Thời báo Kinh tế Saigon, trang 21, số ngày 28/2/

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng xuất khẩu và xúc tiến xuất khẩu của DNVVN vào thị trường Hoa Kỳ” (Trang 77 - 78)

Ở cấp Chính phủ, hai nước đang tiến thêm trong lộ trình hiểu biết và tăng cường hợp tác biểu hiện qua các cuộc gặp cấp cao ở các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quân sự gần đây. Trong quá trình Việt Nam đàm phán gia nhập WTO, Chính phủ Hoa Kỳ cũng đã có các hoạt động ủng hộ tích cực hơn. Các cuộc gặp mặt của lãnh đạo Việt Nam với doanh nhân Mỹ đã giúp họ hiểu thêm về chủ trương mở cửa đầu tư, khuyến khích và đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp Mỹ khi hợp tác với Việt Nam. Tình hình đầu tư của Mỹ vào Việt Nam ngày một sáng sủa, hiện xếp thứ 5 trong danh sách các nhà đầu tư nước ngoài.93 Chuyến thăm của Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư vừa qua dự định thu hút khoảng 1 tỷ USD vốn đăng ký của các doanh nghiệp lớn Mỹ đầu năm 2004 tới đây.

Về xã hội, tổng số viện trợ của Chính phủ Hoa Kỳ dành cho Việt Nam thông qua Cơ quan phát triển Quốc tế Mỹ USAID giai đoạn 1994-209402 đạt trên 40 triệu USD. Trong đó đáng kể là các lĩnh vực xoá đói giảm nghèo, sữa học đường, trao đổi nghiên cứu và giáo dục (Quỹ Giáo dục VEF của Mỹ tại Việt Nam là quỹ giáo dục quốc tế lớn nhất của Mỹ), phòng chống HIV/AIDS, giúp nạn nhân bom mìn và trẻ mồ côi, hợp tác kỹ thuật về lao động và đào tạo nghề. Riêng về thương mại, USAID đang tài trợ cho dự án STAR Vietnam trị giá 8 triệu USD trong ba năm nhằm cung cấp chuyên môn kỹ thuật đến Chính phủ Việt Nam về các vấn đề thực hiện Hiệp định tại Việt Nam cũng như các chương trình thông qua Hội đồng Thương mại Mỹ-Việt.

Nhu cầu tăng cường giao lưu tìm hiểu giữa hai nước cũng là nền tảng quan trọng để giúp doanh nghiệp cùng hợp tác. Nhiều người Mỹ, sinh viên, doanh nhân đã

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng xuất khẩu và xúc tiến xuất khẩu của DNVVN vào thị trường Hoa Kỳ” (Trang 77 - 78)