Nâng cao vai trò hỗ trợ, sử dụng hiệu quả các tổ chức tư vấn chuyên về

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng xuất khẩu và xúc tiến xuất khẩu của DNVVN vào thị trường Hoa Kỳ” (Trang 95 - 97)

2. CÁC GIẢI PHÁP LIÊN QUAN ĐẾN KHẢ NĂNG GIẢI QUYẾT CỦA CHÍNH PHỦ VÀ CÁC TỔ CHỨC

2.3 Nâng cao vai trò hỗ trợ, sử dụng hiệu quả các tổ chức tư vấn chuyên về

xuất khẩu và phát triển DNVVN

Ngoài các cơ quan xúc tiến của Nhà nước, của Hiệp hội thì những nhu cầu về hỗ trợ xuất khẩu của doanh nghiệp còn có thể được đáp ứng thông qua các trung tâm hỗ trợ xúc tiến phi Chính phủ, các tổ chức tư vấn, phát triển DNVVN.

Để các tổ chức này hoạt động hiệu quả hơn thì cần có được s chuyên môn hoá, tạo ra môi trường cạnh trạnh nhất định, giúp nâng cao chất lượng phục vụ để người hưởng lợi là chính doanh nghiệp. Các trung tâm tập trung khai thác những dịch vụ thế mạnh của mình, ví dụ: dựa trên mối liên hệ gần gũi với một số nhóm các doanh nghiệp về các yếu tố như địa lý (giúp các doanh nghiệp trên địa bàn mà tổ chức đang hoạt động); yếu tố tư vấn đặc trưng về kỹ thuật của các doanh nghiệp tư vấn (chuyên về kiểm soát chất lượng vì đòi hỏi kỹ thuật và chuyên môn cao); số khác tập trung vào dịch vụ về thông tin thương mại, xúc tiến và Marketing; về đào tạo; pháp lý… Có thể tạo ra cơ chế phân công như vậy vì một trung tâm, tổ chức không nên và cũng không thể cung cấp đầy đủ các dịch vụ mà nhà xuất khẩu cần. Các trung tâm hợp tác bổ sung cho nhau sẽ tạo ra thị trường dịch vụ đầy đủ hơn cho doanh nghiệp. Ở đây, ngoài sự tự giác của các tổ chức thì Nhà nước có thể tạo ra những chính sách ưu đãi khuyến khích sự hợp tác này.

Nhân lực, hạ tầng kỹ thuật ở các trung tâm hỗ trợ và xúc tiến xuất khẩu cũng luôn cần được bổ sung và đào tạo vì vai trò của những đơn vị này là phải đủ khả năng cung cấp các dch v tư vn chuyên sâu, thiết kế phù hợp theo yêu cầu của từng doanh nghiệp đặt hàng, trong thời gian dài (từ 6 tháng đến 1 năm hoặc hơn). Đây chính là điểm khác biệt giữa trung tâm xúc tiến của Chính phủ và phi Chính phủ nhằm tạo ra các mảng thị trường dịch vụ xúc tiến hiệu quả và chuyên nghiệp ở Việt Nam.

Để khuyến khích doanh nghip v mt tài chính khi sử dụng dịch vụ thì tổ chức tư vấn nên chia các loại dịch vụ ra thành miễn phí, phí thấp và theo phí thị trường tuỳ ngành, tuỳ doanh nghiệp và định hướng phát triển của cơ quan mình. Và thực chất hơn cả là các tổ chức này cần không ngừng tạo ra chất lượng dịch vụ cao hơn, tin cậy hơn với mức phí cạnh tranh, đánh thức thị trường đầy tiềm năng là các doanh nghiệp xuất khẩu.

Cũng trong thời gian qua đã có nhiều tổ chức quốc tế phi Chính phủ, phi lợi nhuận hoặc cả tổ chức kinh doanh giúp đỡ Việt Nam trong lĩnh vực hỗ trợ và xúc tiến. Một vài trong số đó là: DANIDA trong ngành thuỷ sản, EU trong giày dép, MPDF trong phát triển kinh tế tư nhân với các chương trình cho vay từ 250.000USD đến 10 triệu USD với mỗi dự án kinh doanh khả thi và Bộ sách đào tạo linh hoạt về kỹ năng quản trị doanh nghiệp, Bộ sách phát triển kinh tế tư nhân, GTZ và UNIDO trong hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong kinh doanh và xuất khẩu, FINNIDA trong thiết kế xây dựng chính sách thương mại, UNIDO trong xây dựng chiến lược phát triển ngành công nghiệp, UNDP và UNTAD trong việc giúp hoàn thiện thủ tục và đàm phán gia nhập WTO và nhiều tổ chức khác. Để tận dụng tốt các chương trình dự án đó, doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước đều cần cởi mở và chủ động tham gia. Đồng thời các dự án cũng cần được thiết kế cho phù hp hơn với khả năng tiếp thu và tình hình thực tế của doanh nghiệp Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng xuất khẩu và xúc tiến xuất khẩu của DNVVN vào thị trường Hoa Kỳ” (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)