Trong khi kinh phí Marketing chiếm tỷ trọng rất thấp thì chi phí đầu vào lại cao bất hợp lý.66 Hệ quả là doanh nghiệp luôn phải lo đối phó, chạy theo chính sách giá đầu vào hơn là tập trung đầu tư, phát triển kinh doanh. Có nghiên cứu còn cho rằng, vì lo các biến động nhất thời về yếu tố đầu vào mà chủ các DNVVN Việt Nam không quen lập kế hoạch kinh doanh, chưa nói đến có kế hoạch xúc tiến.
Rõ ràng, để hoạt động tốt trên thị trường trong nước, từ đó làm cơ sở để thành công khi xuất khẩu thì các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, các DNVVN nói riêng còn cần phải giải quyết nhiều công việc liên quan đến thu thập thông tin thị trường, tư vấn luật pháp, tư vấn thiết kế từ logo doanh nghiệp đến sản phẩm mới hợp thị hiếu. Tất cả các công việc trên khó lòng có thể được thực hiện tốt do bản thân doanh nghiệp, nhất là với các DNVVN còn nhiều hạn chế về năng lực chuyên môn, nên để làm tốt họ rất cần sử dụng các dịch vụ hỗ trợ. Ở nhiều nước, dịch vụ tư vấn có thể chiếm đến 1/3 tổng chi phí đầu vào của doanh nghiệp. Nhưng ở Việt Nam, tình hình sử dụng các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh của các DNVVN còn rất hạn chế.
Nhằm tìm hiểu nhu cầu của DNVVN Việt Nam, hai cơ quan hỗ trợ DNVVN là GTZ của Đức và Swisscontact của Thụy Sỹ đã tài trợ cho một dự án nghiên cứu về thị trường dịch vụ phát triển kinh doanh ở Việt Nam. Thông tin được thu thập tại 6 tỉnh, thành phố lớn là Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương tiến hành từ giữa năm 2001 bằng phương pháp UAI (Use, Attitude,
Image). Kết quả công bố tháng 5 năm 2002 cho thấy, trong 14 nhóm dịch vụ
67được nghiên cứu, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng cáo và khuyến mãi nhiều nhất, hơn 84 tỷ đồng/năm. Loại dịch vụ phổ biến thứ hai là thu xếp tham gia hội chợ, triển lãm với tổng mức chi tiêu hơn 58 tỷ đồng. Sau đó là các dịch vụ tìm kiếm thông tin trên Internet, kế toán và kiểm toán, phần mềm, dịch vụ vi tính, thiết kế sản phẩm...
Ví dụ về dịch vụ tư vấn pháp lý, nếu như các công ty nước ngoài coi là cần thiết để phòng ngừa rủi ro, thì ngược lại, các doanh nghiệp trong nước lại xem đó là một loại hàng hóa xa xỉ. Hiệp hội Công thương TPHCM có trên 1000 hội viên nhưng không có doanh nghiệp nào sử dụng dịch vụ thường xuyên từ văn phòng Luật sư vì cho rằng mức chi 500.000-1.000.000 VND/tháng là quá cao so với những thông tin mà họ nhận được.68
Cũng qua khảo sát nêu trên, 90% các công ty tư vấn đều cho rằng hầu hết các DNVVN chưa hiểu hết giá trị của dịch vụ tư vấn. Có đến 84% số doanh nghiệp được hỏi trả lời rằng họ hoàn toàn có thể tự làm các hoạt động nghiên cứu thị trường, 71% khẳng định tự đảm nhiệm được công việc tư vấn, không cần đến sự trợ giúp của chuyên gia. Theo một điều tra khác của Tổ chức Lao động quốc tế ILO, tại Việt Nam hiện chỉ có 3% DNVVN sử dụng quảng cáo qua Internet và dịch vụ thiết kế (chủ yếu là trong ngành may mặc), 5% sử dụng các dịch vụ xuất khẩu, 7% sử dụng các dịch vụ văn phòng phẩm và thông tin. Các dịch vụ kế toán được sử dụng nhiều nhất.