khẩu sẽ gặp khó khăn, cản trở hoặc gây lãng phí của cải xã hội.

4.2 Tác động của xúc tiến xuất khẩu đối với việc phát triển xuất khẩu của doanh nghiệp doanh nghiệp

Hoạt động xuất khẩu rất quan trọng đối với hầu hết doanh nghiệp vì thể hiện khả năng khai thác thị trường nước ngoài với mức hứa hẹn lợi nhuận lớn, đồng thời khẳng định đẳng cấp kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Thông thường doanh nghiệp xuất khẩu hàng khi đã có khả năng cạnh tranh tốt trên thị trường nội địa, song điều này không đảm bảo thành công tương tự đối với thị trường xuất khẩu. Các khác biệt về địa lý, văn hoá tiêu dùng, ngôn ngữ và các tiêu chuẩn quản lý thị trường… có thể khiến hàng hoá trở nên khó bán, do đó các thông tin hỗ trợ sản phẩm, các hoạt động xúc tiến xuất khẩu trở nên hết sức quan trọng, thậm chí là không thể thiếu trong môi trường cạnh tranh quốc tế hiện nay.

4.2.1 VỊ TRÍ XÚC TIẾN XUẤT KHẨU TRONG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA

DOANH NGHIỆP

Doanh nghiệp phát triển thị trường thông qua xuất khẩu, và muốn xuất khẩu thành công không thể thiếu các hoạt động xúc tiến. Điều đó dần trở nên phổ biến trong hoạt động kinh doanh hiện nay, khi quyết định tiêu dùng của khách hàng quốc tế ngày càng phụ thuộc hơn vào các thông điệp xúc tiến.

Một doanh nghiệp khi lựa chọn được cho mình chính sách về thị trường và hàng hoá xuất khẩu cần dành vị trí đặc biệt cho công tác xúc tiến xuất khẩu cho sản phẩm và thị trường đó. Qua việc phân tích kỹ lưỡng các yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp theo phương pháp SWOT (Strengths-điểm mạnh; Weaknesses-điểm yếu; Opportunities-cơ hội và Threats-thách thức), phân tích đặc điểm Marketing của thị trường muốn xâm nhập và sản phẩm sẽ bán, doanh nghiệp sẽ đề ra các hoạt động xúc tiến xuất khẩu cho phù hợp với mục tiêu doanh số, lợi nhuận hay thị phần… trong phạm vi ngân sách cho phép.

Nếu ở thị trường nội địa, doanh nghiệp đầu tư ngân sách cho các hoạt động xúc tiến và yểm trợ thì tại thị trường xuất khẩu, ngân sách đó cũng là phần quan trọng, khiến doanh nghiệp phải tính toán để có hiệu quả. Ngoài ra, chú trọng đến xúc tiến xuất khẩu ở thị trường nước ngoài, nhất là những nước phát triển như Mỹ, còn đòi hỏi doanh nghiệp phải nỗ lực nhiều hơn so với ở thị trường trong nước, đưa ra nguồn nhân lực ưu tú để thực thi nhiệm vụ này.

4.2.2 NHẬN THỨC LÀM XÚC TIẾN, ĐẦU TƯ CHO XÚC TIẾN

Nhận thức làm xúc tiến của các DNVVN mà đại diện là các chủ doanh nghịêp đang ngày một sâu sắc hơn, tuy vẫn còn có những điểm chưa thống nhất và bất cập. Nhận thức đó thể hiện trong việc dành cho xúc tiến một vị trí trong các hoạt động phát triển tự thân và ngân sách đầu tư của doanh nghiệp; và trong phong trào tham gia xúc tiến bên ngoài của chủ doanh nghiệp.

Nhìn chung các chủ doanh nghiệp xuất khẩu đều biết đến các hoạt động của các Hiệp hội ngành mình, tuy quyết định có tham gia vào hoạt động xúc tiến chung của hiệp hội hay không thì vẫn còn tuỳ cách đánh giá của các chủ doanh nghiệp với nhiều quan điểm khác nhau.

Đã có nhiều chủ doanh nghiệp tham gia đăng ký sinh hoạt ở các tổ chức Hiệp hội ngành nghề, trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp như VCCI, ITPC, Vietrade… để cập nhật các thông tin thị trường cần thiết và tranh thủ các cơ hội làm ăn khi cùng đi theo các chuyến công tác của Chính phủ. Trong giới doanh nghiệp đã dần có suy nghĩ chỉ cần năng động, siêng truy cập vào mạng, chịu khó liên hệ thường xuyên với các tổ chức xúc tiến thì các doanh nghiệp tư nhân nhỏ cũng tìm được nhiều

4.2.3 CÁC HÀNH ĐỘNG THỰC TẾ

Tuy nhiên, từ nhận thức đến hành động vẫn luôn tồn tại những khoảng cách. Với các DNVVN, việc đầu tư để làm xúc tiến bài bản còn gặp nhiều trở ngại, ngoài hạn chế về nhận thức nêu trên, còn là vì quy mô nhỏ ít vốn, năng lực nhân sự thấp, chưa biết tận dụng tốt các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh… Số doanh nghiệp biết lập kế hoạch xúc tiến gắn với kế hoạch kinh doanh, xây dựng dữ liệu, đào tạo nhân viên, tự tiến hành và sử dụng các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh bài bản và hiệu quả vẫn là số ít.

Lý do chính của tình hình này có lẽ vẫn do hn chế v vn DNVVN. Hiện chưa có thống kê đầy đủ và chính thức về khoản chi ngân sách, đào tạo nhân lực cho hoạt động xúc tiến trong các doanh nghiệp này. Tuy nhiên, các nhận định chung đều thống nhất rằng các DNVVN hiện nay phần lớn chưa có một đội ngũ nhân lực riêng cho hoạt động xúc tiến, việc lập chiến lược cụ thể cho hoạt động này còn chưa được coi trọng, một số DNVVN tiến hành xúc tiến thì lại chưa đúng cách, các hoạt động chỉ tập trung chủ yếu vào quảng cáo và tham gia hội chợ. Chi phí dành riêng cho hoạt động xúc tiến quá ít ỏi trong cơ cấu chi chung.

Cơ cấu chi phí cho hoạt động của DNVVN (Hiệp hội Doanh nghiệp Trẻ Hà Nội)65

60% tổng chi phí sx là chi phí cho nguyên vật liệu, thiết bị 21% cho quản lý lương

6,5% cho quản lý thuế và lệ phí 2,5% cho chi phí tín dụng ngân hàng

chỉ còn 10% chi cho Marketing, phân phối sản phẩm và đào tạo

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng xuất khẩu và xúc tiến xuất khẩu của DNVVN vào thị trường Hoa Kỳ” (Trang 27 - 31)