MẠCH CHỐNG TRƯỢT:

Một phần của tài liệu Truyền Động Điện Đầu Máy (Trang 62 - 79)

VII- MẠCH ĐIỆN BẢO VỆ

2- MẠCH CHỐNG TRƯỢT:

Trên đầu máy D18E có bố trí 6 động cơ điện kéo một chiều hoàn toàn giống nhau vì vậy khi làm việc nó có cùng tốc độ và mô men quay. Nếu một trục bánh xe bị trượt tức là tốc độ quay của cặp động cơ điện kéo đó không cùng tốc độ. Vì vậy trên đầu máy có bố trí 3 rơ le phát hiện lệch áp RDPT (1→3) và 2 rơ le phát hiện lệch dòng RDPC (1→2).

- Khi có dòng điện qua rơ le phát hiện lệch áp, chứng tỏ có sự sai khác về điện áp giữa một cặp động cơ điện kéo.

- Khi có dòng điện qua rơ le phát hiện lệch dòng, chứng tỏ có sự sai khác về dòng điện giữa hai cặp động cơ điện kéo.

Khi một trong hai loại rơ le trên có điện, tiếp điểm thường đóng của nó mở ra làm mất điện rơ le chống trượt RAP1 và RAP2.

- Rơ le RAP1 sẽ tác động :

+ Cấp điện cho van điện không EVAP gây hãm nhẹ đoàn tàu.

+ Sau 15 giây cấp điện cho van điện không xả cát để xả một lớp cát mỏng

xuống đường ray.

+ Làm giảm sức kéo thông qua rơ le giảm kích từ SRE. - Rơ le RAP2 sẽ tác động:

+ Đóng mạch cấp điện cho đèn cảnh báo LP và chuông chống trượt SOAP.

+ Làm giảm dòng kích từ của máy phát điện chính thông qua việc cấp điện

cho rơ le SRE.

+ Nếu sự trượt kéo dài quá 15 giây, đưa động cơ diezen về làm việc ở chế độ

ga răng ty thông qua rơ le RCD.

Trong mạch chống trượt có nút ấn xả cát BAP. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG V

1-Trình bày nguyên lý làm việc của mạch điện khởi động động cơ diêzen trên đầu máy D18E?

2- Trình bày nguyên lý làm việc của mạch điện gia tốc động cơ diêzen trên đầu máy D18E?

3- Trình bày nguyên lý làm việc của mạch điện nhiệt độ nước làm mát trên đầu máy D18E?

4- Trình bày nguyên lý làm việc của mạch điện điều khiển giảm yếu từ trường trên đầu máy D18E?

5- Trình bày nguyên lý làm việc của mạch điện chống ngủ gật trên đầu máy D18E?

6- Trình bày nguyên lý làm việc của mạch điện chống trượt trên đầu máy D18E?

7- Trình bày nguyên lý cấu tạo của máy phát điện phụ trên đầu máy D18E? 8- Trình bày nguyên lý cấu tạo của máy phát điện chính trên đầu máy D18E?

PHẦN THỨ HAI : TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN ĐẦU MÁY D18E

CHƯƠNG V - CÁC THIẾT BỊ CHÍNH VÀ MẠCH ĐIỆN CỦA ĐẦU MÁY D18E

I- CÁC KÝ HIỆU SỬ DỤNG TRÊN MẠCH ĐIỆN :

- Trên mỗi bản vẽ có chia làm 32 phần đánh số từ 1-32, điều này hướng dẫn chúng ta tìm toạ độ của đường dây ở bản vẽ tiếp sau sẽ được nối liền mạch với bản vẽ đang dùng :

VD : trên bản vẽ số 6 có thi 5/32 ở trục toạ độ số 25 của bản vẽ số 6 . Vậy nguồn cấp điện lấy từ bản vẽ số 5 phần 32, tức là tại bản vẽ số 5 ở phần 32 có ghi 6/25.

- Dưới từng rơ le hoặc cuộn dây có ghi ký hiệu O và 2. nghĩa là dấu O là tiếp điểm thường mở còn dấu 2 là tiếp điểm thường đóng.

VD : Rơ le RAM có ghi :

O 2

7/22 5/03 7/22 5/15 6/24

Nghĩa là : tại phần 22 bản vẽ số 7 tiếp điểm RAM là thường mở còn tại phần 05 bản vẽ 51, bản vẽ 05 phần 15 và bản vẽ 6 phần 24 tiếp điểm RAM thường đóng.

- Các ký hiệu

0 0

1 1 hoặc các ký hiệu khác

2 2

có bao nhiêu ô thì công tắc đó có bấy nhiêu vị trí. VD : Công tắc tay ga có 9 vị trí : từ 0→8.

ậ vị trí có đường gạch chéo lên nhau là biểu thị tại vị trí đó có điện. - Ký hiệu : đóng mở có thời gian

- Ký hiệu : nút ấn bằng tay - Ký hiệu : Rơ le thời gian -

: rơ le điện

- : l à loại kết hợp giữa điện và không khí.

Dùng điện để mở đường gió, hoặc dùng gió để đóng tiếp điểm điện như KP1..KP3.

- Các chữ ghi trên bản vẽ đựoc chú thích bằng tiếng việt.

- Trên mỗi thiết bị đều ghi rõ các ý hiệu ở các chỗ đấu dây bằng số hoặc bằng chữ.

VD : Đấu dây vào bộ COVL ( bộ báo và di chuyển cấp tốc độ). Cọc số 1 : lắp dây 1103 B từ CAVL cọc B

- “ 2 : “ 1102A từ X 804 cọc 137.

Tức là cọc 1 bộ COVL lắp dây 1103 B lấy từ đầu từ CAVL cọc B đến cọc 2 bộ COVL lắp dây 1102A từ đâù hộp X804 cọc 137.

- Sơ đồ đấu dây của các dây và các hộp để chuyển tiếp hoặc đi đến thiết bị. VD : cọc 1 và cọc 2 hộp X802

103E 103D

104C 104B

Nghiã là tại cọc 1 và cọc 2 hộp X804 được đấu v ới các dây có số đầu dây trên sơ đồ là c ọc l là 103E và 103D, cọc2 ( 104 C và 104B)

II- MẠCH NGUỒN

1- CÁC THIẾT BỊ CÓ TRONG MẠCHa- Nhóm ắc qui (BAT) a- Nhóm ắc qui (BAT)

Dưới ca bin có 2 hộp ác qui, lấy ắc qui ra bằng cách kéo ngăn kéo ở 2 bên sườn đầu máy có 12 bình mỗi bình 3 ngăn, mỗi ngăn có điện áp 2 vôn mắc nối tiếp các bình để có điện áp 72 vôn và dung lượng 320 Ah để cung cấp điện cho mạch thấp áp. Ắc qui kiểu ắc qui chì.

b- Cầu dao ắc qui (SBAT):

Là thiết bị dùng để đóng hoặc ngắt nhóm ắc qui với mạch điện thấp áp. Cầu dao được đặt ở vách ca bin đầu máy.

c- Cầu chì ắc qui (FB) :

Để bảo vệ mạch thấp áp, chống lại sự quá tải (trừ khởi động động cơ).

d- Máy phát điện phụ (AA):

Máy phát điện phụ được dẫn động bởi động cơ Diezel thông qua trục các đăng và dây cua roa. Đây là máy phát điện 3 pha không có cổ góp, không có vành đổi chiều. Rô to cấu tạo bằng một vành răng đơn giản cho phép từ thông đi qua từ cực bắc đến cực nam bằng con đường ngắn nhất trên các đỉnh răng. Những cuộn dây phần cảm và những cuộn dây 3 pha phần ứng được đặt trong Stato.

+ Cuộn dây phần cảm được cung cấp điện một chiều điều chỉnh qua bộ điều tiết và bộ chỉnh lưu REAA.

+ Cuộn dây phần ứng là cuộn 3 pha và được đặt vào các rãnh cực từ của Stator một phần và phần khác của các cuộn dây là phần cảm.

+ Rô to quay làm cho từ thông thay đổi và sinh ra một từ trường điện áp thay đổi ở những cuộn dây phần ứng nằm trên Stator.

Dòng điện ra được chỉnh lưu (nắn dòng) bằng 6 đi ốt thành dòng một chiều nạp cho ắc qui.

2- NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC:

Khi động cơ Diezel làm việc, máy phát điện phụ được lai dẫn và phát ra dòng điện, thông qua bộ điều tiết REAA dòng điện đưa ra là dòng điện một chiều, điện áp 84 vôn và nạp điện cho ắc qui. Bộ ắc qui dùng để cấp điện cho máy khởi động để khởi động động cơ Diezel và cấp điện cho các mạch phục vụ, các thiết bị điện phụ khi động cơ Diezel không quay.

* Điều chỉnh dòng điện của máy phát điện phụ:

Nhiệm vụ của bộ điều tiết REAA là duy trì một điện áp không đổi của máy phát điện phụ, bằng cách điều chỉnh dòng kích từ tạo tốc độ quay của máy phát điệ phụ và dòng điện nạp cho ắc qui.

Thành phần cơ bản của bộ điều tiết là khuyếch đại từ để bão hoà từ của vành điều khiển điện áp và dòng điện phát ra của máy phát điện phụ sau khi ra khỏi bộ chỉnh lưu.

Dòng điện kích từ của các cuộn dây phần cảm đặt ở Stator biến đổi nhằm bão hoà từ của bộ khuyếch đại điện từ đảm bảo duy trì điện áp ra là 84 vôn và dòng điện ở mức 72A.

*) Sự nạp và phóng điện của ắc qui :

Việc nạp điện cho ắc qui được tiến hành sau khi động cơDiezel đã nổ. Máy phát điện phụ cấp điện cho các mạch điện áp thấp và nạp điện cho ắc qui.

Trong trường hợp mạch điện áp thấp không đủ công suất, mạch nạp điện cho ắc qui bị quá tải.

Một đầu cảm ứng dòng điện điều khiển bộ khuyếch đại từ và hạn chế dòng điện phát ra khoảng 65 A đó là dòng lớn nhất để nạp cho ắc qui.

Mỗi bàn lái có một đồng hồ báo cường độ và điện áp nạp cho ắc qui hoặc báo sự phóng điện của ắc qui và một đồng hồ vôn kế chỉ điện áp cấp vào các đầu dây trong mạch thấp áp.

III- MẠCH CHIẾU SÁNG VÀ THỬ CHẠM MÁT:

1 - THỬ CHẠM MÁT :

- Có một nút ấn thử mát âm và 2 đèn cảnh báo để kiểm tra xem mạch thấp áp có bị chạm mát hay không.

- Nút ấn thử mát BTM lắp trên cực dương của mạch thấp áp với đất qua l đèn cảnh báo thử mát âm LTMN và nối với cực âm của mạch thấp áp và đất qua 1 đèn thử mát dương LTMP.

+ Đèn sáng yếu chứng tỏ mạch đúng điện.

+ Đèn LTMP sáng mạnh và đèn LTMN hầu như không sáng chứng tỏ mạch bị chạm mát dương.

+ Đèn LTMP sáng mạnh, đèn LTMP sáng quá yếu chứng tỏ mạch chạm mát âm.

2- MẠCH CHIẾU SÁNG TRONG ;

- Công tắc chiếu sáng chung IGE kiểm tra mạch chiếu sáng, mạch này được bảo vệ bằng cầu chì F1.

- Công tắc chiếu sáng IE đặt trên bàn lái để tắt mở điện chiếu sáng các bóng đèn buồng ca bin và các đèn ở các khoang máy.

- Mỗi bàn lái có 1 đền LPC, 5 đèn trong các buồng máy LSM , một đèn trong tủ điện thấp áp LBT và một đèn trong tủ điện cao áp LHT.

- Mỗi bàn lái có một quạt làm mát VEC và công tắc điều khiển quạt IVE. - Ổ cắm điện gồm có :

+ PRPC : ổ cắm ở dưới ca bin cạnh thành máy. + PRHT : ổ cắm ở tủ điện cao áp.

+ PRBT : “ “ thấp áp.

Và hai ổ cắm trong các khoang máy : PRM1-2.

- Cầu chì F2 bảo vệ mạch quạt, các ổ cắm và đèn chiếu sáng.

- Một bếp điện CP đặt ở trong ca bin làm việc qua công tắc ICP và được bảo vệ bởi cầu chì F4 .

3- MẠCH CHIẾU SÁNG NGOÀI :

+ 2 đèn cốt trắng FB và 2 cốt đỏ cho mỗi phía của đầu máy

+ Mỗi phía trước sau có l pha chiếu xa PA. Công tắc IF bật 2 cốt trắng l đầu và 2 cốt đỏ đầu khia của đầu máy sáng. Thông thường 2 cốt trắng sáng theo hướng chạy tàu còn 2 cốt đỏ sáng ở phía sau đầu máy.

+ Công tắc IP của đèn pha trước đầu máy làm sáng đèn theo chiều chạy đã chọn.

IV- MẠCH KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ :

1- MÔ TẢ MẠCH :

Ở bánh đà động cơ Diezel có l vành răng ăn khớp với bánh răng máy đề khởi động.

Hai máy đề khởi động động cơ là làm việc song song , các máy đề là kiểu trục bánh răng dịch chuyển đi lại. Phần cảm ứng không thể dịch chuyển được theo chiêù dọc trục và được lắp trên gối đỡ cạnh bánh răng và cạnh cổ góp. Đồng thời phần cảm lắp trên trục lõm để giữ trục của bánh răng, ở phía ăn khớp, theo chiều dọc trục có một đĩa ma sát nhiều răng để ép trục của bánh răng ăn khớp với phần trượt của ty ăn khớp truyền qua trục chữ thập

của phần cảm khi ty tiến lên phía trước bánh răng hướng vào vành bánh răng ở bánh đà. Bánh răng này vào ăn khớp để khởi động động cơ và tự động nhả ra khi động cơ diezel đã làm việc.

+ Có 2 cuộn dây gồm :

- Cuộn nối tiếp : Tạo ra từ thông khởi động.

- Cuộn thứ hai nối song song (cuộn hãm) tạo ra từ thông chống lại sự giảm của mô men khởi động khi ăn khớp.

+ RRDE : Rơ le lập lại đề : là rơ le thời gian lập lại đề để cắt mạch khởi động nếu một trong 2 động cơ đề không ăn khớp ở trạng thái bình thường. + RMPD : Rơ le tác động song song : nó điều khiển sự ăn khớp của động cơ đề thứ 2 sau khi đã bảo đảm rằng động cơ đề thứ nhất đã đề tốt.

+ Quá trình khởi động:

Ngay sau khi đóng công tắc mạch phục vụ khởi động động cơ Diezel, động cơ đề đầu tiên lao bánh răng vào ăn khớp với vành răng bánh đà động cơ diezel, các tiếp điểm của cuộn dây sẽ đẩy bánh răng của máy đề vào vịt rí ăn khớp và rô to của máy đề bắt đầu quay chậm.

Khi máy đề thứ l ăn khớp hoàn toàn và máy đề thứ 2 cũng tác động như vậy. Khi cả hai máy đề đã ăn khớp thì lực khuyếch đại của 2 máy đề được phát huy lớn nhất.

Một thiết bị tái lập lại mạch đề được tác động trong trường hợp sự đề nổ quá dài thời gian, khi đó rơ le thời gian cắt đề tác động đưa 2 máy đề về vị trí. Khi rơ le nhiệt làm việc, nó làm dừng quá trình đề lại.

Khi động cơ đã nổ thì từng máy đề nhả ăn khớp một cách tự động nhằm tránh cho máy đề bị siêu tốc đồng thời rơ le tự động tắt dòng điện cấp cho máy đề.

2- NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA MẠCH KHỞI ĐỘNG.

Sau khi đóng cầu dao ắc qui, cầu dao ánh sáng chung, công tắc giảm yếu từ trường (Sun) ở số 0, tay máy ở nấc 0, tay gạt đảo chiều đặt ở vị trí trung gian,

công tắc chuyển đổi bàn lái ở vị trí phù hợp, xoay công tắc điều khiển rơ le về vị trí RUN (công tắc điều khiển rơ le ICD - bản vẽ B6).

- Ấn nút khởi động rơ le BLD lần thứ nhất thì bơm dầu bôi trơn làm việc nhờ dòng điện cấp qua rơ le thời gian khởi động RTLD. Tiếp điểm áp lực dầu CPCD đóng khi áp lực dầu bôi trơn đủ.

- Rơ le thời gian đóng tiếp điểm sau 3 phút. Nó đóng 2 tiếp điểm đó làm sáng đèn cảnh báo chạm mát dương cho phép khơỉ động rơ le.

- Ấn nút khởi động động cơ diezel lần thứ 2 cấp điện điều khiển tới mạch đề rơ le.

- Dòng điện từ dây dương 404 → qua máy đề MDR và MDG cấp điện qua dây dương 410 của cuộn RRDE để đóng tiếp điểm giữa các cực dưoưng 412

và 101- Cực dương 412 cấp điện cho cuộn (RMPD -)E/I để đóng tiếp điểm giữa cực dương 413 và 101.

- Cực dương 413 cấp điện cho cuộn E và G của MDG bằng cách đẩy cuộn cảm của MDG quay chậm. Cuộn cảm ăn khớp thì dẫn tới đóng tiếp điểm dây 412 và 407.

- Cực dương 407 cấp điện cho cuộn ( RMPD-)E/II để đóng tiếp điểm của nó giữa cực dương 101 và 406.

- Khi các cực dương 406 và 101 đóng nó sẽ lập lại ở đề MDR và đóng tiếp điểm giũa các cực dương 407 và 405.

- Dây dương 405 có điện đồng thời cuộn EII của RRDE có điện và cuộn E/III của RMPD có điện. Khi đó trong mạch công suất đề đã đầy đủ 2 máy đề MDG và MDR hoạt động khởi động động cơ Khi động cơ đã nổ nó dẫn động máy phát điện phụ làm việc. Điện phát ra ở máy phát điện phụ cấp cho mạch rơ le bảo vệ động cơ diezel RDL làm cắt ngay dòng cung cấp điện vào dây dương 404, cắt điện mạch đề và ngăn cản tác dụng của mạch đề khi động cơ diezel đã làm việc.

V- MẠCH ĐIỀU KHIỂN CHUNG.

1- NGUỒN CẤP ĐIỆN :

Mạch này là các mạch tập hợp các mạch điện áp thấp, nó được cấp điện bằng ắc qui hoặc bằng nguồn điện của máy phát điện phụ khi động cơ Diezel làm việc.- Công tắc phục vụ chung IGA kiểm tra mạch điều khiển động cơ diezel và các mô tơ điện kéo, mạch khởi động động cơ, mạch bảo vệ và mạch các đèn chiếu sáng.- Cầu chì phục vụ chung F6 đảm bảo cho mạch chống lại sự quá tải.

2- GIA TỐC ĐỘNG CƠ DIEZEL :

Để gia tốc được vòng quay động cơ diezel, người ta dùng tay ga MC để

Một phần của tài liệu Truyền Động Điện Đầu Máy (Trang 62 - 79)