MẠCH ĐIỆN KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ ĐIÊZEN

Một phần của tài liệu Truyền Động Điện Đầu Máy (Trang 107 - 110)

1- SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN (BẢN VẼ)2- NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC: 2- NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC:

a- Khởi động động cơ điêzen:

+ Tay máy KM phải để ở vị trí số } 0~ + Đóng công tắc ắc quy mát BK3:

Khi bật công tắc này sẽ nối thông mạch điện từ bộ ắc quy cấp tứi cuộn dây của công tắc tơ BKБ mạch điện đi như sau:

Từ БA+→ dây 13 → đầu nối dây 4/1 → dây 12 → đầu phích cắm 1Ш30 →

khiển ΠP4 → dây 37 → công tắc BK3 → dây 38 → đầu nối dây 2/2 → dây 18 → đầu phích cắm 3Ш30 → dây 19 → cuộn dây rơle BKБ → dây 20 →

đầu âm БA-. Cuộn dây BKБ có điện, công tắc tơ BKБ làm việc sẽ đóng tiếp điểm thường mở BKБ lại nối đầu âm của bộ ắc quy với đầu âm của mạch điện đầu máy. Lúc này đèn trung hoà LC6 được cấp điện và bật sáng theo mạch: Từ БA+ → dây 13 → 4/1 → 12 → 1Ш30 → 11 → von-ampe kế →

cầu chì khởi động ΠP3- 50A → dây dẫn 61 → tay máy ở vị trí KMY (số 0)

→ dây 70 → dây 251 → đèn trung hoà LC6 → dây 236 → đầu âm БA-. + Bật công tắc điều khiển BK2:

Khi bật công tắc này sẽ nối thông mạch điện cấpcho mô bin 1БM theo mạch: Từ БA+→ dây 13 → 4/1 → 12 → 1Ш30 → 11 → von-ampe kế → cầu chì điều khiển ΠP4 → dây 43 → công tắc BK2 → dây 44 → đầu nối dây 3/28

→ dây 46 → điện trở C M → dây 47 → đầu nối dây 3/15 → dây 40 → đầu phích cắm 1Ш1 → dây 41 → đầu nối dây 4/3 → dây 42 → cuộn dây 1БM

→ БA-. Điện trở CБM có tác dụng hạn chế bớt dòng điện chạy qua cuộn dây của mô bin 1БM, đảm bảo cho cuộn dây không bị quá nóng trong suất quá trình làm việc của động cơ.

+ Xoay công tắc khởi động KCT1 xuống phía dưới hết cỡ:

Lúc này sẽ nối thông mạch điện cấp điện cho bơm điện dầu } MH~ làm việc theo mạch: Từ БA+ → cầu chì khởi động ΠP3- 50A → dây 61 → KMY →

dây 70 → đầu nối dây 3/27 → dây 71 → công tắc khởi động KCT1→ dây 73

→ đầu nối dây 5/14 → dây 57 → tiếp điểm thường đóng của rơle KMH →

dây 34 → đầu phích cắm 35 → bơm điện dầu MH → dây 36 → БA-.

Bơm điện dầu có điện làm việc sẽ hút dầu từ thùng dưới đẩy đi bôi trơn cho các bề mặt làm việc của đông cơ điêzen. Khi áp lực dầu bôi trơn đạt 3KG/cm2 thì rơle áp lực dầu PДM sẽ làm việc, tiếp điểm thường mở của rơle áp lực PДM sẽ được đóng lại nối thông mạch điện cấp đến cho cuộn dây của công tắc tơ KД và cuộn day của rơle KMH theo mạch: Từ БA+ → cầu chì khởi động ΠP3→ KMY→ công tắc KCT1→ dây 73→ đầu nối dây 5/14→

dây 59→ đầu phích cắm 1ω3→ dây 60→ đầu nối dây 5/2→ dây 65→ tiếp điểm đóng PДM→ dây 66→ đầu nối dây 5/3→ dây 67→ đầu nối dây 4/4 tại đây mạch điện chia làm hai nhánh, nhánh một qua dây 68 → cuộn dây KД→ dây 69→ БA- còn nhánh hai qua dây 55→ cuộn dây KMH→ БA-. Rơle KMH có điện sẽ gây tác dụng mở tiếp điểm thường đóng KMH làm ngắt mạch điện cấp điện đến bơm điện dầu MH, lúc này việc bôi trơn để khởi động động cơ kết thúc. Đồng thời rơle KMH sẽ đóng hai tiếp điểm thường mở của nó trên hai mạch điện sau:

* Mạch điện : Từ БA+ → cầu chì khởi động ΠP3- 50A → 61→ tay máy KMY→ 70→ 3/27→ dây 50→ tiếp điểm đóng KMH→ dây 49→ đầu nối dây 3/15→ dây 40→ đầu phích cắm 1Ш1→ dây 41→ đầu nối dây 4/3→

dây 42 → cuộn dây 1БM → БA-. Dòng điện lúc này cấp đến cho mô bin 1БM ddược tăng cường tạo điều kiện cho mô bin tác dụng kéo thanh răng nhiên liệu ở vị trí mở nhiều hơn.

* Mạch điện ‚: Từ БA+ → cầu chì khởi động ΠP3- 50A → 61→ tay máy KMY → 70→ 3/27 → 71→ KCT1 → 73 → 5/14→ 57→ dây 58→ tiếp điểm đóng KMH→ dây 52→ đầu nối dây 3/13→ dây 53→ cuộn dây KMH và lúc này rơle KMH trở thành thiết bị tự cấp điện và nó cáp điện cho cuộn dây của công tắc tơ KД theo mạch khác như sau: Từ đầu đấu dây 3/13→

dây54→ đầu phích cắm 1Ш2→ dây55→ đầu nối dây 4/4→ dây 68→ cuộn dây công tăc tơ KД→ БA-. Như vậy khi đóng hai tiếp điểm thường mở của mình rơle KMH đã có tác dụng tăng cường dòng điện áp đến cho mô bin 1БM và công tắc tơ khởi động KД.

Đồng thời với sự làm việc của rơle KMH thì công tắc tơ khởi động KД cũng làm việc và nó cấp điện cho mô bin 2БM theo mạch: БA+ → dây 14→ cuộn dây KД → dây 17→ 2БM→ БA-. Cuộn dây của công tắc tơ KД có điện sẽ gây tác dụng đóng nhanh tiếp điểm thường mở của nó và nối thông mạch điện cấp điện cho máy khởi động } CT~ làm việc theo mạch: Từ БA+ → tiếp điểm đóng của công tắc tơ KД → dây 15→ máy khởi động CT→ dây 16→

БA-.

Máy khởi động làm việc, động cơ điêzen được khởi động, hai mô bin 1БM và 2БM cùng tác dụng kéo thanh răng nhiên liệu để khởi động động cơ. Khi máy khởi động đã làm việc thì không quá 5 giây sau đó phải thả nút khởi động KCT1 ra. Lúc này cuộn dây của rơle KMH và công tắc tơ KД bị ngắt điện, máy khởi động ngừng làm việc, mô bin 2БM cũng mất điện, chỉ còn mô bin 1БM là luôn có điện để kéo thanh răng nhiên liệu ở vị trí cấp nhiên liệu tối thiểu cho động cơ làm việc không tải; và mạch điện cấp cho mô bin 1БM lại qua điện trở CБM.

Các chú ý khi khởi động động cơ:

- Trong thời gian khởi động động cơ không nên đưa các thiết bị tiêu thụ điện khác vào làm việc để dảm bảo đủ điện áp khởi động.

- Được phép khởi động động cơ 3 lần, mỗi lần cho máy khởi động làm việc không quá 5 giây, thời gian ngắt quãng giữa các lần từ 20 - 25 giây.

- Khi động cơ điêzen đang làm việc cấm không được ấn nút khởi động.

b- Tăng tốc độ vòng quay động cơ:

Việc tăng tốc độ vòng quay của động cơ điêzen được thực hiện bằng cách tăng lượng nhiên liệu cấp vào buồng cháy của động cơ. Muốn vậy tài xế đưa

tay máy KM từ vị trí số 0 sang vị trí số 2 đến số 8. Tuỳ theo vị trí của tay máy mà các van điện không BPД1 ; BPД2 ; BPД3 có điện và điều khiển kéo thanh răng nhiên liệu thông qua hộp xi lanh gia tốc của động cơ. Mạch điện được cấp đến các van điện không theo mạch sau: Từ 24V+ (ắc quy hoặc máy phát)→ cầu chì điều khiển ΠP4 → dây 43 → công tắc BK2 → dây 44 →

dây 45 → phía dưới các van của tay máy KM (cam I, II, III, IV) → tuỳ theo vị trí của cam tay máy mà cấp điện cho các van điện không tương ứng.

Muốn giảm tốc độ động cơ thì quay tay máy ở các vị trí thấp hơn. Bảng tốc độ động cơ: KM VĐK 0 1 2 3 4 5 6 7 8 BP 1 - - + - + - + - + BP 2 - - - + + - - + + BP 3 - - - + + + + n:(v/p) 500 500 650 820 1020 1250 1400 1520 1600

Chú ý: khi quay tay máy KM phải đưa qua từng vị trí một trong một khoảng thời gian nhất định, cấm không được quay tay máy cùng một lúc qua nhiều vị trí vì nó dễ làm cháy các tiếp điểm ở cam máy hoặc làm mẻ các bánh răng ở hộp giảm tốc trục của đầu máy.

c- Khởi hành đầu máy:

Việc khởi hành đầu máy được tiến hành như sau: - Để tay máy KM ở vị trí số 0.

- Đảo chiều đầu máy theo hướng được chạy.

- Bật công tắc TĐTL (BK4) để đưa bộ TĐTL vào làm việc.

Đưa tay máy KM sang vị trí số 2 và tăng dần đến số 8 → LC6 tắt lúc này đầu máy bát đầu chạy với vận tốc tăng dần.

d- Tắt máy:

- Tắt công tắc thuỷ lực BK4 nếu đầu máy đang chạy dừng lại. - Đưa tay máy KM về số 0

- Tắt công tắc điều khiển BK2, lúc này mô bin 1БM bị mất điện và động cơ điêzen ngừng làm việc.

- Tắt công tắc mát ắc quy BK3 nếu đầu máy dừng hẳn không làm việc nữa.

Một phần của tài liệu Truyền Động Điện Đầu Máy (Trang 107 - 110)