Thời báo Kinh tế Saigon, trang 42, số ngày 28/3/

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng xuất khẩu và xúc tiến xuất khẩu của DNVVN vào thị trường Hoa Kỳ” (Trang 71 - 75)

giới thiệu hơn 2000 mặt hàng thuộc 9 ngành hàng để tăng cơ hội giao thương cho doanh nghiệp xuất khẩu. Tổ chức này cũng làm tốt vai trò tiếp nhận thông tin của doanh nghiệp Mỹ khi họ muốn tìm hiểu đối tác Việt Nam.

Qua các hoạt động của mình, VCCI đã có được những tư vấn rất hữu ích cho doanh nghiệp như biết hợp lực để vào Mỹ, biết thuê thiết kế và viết lời chuyên nghiệp cho catalogue, biết dùng dịch vụ kiểm toán của công ty uy tín để chứng minh năng lực kinh doanh khi giới thiệu với đối tác Mỹ, các nghiệp vụ đàm phán cập nhật nhất… Các công ty thành viên của VCCI cũng giúp doanh nghiệp lập kế hoạch và tham gia hội chợ triển lãm tại Mỹ.

Một tổ chức khác của CHLB Đức là GTZ chuyên hỗ trợ DNVVN đã lập ra dự án Xúc tiến Xuất khẩu (Export Promotion Project) có sự tham gia của Trung tâm Xúc tiến và Dịch vụ Kinh doanh BPSC, Cục Đo lường và Chất lượng STAMEQ, và VCCI để cung cấp các dịch vụ đào tạo, tư vấn, cung cấp thông tin cho doanh nghiệp đồng thời tăng cường năng lực cho mạng lưới các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh tại Việt Nam. Bản thân GTZ cũng đã tổ chức lớp học cho doanh nghiệp để tham gia hiệu quả vào các hội chợ triển lãm ở nước ngoài.

Dự án của GTZ còn nhấn mạnh vào khả năng sử dụng Internet để khai thác thông tin cho doanh nghiệp xuất khẩu. Tổ chức này đã lập trang mạng

www.smenet.com.vn thông tin về quản lý kinh doanh, pháp luật của Nhà nước, tình hình kinh tế, xuất khẩu chung và của cộng đồng DNVVN nói riêng bằng hai thứ tiếng Việt và Anh. Về xúc tiến xuất khẩu, GTZ đã cùng Báo điện tử VASC chạy trang www.exim-pro.com chuyên về thông tin thị trường và cơ hội kinh doanh, nối các doanh nghiệp Mỹ có nhu cầu nhập hàng với doanh nghiệp Việt

Ngoài ra còn có thể kể đến các tổ chức khác rất tích cực trong việc trang bị kiến thức kinh doanh quốc tế cho doanh nghiệp như Dự án phát triển kinh tế Mekong- MPDF, Swisscontact, WB, ADB, UNDP…

3.2.3 HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC HOA KỲ VÀ VIỆT KIỀU

Doanh nghip M đã ch động đến Vit Nam tìm hiểu năng lực xuất khẩu của bạn hàng, đặt mẫu mã và nhập khẩu trực tiếp về Mỹ. Điển hình là các chuyến thăm của các đoàn thuộc Hiệp hội da giày, dệt may, đồ gỗ, Hội đồng doanh nhân trẻ, một số tập đoàn bán lẻ như JC Penny, Ahold Suppliers … với kết quả là các hợp đồng được ký kết.

Ngoài ra, thông qua Phòng Thương mại Hoa Kỳ- Amcham, hay các tổ chức của Việt Nam như VCCI, các doanh nghiệp Mỹ cũng gửi đến các nhà xuất khẩu Việt Nam những lời khuyên bổ ích cùng các hứa hẹn giúp đỡ. Ví dụ họ đã khuyến cáo rằng trong quá trình đưa hàng vào Mỹ, doanh nghiệp Việt Nam nên làm việc với các Hiệp hội doanh nghiệp Mỹ, các nhà nhập khẩu trực tiếp, yêu cầu họ chịu trách nhiệm về mặt pháp lý đối với hàng nhập khẩu, hướng dẫn việc đóng gói bao bì, nhãn mác phù hợp với thị trường Mỹ. Cách làm này được họ cho là hiệu quả hơn so với việc doanh nghiệp Việt Nam thuê luật sư trực tiếp để lo mọi vấn đề về pháp lý đối với hàng hoá xuất khẩu mà lại không tốn nhiều chi phí.

Các cơ quan chính thc ca M ti Vit Nam là Đại sứ quán và Phòng Thương mại đều có các hoạt động giúp doanh nghiệp hai nước xích lại hợp tác. Có thể kể đến Triển lãm giới thiệu các công ty Mỹ với đại diện từ các bang diễn ra năm 2002 do Amcham tổ chức ở Hà Nội và TP.HCM, hay Hội thảo “Tận dụng Internet để vào Mỹ” ngày 5/12/2002 do Đại sứ quán Mỹ tổ chức. Hay chương

trình đưa 10 công ty Công nghệ thông tin sang Mỹ từ ngày 7-12/12/2003 nằm trong Dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh được USAID tài trợ. Các công ty này sẽ làm việc và đàm phán ký kết hợp đồng với các công ty công nghệ viễn thông Mỹ, tham dự lớp tập huấn về Công nghệ thông tin. Từ năm 2002 đến nay, dự án này đã hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh khi thâm nhập thị trường Mỹ với các doanh nghiệp ngành gốm sứ, nông sản và công nghệ thông tin.

Các doanh nhân, chính khách M vi tư cách cá nhân cũng là một bộ phận quan trọng trong công tác xúc tiến cho hai nước. Ví dụ điển hình là cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Pete Peterson sau khi hết nhiệm kỳ đã trở lại Việt Nam làm kinh doanh, thành lập công ty Peterson International. Do trong thời gian đương nhiệm, ông đã thường xuyên tham gia cùng các công ty Mỹ và đối tác Việt Nam giải quyết nhiều vấn đề thương mại, rồi thúc đẩy việc hoàn tất Hiệp định thương mại nên ông là một cầu nối quan trọng trong giới kinh doanh hai nước. Một trong các lĩnh vực của công ty là tư vấn, cung cấp giải pháp kinh doanh cho các công ty Mỹ vào Việt Nam. Bằng những kinh nghiệm của mình, ông cũng có những đóng góp cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ. Ví dụ như “nhà sản xuất Việt Nam phải tập trung vào cht lượngch tín. Họ phải coi mỗi đơn hàng là một mối quan hệ lâu dài, mà nếu không được xử lý đúng cách sẽ làm tổn hại không chỉ uy tín của riêng họ mà của cả những nhà xuất khẩu Việt Nam khác”. Về vấn đề còn tồn tại là tính không n định của sản phẩm Việt Nam, ông đề xuất “Kiểm tra chất lượng phải là ưu tiên hàng đầu đối với doanh nghiệp Việt Nam từ giờ trở đi.” 89

Các công ty do Vit kiu thành lp cũng đang giúp giao lưu thương mại Việt- Mỹ như Công ty American Technologies, Inc (ATI) thành công suốt 10 năm qua tại Hoa Kỳ trên lĩnh vực công nghệ ứng dụng cao, thương mại điện tử và khai thác dầu khí đã đến Việt Nam năm 1997. ATI Vietnam được thành lập mang tên Công ty Công nghệ Việt Mỹ có trụ sở tại Tennesse, Mỹ và hai văn phòng tại Hà Nội và TP. HCM, hiện đã và đang thực hiện các dự án lớn ở Hà Nội, TP. HCM, Lào Cai, Nam Định, Hải Phòng, Thái Bình, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Kiên Giang… Những công ty chuyên môi gii nhp hàng sang Mỹ cũng đã có những đóng góp đáng kể giúp hàng hoá thâm nhập vào các kênh bán lẻ. Có thể kể đến Công ty John Corporation do một gia đình Việt kiều thành lập cách đây 20 năm chuyên cung cấp hàng cho siêu thị và cửa hàng bán lẻ tại Mỹ đã phối hợp với Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP. HCM (ITPC) tổ chức mở một cửa hàng trưng bày sản phẩm Việt Nam tại Houston, Texas từ ngày 15/3/2002. 90

Gần đây nhất, công ty Việt kiều có trụ sở tại bang California là TDA, Inc. đã môi giới để hơn 80 mặt hàng thực phẩm chế biến của các doanh nghiệp Việt Nam được bán ở các siêu thị Mỹ thuộc tập đoàn Albertsons từ tháng 12 năm 2003. Các sản phẩm này đều đạt các tiêu chuẩn khắt khe về vệ sinh thực phẩm của FDA Mỹ, trong số đó có nhiều mặt hàng của các công ty xuất khẩu đã khá thành công trên thị trường này như mỳ ăn liền Colusa, đậu phộng cốt dừa Tân Tân, cà phê Trung Nguyên, thuỷ sản Cầu Tre, bánh kẹo Vinabico-Kotobuki, Liên Thành, Thanh Long, Vĩnh Lộc, Sofaco… TDA đã nối kết hàng Việt Nam với Albertsons là hệ thống siêu thị lớn thứ hai tại Mỹ với mạng lưới 2.300 siêu thị khắp nước. Trong 6 tháng đầu, số hàng nói trên sẽ được bày bán ở 50 siêu thị ở bang

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng xuất khẩu và xúc tiến xuất khẩu của DNVVN vào thị trường Hoa Kỳ” (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)