THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG HOA KỲ

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng xuất khẩu và xúc tiến xuất khẩu của DNVVN vào thị trường Hoa Kỳ” (Trang 46 - 49)

TRÊN THỊ TRƯỜNG HOA KỲ

2.1 Tác động của Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ lên tình hình kinh doanh của DNVVN Việt Nam doanh của DNVVN Việt Nam

2.1.1 TRƯỚC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG

Giai đoạn chiến tranh trước 1975, nước Mỹ đã viện trợ cho Sài Gòn nuôi sống nền kinh tế Nguỵ với số tiền khoảng 500 triệu USD hàng năm. Năm 1975, miền nam hoàn toàn giải phóng, quân Mỹ rút về nước và ngay sau đó Chính phủ Hoa Kỳ đã ban hành lệnh cấm vận đối với Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

Giai đoạn 1975-1994, tác động của cấm vận đến nền kinh tế Việt Nam là lớn, nhưng giảm dần từ năm 1986 khi nước ta thực hiện công cuộc Đổi mới, mở cửa làm ngoại thương với nhiều nước trên thế giới và nhận được sự ủng hộ từ các quốc gia này. Năm 1994 khi Tổng thống thứ 42 của nước Mỹ, Ông Bill Clinton, tuyên bố huỷ bỏ cấm vận với Việt Nam và thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức năm 1995 thì tình hình thương mại của hai nước bắt đầu cải thiện.

Kể từ năm 1998, mỗi năm Việt Nam đều được hưởng sự miễn trừ không phải áp dụng Tu chính án Jackson-Vanik, là một điều kiện cần thiết để những nước Xã hội chủ nghĩa được tiếp cận các đảm bảo về đầu tư và tín dụng xuất khẩu do Chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ. Khi đó, nước Mỹ đã nhận thấy họ không có lợi gì nếu tiếp tục cấm vận Việt Nam, để trở nên lạc hậu trước các quốc gia đối thủ khác trong quan hệ thương mại, đầu tư với đất nước đông dân và đang tích cực đổi mới này.

Mặc dù tiến trình bình thường hoá diễn ra chậm, quan hệ thương mại giữa hai nước tăng lên đáng kể khi có nhiều công ty lớn của Mỹ như Microsoft, Coca Cola, Ford Motor đầu tư vào Việt Nam. Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng từ 50,15 triệu USD năm 1994 lên 319 triệu năm 1996; 338,2 triệu năm 1997 với các mặt hàng chủ yếu là nông hải sản, giày dép, may mặc, cao su và nhựa, dầu thô.

2.1.2 SAU HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG

Quan hệ thương mại bình thường giữa hai nước mà yếu tố then chốt là Quy chế tối huệ quốc (MFN) chỉ có được từ tháng 12/2001 khi Hiệp định Thương mại song phương bắt đầu có hiệu lực. Tuy Việt Nam mới bắt đầu khai thác thị trường Hoa Kỳ khổng lồ, tác động của Hiệp định đã thể hiện rất rõ ngay trong thời gian ngắn khi xuất khẩu của nước ta sang Mỹ sau khi thi hành Hiệp định được mô tả là một sự “bùng nổ”.75

V kim ngch xut khu, tốc độ tăng kim ngạch năm sau liên tục cao hơn nhiều so với năm trước. Năm 2002 tăng 128% so với năm 2001, phản ánh đúng ước tính của Bộ Thương mại Việt Nam là tăng trưởng xuất khẩu sang Mỹ sẽ đạt xấp xỉ 130%/năm.

Bảng 4 : Thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ 1996-2002

1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Triệu USD Triệu USD % thay đổi 2002 Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ 319,0 388,2 553,4 609,0 821,7 1.052,6 2.394,7 128 Việt Nam nhập khẩu từ Hoa Kỳ 616,0 277,8 274,2 290,7 367,7 460,9 580,2 26 Cán cân thương mại Việt-Mỹ -297,0 110,4 297,2 318,3 453,9 591,7 1.814,5 206 75

“Đánh giá tác động của Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam-Hoa Kỳ” do Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung Ương (CIEM) và Dự án Hỗ trợ Thúc đẩy Thương mại (STAR Vietnam) phối hợp tổ chức.

Tỷ lệ

Xuất khẩu sang

Hoa Kỳ/tổng 4,4 4,2 5,9 5,3 5,7 7,0 14,1 Nhập khẩu từ

Hoa Kỳ/tổng 5,5 2,4 2,4 2,5 2,4 2,9 2,5

Ngun: S liu thương mi ca U ban Thương mi Hoa K, B Thương mi Hoa K

Như bảng 4 cho thấy, từ năm 1996 đến 2001, xuất khẩu từ Việt Nam vào Hoa Kỳ tăng trưởng bình quân 27% mỗi năm, trong khi tổng kim ngạch tăng ở mức 20%. Với kim ngạch khoảng một tỷ USD năm 2001, xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm 0,2% tổng kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ từ các nước đang phát triển. Năm 2002, năm đầu tiên sau Hiệp định thương mại, kim ngạch xuất khẩu tăng hơn gấp đôi (khoảng 128% trong năm 2002) trong khi tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước ra thế giới tăng 10%.

Không chỉ là tăng trưởng về kim ngạch, vị trí của Hoa Kỳ trong cơ cấu thị

trường xuất khẩu của Việt Nam được cải thiện rõ. Nếu ở năm 2001, thị trường

Hoa Kỳ chỉ chiếm khoảng 7% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thì chỉ một năm sau Hiệp định Thương mại, tỷ trọng của thị trường này đã tăng gấp đôi lên 14%, đứng thứ hai sau thị trường Nhật. Điểm đáng lưu ý là trong năm 2002, tăng trưởng hàng xuất khẩu sang Mỹ đóng góp khoảng 90% tăng trưởng tổng hàng hóa xuất khẩu ra thế giới của Việt Nam. (xem Hình 1)

Trong số 230 nước và vùng lãnh thổ có quan hệ buôn bán với Mỹ, Việt Nam đã trở thành bạn hàng lớn thứ 56 tính theo kim ngạch hai chiều và thứ 34 nếu tính riêng kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ.

C¬ cÊu thÞ tr−êng xuÊt khÈu 2002 8.10% 16% 23.50% 51.90% 0.80% Ch. ¸ Ch©uPhi Ch©u óc Ch©u Mü Ch©u ¢ u Hình 1- Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2003

Tính đến tháng 8 năm 2003, Mỹ đã trở thành nhà nhp khu ln nht của Việt Nam, vượt trên các thị trường truyền thống như EU, Nhật Bản với tổng giá trị là 3,195 tỷ USD so với 2,394 tỷ USD cả năm 2002. Xuất khẩu của Mỹ sang Việt Nam cũng tăng đáng kể, 8 tháng đầu năm đã xuất được 944 triệu USD so với con số cả năm 2002 là 580 triệu USD.76

V cơ cu hàng xut khu ca Vit Nam sang Hoa Kđược coi là khác thường. Xuất khẩu của nhiều nước đang phát triển khác, đặc biệt là các nước châu Á vào thị trường này chủ yếu là hàng công nghiệp chế tạo. Trong trường hợp của nước ta, hàng công nghiệp chế tạo chỉ chiếm dưới một phần tư tổng kim ngạch. Cho đến nay, xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ chủ yếu là các sản phẩm chưa chế biến, đặc biệt là cá và thuỷ sản, cà phê và dầu thô.

Dĩ nhiên sự khác thường trong cơ cấu hàng xuất khẩu là di sản của mối quan hệ thương mại song phương căng thẳng giữa hai nước trước khi thực thi Hiệp định vào cuối năm 2001. Trước Hiệp định, nhiều hàng chế tạo xuất sang Mỹ phải chịu

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng xuất khẩu và xúc tiến xuất khẩu của DNVVN vào thị trường Hoa Kỳ” (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)