Các hoạt động của Chính phủ

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng xuất khẩu và xúc tiến xuất khẩu của DNVVN vào thị trường Hoa Kỳ” (Trang 66 - 69)

Từ nhận thức về vị trí quan trọng của thị trường Mỹ và các yêu cầu riêng của công tác xúc tiến trên thị trường này, Chính phủ đã có chỉ đạo về tinh thần và đã cụ thể hoá thành văn bản là Quyết định 35/2002/QĐ-TTg ngày 12/3/2002 về

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Hiệp định Thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ. Quyết định này nhấn mạnh “Chính phủ khuyến khích doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tích cực chủ động đi vào thị trường Mỹ như mở văn phòng đại diện, đại lý, đầu tư liên doanh sản xuất kinh doanh tại thị trường này”.

Thông qua các chuyến thăm và làm vic ca các cán b cp cao, Chính phủ Việt Nam đã tiếp xúc với giới kinh doanh Hoa Kỳ để thúc đẩy hợp tác thương mại song phương. Có thể kể đến chuyến thăm của Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng năm 2001, chuyến làm việc của Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc tháng 10 và Phó Thủ tướng Vũ Khoan tháng 12/2003. Bộ trưởng đã gặp gỡ và trao đổi với các quan chức cao cấp Bộ Ngoại giao, Tài chính, Thương mại, Phòng Thương mại và cơ quan viện trợ USAID của Hoa Kỳ về tình hình thực hiện Hiệp định Thương mại, vấn đề hạn ngạch hàng dệt may và vụ kiện liên quan đến cá basa, tra.

Các dịp tiếp xúc trực tiếp cấp cao đó có khả năng tháo gỡ những hiểu lầm, khó khăn trong quá trình thực thi Hiệp định và đồng thời giới thiệu với cộng đồng doanh nghiệp Mỹ về chính sách thương mại của Việt Nam đối với thị trường Hoa Kỳ, khẳng định thêm về thiện chí hợp tác phát triển của nước ta. Các đoàn doanh nghiệp Việt Nam tháp tùng cán bộ cấp Nhà nước cũng có dịp đặc biệt để dự các hội nghị, trực tiếp giao lưu với thành phần là các doanh nghiệp lớn, uy tín của Mỹ.

Ngoài các hỗ trợ tiền đề giúp sc cho doanh nghip t bên trong như tăng sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu, hạ giá cung cấp dịch vụ viễn thông…, Chính phủ còn có chính sách phát trin th trường ngoài cho doanh nghiệp xuất khẩu như Chương trình Hỗ trợ phát triển mới của Cục Phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ - Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Theo đó tất cả các DNVVN sẽ được hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu với 70% kinh phí được lấy từ Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu của Nhà nước, còn lại sẽ do doanh nghiệp đóng góp. Chương trình này đang được bàn thảo và sẽ thực hiện vào cuối 2003. Nội dung trợ giúp là tổ chức cho doanh nghiệp đi

khảo sát, học tập trao đổi và tham dự hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm ở nước ngoài. Ngoài ra, Cục cũng sẽ xây dựng một số chính sách tạo điều kiện cho DNVVN tham gia các chương trình xuất khẩu của Nhà nước.

Trước những đòi hỏi mới từ các thị trường xuất khẩu nói chung mà công tác xúc tiến xut khu cp Nhà nước cũng dn được hoàn thin để phục vụ mọi doanh nghiệp xuất khẩu. Từ vài năm gần đây, các trung tâm xúc tiến Nhà nước đã không còn kiểu ưu tiên riêng cho doanh nghiệp quốc doanh như trước. Giờ đây, các doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế nếu năng động, thật sự có nhu cầu và qua được các đợt kiểm tra đều có thể kiếm được suất đi chào hàng tại các hội chợ nước ngoài với phần hỗ trợ dao động tuỳ chương trình khoảng 50- 95% từ ngân sách.

Điển hình về nâng cao chất lượng xúc tiến xuất khẩu cấp Nhà nước là các hoạt động ngày một tích cực của Bộ Thương mại, các cơ quan thuộc Bộ như Cục Xúc tiến Thương mại–Vietrade. Cục đã kết hợp với toàn bộ hệ thống XTTM cả nước, liên tục tổ chức các cuộc hội thảo, các khoá tập huấn cho doanh nghiệp về thị trường Mỹ và nội dung Hiệp định, in ấn phát hành các ấn phẩm, đĩa CDROM, đưa lên Internet, tổ chức và tham gia các hội chợ triển lãm, đưa các đoàn doanh nghiệp sang Mỹ… Áp dụng phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, Cục XTTM với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước về XTTM cùng 38 trung tâm XTTM thuộc các tỉnh, thành phố, các Hiệp hội ngành hàng, VCCI, các doanh nghiệp, cơ quan thông tấn báo chí… đều đã được huy động để hỗ trợ cho doanh nghiệp trên các lĩnh vực liên quan đến thị trường Mỹ.

Trong các nỗ lực của Bộ Thương mại còn có thể kể đến các chuyến thăm khảo sát Mỹ để xây dựng chiến lược phát triển hàng xuất khẩu dành riêng cho thị trường này, chuẩn bị mở Trung tâm giới thiệu hàng Việt Nam ở tầm quốc gia tại đây và đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho các công ty trước và sau khi Mỹ áp dụng thuế chống bán phá giá cá tra, basa vừa qua.

Đại diện ngoại giao của Việt Nam tại Mỹ là Đại sứ quán cũng có những thông tin tốt về tình hình thị trường này cho doanh nghiệp ở nước nhà. Riêng Đại sứ Nguyễn Tâm Chiến đã có một số bài viết đăng trên các tạp chí kinh doanh ở Việt Nam và Mỹ phản ánh thực trạng nuôi cá basa nhằm bảo vệ quan điểm là Việt Nam không bán phá giá cá này ở thị trường Mỹ. Đại sứ quán Việt Nam cũng là cầu nối liên kết các tổ chức giúp hỗ trợ doanh nghiệp như Hội đồng thương mại Mỹ-Việt, Hội đồng kinh doanh Mỹ-ASEAN, và tạo điều kiện cho các chuyến thăm của đoàn doanh nhân Mỹ sang khảo sát Việt Nam.

Thương vụ Việt Nam tại Mỹ tuy với số thành viên ít ỏi chỉ 5 người cũng đã tích cực thông tin về thị trường này qua trang chủ www.vietnam-ustrade.org cho các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận nhanh và bình đẳng. Các thông tin khá cụ thể như danh sách các hội chợ ở Hoa Kỳ hàng năm, danh sách các công ty thương mại Mỹ giúp doanh nghiệp đăng ký với FDA… đều được Thương vụ đưa kịp thời, có kèm theo phân tích ngắn gọn và tư vấn cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng xuất khẩu và xúc tiến xuất khẩu của DNVVN vào thị trường Hoa Kỳ” (Trang 66 - 69)