Khoảng 35% số tiền Liên bang cấp cho cách ợp đồng được dành riêng cho doanh nghiệp nhỏ Hàng năm Uỷ

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng xuất khẩu và xúc tiến xuất khẩu của DNVVN vào thị trường Hoa Kỳ” (Trang 39 - 43)

ban Doanh nghiệp nhỏ của Đảng Dân chủ vẫn ra thông báo theo dõi việc phân bổ hợp đồng này để bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp nhỏ.

đầu tư kinh doanh nhỏ được SBA hỗ trợ đầu tư 2 tỷ USD nữa làm vốn kinh doanh.71

V m rng kinh doanh và tìm kiếm th trường, SBA còn cộng tác với Uỷ ban Điều phối Xúc tiến Thương mại- TPCC, Trade Promotion Co-ordinating Committee để tiến hành các chương trình năng động nhằm xác định thị trường và các cơ hội xuất khẩu cho doanh nghiệp. TPCC sẽ dùng tiền từ quỹ hỗ trợ phát triển- USAID để mua thông tin thương mại và tài trợ cho các chương trình xúc tiến xuất khẩu. Thêm vào đó, các Trung tâm Hỗ trợ Xuất khẩu Hoa Kỳ- USEACs, US Export Assistance Centers sẽ cung cấp các chuyên gia và tư vấn cho doanh nghiệp với mạng lưới hơn 100 phòng đại diện ở hơn 70 quốc gia khắp thế giới.

Bên cạnh các hỗ trợ về thông tin và nghiệp vụ xuất khẩu, các DNVVN tại Mỹ còn nhận được h tr tài chính của ngân hàng Ex-Im Bank cùng chương trình vay do Hội đồng Đầu tư Tư nhân Hải ngoại- OPIC, Overseas Private Investment Council cung cấp.

Ngoài ra, ở Mỹ còn có nhiều tổ chức và quỹ tín dụng khác giúp các DNVVN đổi mới công nghệ thiết bị, nhất là trợ giúp trang b nn tng công ngh thông tin

trong quản trị doanh nghiệp khiến họ tiết kiệm chi phí kinh doanh và nâng cao hiệu quả đầu tư, từ đó càng nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường nội địa, là đối thủ “đáng gờm” của tất cả các doanh nghiệp nước ngoài khi xuất khẩu vào đây.

Hiện tại có khoảng 170 nước xuất khẩu sang Hoa Kỳ, mi nước đều c gng phát huy các thế mnh riêng và tìm cách chiếm lĩnh các mảng thị trường mà mình có lợi thế so sánh cao. Có nước tận dụng các ưu thế về địa lý gần gũi để tiết kiệm chi phí vận chuyển, ưu thế cùng khối NAFTA như Mexico, Canada; hay ưu thế Kiều dân để tìm hiểu thông tin thị trường và làm đầu mối phân phối như Trung Quốc; ưu thế thuế quan ưu đãi từ các Hiệp định tự do thương mại song phương như Singapore, Chile; hay các quốc gia châu Á với chi phí nhân công rẻ và nguyên liệu khá dồi dào; quốc gia châu Âu với lợi thế công nghệ cao…

Rõ ràng để vào được thị trường Hoa Kỳ, hàng hóa nhập khẩu phải có tính cạnh tranh cao về chất lượng, giá cả, chủng loại, mẫu mã, các tiêu chuẩn an toàn, môi trường, lao động… Tp hp các yếu t đó không h d dàng tho mãn, nhất là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam là những người đến sau. Vì thế, các doanh nghiệp nước ta cần biết tránh đối đầu trực tiếp mà ngược lại nên tìm kiếm các khe hở thị trường để thâm nhập.

Đối với Việt Nam, giai đoạn trước khi thực thi Hiệp định Thương mại, hàng rào thuế quan là yếu tố chính làm giảm sức cạnh tranh và hiệu quả xuất khẩu. Từ ngày Hiệp định được thi hành 10/12/2001, hàng Việt Nam được hưởng quy chế MFN khiến thuế suất 30-40% trước đây nay giảm xuống còn 3-4% nên đã nâng sức cạnh tranh lên nhiều hơn, đặc biệt là về giá.

1.3 Cơ hội xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam

Có thể thấy cơ hội xuất khẩu cho doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn bởi Hoa Kỳ là thị trường có sức mua lớn nhất thế giới, bởi người Mỹ có những trông đợi nhất định từ việc nhập khẩu từ Việt Nam và vì tồn tại những lợi thế của bản thân doanh nghiệp nước ta đối với thị trường này.

1.3.1 THỊ TRƯỜNG CÓ SỨC MUA LỚN NHẤT

Với dân số trên 281 triệu người (năm 2002), chiếm 4,6% dân số thế giới, Mỹ là quốc gia đóng góp 20,8% tổng GDP thế giới; chiếm 17,8% tổng xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ thế giới. Mỗi năm Hoa Kỳ tiêu thụ một lượng hàng hoá và dịch vụ tương đương 5.500 tỷ USD, trong đó giá trị hàng hoá nhập khẩu là 1.100 tỷ USD. Riêng năm 1998, thị trường Mỹ tiêu thụ năng lượng tới 811.000 Megawatt, 15,5 triệu ôtô, 23 triệu chiếc TV, 60,6 tỷ USD dược phẩm, 7,3 triệu tấn bột giặt (bình quân 14,4kg/người), 1,5 tỷ USD dầu gội đầu. Hiện tại, Mỹ nhập hàng hoá từ 170 quốc gia với đủ chủng loại sản phẩm từ cao cấp như ôtô, máy bay, các công nghệ đắt tiền đến đồ dùng cá nhân như quần áo, giày dép, đồ chơi trẻ em…

Đối với nước này, ngoại thương luôn là nguồn lực quan trọng làm giàu đất nước.

Tăng trưởng thương mi và tăng trưởng GDP là hai xu hướng ch đạo của nền kinh tế Mỹ. Xuất nhập khẩu của Mỹ tăng từ 10% GDP năm 1970 lên 25% năm 1997, và một phần ba mức tăng trưởng kinh tế là do mở rộng thương mại. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ không ngừng tăng lên, trong đó kim ngạch hàng hoá chiếm trên 80%, dịch vụ chiếm gần 20%.

Xã hi Hoa K là mt xã hi tiêu thụ bởi vì phần thu nhập dành cho tiêu dùng

rất lớn. Đây chính là yếu tố rất hấp dẫn của thị trường vì các nhà làm Marketing đặc biệt tập trung khai thác các nhu cầu có khả năng thanh toán của thị trường. Thu nhập bình quân đầu người ở Hoa Kỳ là khoảng 36.200 USD vào năm 2000. Theo thống kê của Bộ Thương mại Mỹ, nước này có khoảng 98 triệu hộ gia đình,

trong đó khoảng 1 triệu hộ có tài sản trên 1 triệu USD. Số hộ còn lại có thể chia thành bốn nhóm như sau 72:

Nhóm có thu nhập thấp nhất: khoảng 17.000 USD/năm Nhóm có thu nhập trung bình: 30.000 USD/năm

Nhóm có thu nhập khá: 45.000 USD/năm Nhóm có thu nhập cao: 67.000 USD/năm

Điều đáng nói là nhóm có thu nhập thấp nhất chỉ chiếm 15% dân số, tuy vậy nhóm này cũng thu nhập cao hơn bình quân của Việt Nam gần 35 lần (500USD/năm) và họ vẫn có sức mua đáng kể đối với hàng tiêu dùng các loại, đặc biệt là các hàng hoá bình dân có xuất xứ từ các nước đang phát triển.

Người dân Mỹ có mức sống khác nhau như vậy nên nhu cầu tiêu dùng của họ cũng rất đa dạng. Tuy nhiên cơ chế thị trường ở một xã hội tiêu thụ như Hoa Kỳ cũng đã có những giải pháp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp dân cư. Bên cạnh các cửa hàng cao cấp cho người thu nhập cao còn có nhiều cửa hàng dành cho người có thu nhập thấp với giá cả phải chăng (hệ thống cửa hàng giảm giá, cửa hàng chỉ 1 USD cho mọi món hàng). Hoa Kỳ vì thế có đông đảo các đối tác nhập khẩu từ các quốc gia phát triển đến đang phát triển, họ nhập về đủ loại hàng “thượng vàng hạ cám” để phục vụ mọi tầng lớp.

Ngoài thực tế là sức mua của dân Mỹ xếp hàng cao nhất thế giới (hơn 1,7 lần so với sức mua của người Nhật và các nước EU), họ còn rất cởi mở với hàng xuất khẩu của các nước. Tâm lý Mỹ thích thử nghiệm cái mới nên dễ chấp nhận ngay cả hàng hoá từ một nước xa xôi, ít tiếng tăm. Điều đó phần nào đã tạo ra thâm hụt thương mại ngày càng tăng, đặc biệt từ những năm 1980 đến nay, do sở thích dùng hàng hoá nước ngoài của dân Mỹ vẫn trội hơn so với cầu về hàng hoá Mỹ

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng xuất khẩu và xúc tiến xuất khẩu của DNVVN vào thị trường Hoa Kỳ” (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)