BỘ TIẾT CHẾ PPT-

Một phần của tài liệu Truyền Động Điện Đầu Máy (Trang 91 - 95)

1- CÔNG DỤNG :

Bộ tiết chế có tác dụng đảm bảo độ tin cậy cho chế độ hoạt động song song của bộ ắc quy và máy phát nạp điện trong các chế độ làm việc khác nhau của máy phát.

Vì bộ ắc quy và máy phát điện được mắc song song vào mạch của các thiết bị điện động cơ Điêzen. Điện thế của máy phát điện tăng tỷ lệ thuận với tần số quay của của trục khuỷu động cơ Điezen. Khi động cơ Điêzen làm việc với số vòng quay nhỏ ( dưới 700 vòng/ phút ), điện áp của máy phát điện không đạt tới 24 v và do đó điện áp của bộ ắc quy sẽ lớn hơn điện áp của máy phát điện. Trong trường hợp này dòng điện có thể đi từ ắc quy vào máy phát điện và bộ ắc quy bị phóng điện, đồng thời vì điện trở cuộn dây phần ứng của máy phát nhỏ nên dòng điện phóng có thể rất lớn và làm cháy cuộn dây này. Do đó trong bộ tiết chế có lắp một rơ le ngăn dòng điện ngược để tự động ngắt bộ ắc quy ra khỏi máy phát điện khi điện áp của máy phát điện giảm nhỏ hơn điện áp của bộ ác quy và tự động đấu máy phát điện với ắc quy sau khi điện áp của máy phát lớn hơn điện áp của bộ ắc quy để máy phát nạp điện cho ắc quy.

Khi số vòng quay của trục khuỷu động cơ Điêzen thay đổi từ 750- 1500 vòng/ phút và lớn hơn, điện thế của máy phát điện có thể tăng lên rất lớn và làm hỏng các thiết bị dùng điện lắp trong mạch. Vì thế trong bộ tiết chế còn lắp hai bộ phận điều chỉnh điện thế để duy trì tự động điện thế của máy phát điện trong giới hạn 27-29 V.

Trong bộ tiết chế còn lắp hai bộ phận hạn chế bộ phận cường độ dòng điện của máy phát trong phạm vi cho phép từ 43-53 ampe, nhằm bảo vệ các quận dây của máy phát điện không bị quá tải.

2- VỊ TRÍ :

- Được bắt trên giá phía bên trái của đầu máy, cùng với 6 van điện không vá ở phía dưới của các van điện không này.

3- CẤU TẠO:

Bao gồm 3 cụm rơ le điện từ đặt trong một hộp có nắp đậy.

a- Rơ le điều chỉnh điện thế:

+ Công dụng

Duy trì điện áp của máy phát trong phạm vi quy định từ 27-29V. Khống chế không cho điện áp của máy phát vượt quá 29V với mọi tốc độ của động cơ.

+ Cấu tạo:

Gồm có hai rơ le điều chỉnh điện thế có cấu tạo giống nhau:

Bao gồm: Một quận dây từ hoá quấn quanh lõi thép, quận dây này mắc song song với mạch ngoài của máy phát điện. Một tiếp điểm thườg đóng K2 và điện trở để điều chỉnh dòng điện.

b- Rơ le điều chỉnh cường độ dòng điện:

+ Công dụng:

Để điều chỉnh cường độ dòng điện của máy phát phát ra nằm trong trị số định mức từ 43 - 53 A.

+ Cấu tạo:

Rơle điều chỉnh cường độ dòng điện có cấu tạo giống rơle điều chỉnh điện áp chỉ khác ở chỗ là cuộn dây từ hoá quấn quanh lõi thép có tiết diện lớn hơn, số vòng quấn ít hơn và dây quấn được mắc nối tiếp với phụ tải bên ngoài.

c- Rơ le điều chỉnh dòng điện ngược:

+ Công dụng :

Tự động khống chế không cho đòng điện chạy từ ắc quy trở về máy phát điện khi điện áp của máy phát điện phát ra nhỏ hơn điện áp của bộ ắc quy và đóng mạch điện khi điện áp của máy phát lớn hơn điện áp của bộ ắc quy để nạp điện cho ắc quy .

Rơle ngăn dòng điện ngược gồm có hai cuộn quấn chung vào một lõi thép, có hướng quấn ngược chiều nhau .Cuộn dây C được đấu / / với cuộn dây của rô to máy phát điện ( cuộn dây điều hoà nhiệt độ). Щ: cuộn dây từ trường. Phía trên cuộn dây và lõi thép có tiếp điểm thường mở Ko.

4- NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC TỔNG HỢP CỦA BỘ TIẾT CHẾ PPT-32:a- Rơ le hạn chế dòng điện ngược POP: a- Rơ le hạn chế dòng điện ngược POP:

*Khi động cơ Diêzen làm việc tốc độ vòng quay của trục khuỷu động cơ lớn hơn 750 v/p. Lúc này điện áp do máy phát phát ra đạt trị số định mức (UM F>

24 v) . Vì vậy lực từ tổng hợp do 2 cuộn dây m và c lớn hơn lực kéo của lò so. Tiếp điểm thường mở K0 đóng lại. Máy phát nạp điện cho ắc quy theo đường từ :

Я+→ C → A → Tiếp điểm đóng K0 →

→ Cuộn dây C 1 → Cuộn dây C1 → ắc quy BA → Я-

* Vì một lý do nào đó hoặc tốc độ động cơ giảm xuống nhỏ hơn 750v/p làm cho điện áp của máy phát nhỏ hơn điện áp của ắc quy(UM F<Uắc quy) và ắc quy có thể phóng điện ngược chở lại máy phát theo đường:

БA+→ C1→ C1→K0→ A → qua dây Щ→ điện trở ДC → M → Я-

→ Щ → ДC→ M→PC→ ДC→Щ3 →BC→ Щ2

hoặc Щ → ДC → M→ PC → ДC→Щ3’→ BC’→Щ1

Do điện áp của máy phát giảm xuống làm cho lừc từ tổng hợp của cuộn dây mvà c giảm và nhỏ hơn lực kéo của lò xo, lò xo sẽ kéo cần tiếp điểm đi lên và tiếp điểm thường mở K0 được mở ra vì vậy dòng điện từ ắc quy không quay trở về máy phát được.

Khi tiếp điểm Ko mở ra dòng điện từ máy phát phát ra chạy như sau : Я+ →C→A→Щ→ ДC→ M →Я- hoặc Щ1 và Щ2

Chú ý: Khi điện áp của ắc quy lớn hơn điện áp của máy phát thì tiếp điểm Ko

phải mở ra sau 2-3 giây.

b- Rơ le điều chỉnh dòng điện (PT):

Ở trạng thái làm việc bình thường, điện áp của máy phát phát ra nằm trong phạm vi quy định từ 27 đến 29 vôn, thì 2 tiếp điểm K1 và K1 là hai tiếp điểm thường đóng và dòng điện từ máy phát phát ra đi như sau: từ Я+ điểm

B tiếp điểm thường đóng K2 cuộn dây C3 tiếp điểm thường đóng K1 → cuộn dây B1 → Щ2 trở về Я-

hoặc từ Я+ → b → c → d → K2 → C3 → K1 → B1 → Щ1 trở về Я-

Lúc này chỉ có các cuộn dây C1, C1, B1, B1 là có dòng điện chạy qua. Lực từ tổng hợp của các cuộn dây C1, B1, và C1, B1 nhỏ hơn lực kéo của lò so vì vậy tiếp điểm thường đóng K1 và K1 vẫn đóng.

Vì một lý do nào đó mà dòng điện do máy phát phát ra có cường độ lớn hơn 53 ampe, làm cho lực từ do các cuộn dây C1;C1; B1; B1 sinh ra rất lớn và lực từ tổng hợp :FC1 + FB1 > FLO SO (xác định chiều của lực từ theo quy tắc của cái vặn nút chai), cần tiếp điểm lúc này bị hút xuống và tiếp điểm thường đóng K1 và K

1 được mở ra, dòng điện phát ra từ máy phát không còn đi qua được tiếp điểm K1 K1 mà phải đi qua cuộn dây Y1; Y1 có điện trở lớn làm cho cường độ dòng điện giảm xuống và dòng điện của các cuộn dây kích từ giảm từ trường của các cực từ giảm theo dẫn tới dòng điện cảm ứng do máy phát phát ra giảm xuống trở về định mức hiện tượng quá tải của máy phát bị loại trừ, các tiếp điểm thường đóng K1 và K1 lại được đóng lại.

Chú ý: Cuộn dây Y1 và Y1 có điện trở lớn làm cho dòng điện chạy qua nó

để về các cuộn dây kích từ của máy phát giảm, đồng thời gây tác dụng đóng nhanh K1 và K1 vì:

FT = ( FLO SO + FY 1) - ( FB1 + FC1)

c- Rơ le điều áp (PH):

Khi tốc độ của động cơ lớn hơn750 v/p, điện áp của máy phát phát ra đạt trị số định mức từ 27-29 vôn, các tiếp điểm K2 và K2 là các tiếp điểm thường đóng, lực từ tổng hợp của các cuộn dây C3 hoặc C3

lúc này nhỏ hơn lực lò so:

FLO SO > F 3 - F C 3

Khi điện áp của máy phát phát ra vượt quá quy định thì lực từ của cuộn dây m3 và m3 tăng lên rất nhiều vì là dây hợp kim, còn cuộn dây C3 và C3 tăng ít vì là dây đồng. Do đó lực từ tổng hợp lúc này lớn hơn lực lò so và cần tiếp điểm bị hút đi xuống, các tiếp điểm thường đóng K2 và K2được mở ra, dòng điện từ máy phát phát ra trở về các cuộn kích từ được đi như sau (không qua K1 và K1):

Từ Я+ → b → c → điện trở YC → điện trở BC → Щ2

Hoặc Я+ → b → c → điện trở YC’ → điện trở BC’ → Щ1

Do dòng điện phải đi qua 4 điện trở nên khi trở về các cuộn dây kích từ bị giảm xuống làm cho máy phát phát ra dòng điện cảm ứng cũng có điện áp giảm và trở về trị số định mức, lúc này lực từ tổng hợp lại nhỏ hơn lực lò so và tiếp điểm thường đóng K1 và K2’ được đóng lại, duy trì dòng điện của máy phát ở trị số định mức.

Chú ý:

- Cuộn dây Щ3 và Щ3’ khống chế sự đóng mở tiếp điểm K2 và K2’ và trong mọi trường hợp nó luôn có dòng điện chạy qua.

- Cuộn dây C3 và C3’ có tác dụng để bù nhiệt và làm cho tiếp điểm K2 và K2’

đóng nhanh lại khi điện áp đúng quy định.

Một phần của tài liệu Truyền Động Điện Đầu Máy (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w