BỘ ĐIỀU KHIỂN TRUNG TÂM CR

Một phần của tài liệu Truyền Động Điện Đầu Máy (Trang 29 - 33)

Bộ điều khiển trung tâm, tập trung tất cả các điện tử điều khiển của đầu máy. Các mạch còn lại của đầu máy được liên lạc với bộ điều khiển bằng các tính hiệu vào và ra.

1- BỘ ĐIỀU KHIỂN TRUNG TÂM CR :

a- Bộ điều khiểnnạp bình ắc qui YRN :

A1 : nối với cực dương

A2 : Tín hiệu vào - điện thế của máy phát

B : Tín hiệu ra - cung cấp kích thích cho máy nạp ND D : nối vào cực âm.

MD; C : Tín hiệu vào tủ điện, trở thành Shunt dòng nạp SH2.

b- Bộ điều chỉnh sức kéo :

UB1 : Nối với cực dương cho nguồn YN/1+18 qua R17/1-2 UB2 “ “ YNZ/-18 “ R18/1-2 UB3 : “ “ YKS qua R19/1-2 CSO : điều khiển sự làm việc của rơ le giãy máy

CZ1 : “ “ giảm từ RZ1

CZ2 : “ “ “ RZ2

RIBG : Tín hiệu vào đóng công tắc tơ kích thích BG RIRA : “ - đóng rơ le kích thích RA

RIRV : “ “ “ công suất RV

RIRB : “ - “ định vị dưới RPB UB : nối với cực âm

-1 5: Cực âm của điện thế ổn định ( nối với các cảm ứng) 0 : điện thế 0 ( nối với các cảm ứng)

+ 15 : Cực dương của điện thế ổn định ( nối với cảm ứng) I1 : Tín hiệu vào - tín hiệu từ cảm ứng dòng điện C1 U1 : “ - “ “ điện thế C2

ISO : “ - từ cảm ứng quay lượt CS/A-B.

KS : tính hiệu ra - cung cấp cho công tắc tơ kích thích máy. IRP : tín hiệu vào - từ cảm ứng nhiên liệu

r1;r2 : tín hiệu vào từ cảm ứng vòng quay E02.

c- Công tắc tơ an toàn (YSB) :

UBS : điện thế được nối vào ISB : tín hiệu logic vào ITB : Tín hiệu xoá bỏ CK : đóng mạch còi

CB : đóng van hãm an toàn VSB

d- Rơ le bảo vệ máy phát điện chính YOR :

DI—DI : Tín hiệu vào - Tín hiệu từ bộ cảm ứng CDI IOR : tín hiệu lô gíc vào

COR : Tín hiệu ra - điều khiển đóng mạch rơ le ROR

e- Cảm báo mức nước YHV :

H1; H2: tín hiệu vào - từ bộ cảm báo CH ( do EH) CH : tín hiệu ra - điều khiển đóng mạch rơ le RH.

g- Tắt máy khẩn cấp YNS :

UBN : điện thế đầu vào

CN : điều khiển đóng mạch nam châm tắt máy FN N1; N2 : Tín hiệu vào từ cảm ứng vòng quay E03

h- Rơ le thời gian khởi động YCR :

UBC : điện thế được nối vào

CCR : điều khiển đóng mạch công tắc tơ khởi động G2 M1 - M3 : tín hiệu vào từ bộcảm ứng nhiệt độ dầu ET1.

2- NHỮNG MẠCH ĐIỆN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN BỘ CR VÀ CÁC NHIỆM VỤ CỦA BỘ CR :a- Mạch bảo vệ máy phát điện chính HG (YOR) : a- Mạch bảo vệ máy phát điện chính HG (YOR) :

Phân mạch này có tác dụng phản ứng nhanh đối với những thay đổi bất ngờ của dòng điện sức kéo, mà dòng điện này là hậu quả hoặc là nguyên nhân của các hư hỏng trong hệ thống lấy điện của các mô tơ và máy phát điện chính. Nhiệm vụ của hệ thống này là khi có sự cố thì phát ra các tín hiệu điều khiển cho rơ le ROR, để rơ le này tác động làm ngắt mạch sức kéo và ngừng phát dòng điện kích thích đến máy điện chính HG.

Bộ cảm ứng thay đổi dòng điện CDI đảm bảo phân loại các xung điện và thành phần một chiều, như vậy tín hiệu đã được chỉnh lý (+DI và -DI) được đưa vào bộ CRC ( đơn vị YOR) và rơ le ROR được kích thích. Rơ le này có tiếp điểm tự giữ, được mắc nối tiếp với nút ấn phục hồi IOR. Sau khi sử lý xong phải ấn nút IOR để xoá bỏ sự làm việc của rơ le ROR ( lúc này

lấy điện từ bộ ắc qui BA mà không phụ thuộc vào bộ CR). Thiết bị YOR chỉ hoạt động khi vận hành các thiết bị kéo.

b- Mạch cảm báo mức nước :

Phân mạch này phản ứng với sự thay đổi mức nước trong thùng tiêu hao của hệ thống làm mát đầu máy. Thiết bị này làm việc trên nguyên tắc kiểm tra sự dẫn điện giữa hai điện cực truyền tín hiệu mức nước EH. Bộ cảm báo mức nước CH là thiết bị liên hệ giữa bộ CR với điện cực EH, nó có tác dụng biến dòng điện một chiều (YHV) sang dòng điện xoay chiều phụ c vụ cho sự làm việc của điện cực EH.

Trong trường hợp mức nước bị giảm, thì cảm báo EH báo về CH và vào YHV của bộ CR. Bộ CR phát tín hiệu cấp điện cho rơ le RH để tắt động cơ. Trong mạch có lắp công tắc đóng, ngắt JRH, bằng tiếp điểm này có thể tách toàn bộ hệ thống ra khỏi mạch điều khiển trung tâm CR. (VD : khi lên dốc tắt công tắc JRH).

c- mạch chống ngủ gật :

Là thiết bị an toàn nhằm mục đích kiểm tra một cách tích cực mức độ tỉnh táo của tài xế. Khi đưa thiết bị này vào làm việc (bằng chìa khoá chống ngủ gật SBC), mà tài xế không thường xuyên ấn nút chống ngủ gật TBS 1-3 (hoặc TBC* 1-3)

- Nút ấn ở bàn điều khiển chính, phụ : TBS1 -2 và TBS1*- 2 - Bàn đạp chống ngủ gật TBS3 và TBS*3.

Để xoá các mạch thời gian YNS (khử mạch xung) thì sau 80 giây thiết bị sẽ phát tín hiệu còi báo DK2 và tiếp theo 8 giây nữa sẽ cấp điện cho vạn điện không VSB (đầu ra CB) để gây hãm đoàn tàu lại. Thiết bị này được nối qua tiếp điểm trong máy JC (JD1 đóng nếu chạy máy đơn và chạy ghép đôi JD2 đóng). Qua công tắc an toàn SBC (chìa khoá), qua tiếp điểm thường mở UR*

được đóng lại khi Vđm ≥ 6 km/h và qua tiếp điểm rơ le áp suất ống gió hãm TL3 được đóng vào mạch hãm trực tiếp của đầu máy (TL3 đóng khi áp suất gió ép ống hãm đạt 0,5-1,5kg/m2).

Khi đầu máy đứng yên hoặc được hãm bằng tay hãm con (hãm trực tiếp) thì thiết bị này ngừng hoạt động.

d- Mạch điều chỉnh sức kéo :

Bảo đảm xác định vòng quay của động cơ theo nấc tay ga đã chọn, công suất của máy phát phù hợp với công suất của động cơ, do đó nhiên liệu được tiêu thụ ít nhất.

- Các tín hiệu vào bộ điều khiển CR :

+ EO2 : thông báo tốc độ quay thực tế của động cơ Diêzel

+ Cảm ứng C1; C2 : thông báo hiệu điện thế và dòng điện của máy phát điện chính.

- Các tín hiệu ra của bộ CR để điều khiển dòng kích thích của máy kích từ B và đồng thời cả máy phát điện chính HG, sao cho công suất thực tế của máy phát (P = U.I) bằng trị số yêu cầu phù hợp với tốc độ vòng quay của trục cơ động cơ Diezel.

Trong trường hợp công suất của máy phát điện được tính toán theo số vòng quay vượt quá công suất lớn nhất có thể có của động cơ, thì tín hiệu từ bộ điều chỉnh nhiên liệu được phát ra do điện trở KR dịch chuyển đưa vào bộ CR (IPSM) và máy phát điện giảm công suất sao cho động cơ Diezel không bị quá tải.

Để đảm bảo khởi động đoàn tàu được êm nhẹ công suất cần thiết của máy phát điện được thiết kế thấp hơn công suất của động cơ Diezel ở vòng quay Garăngty. Vì vậy trên nấc 1 và 2 của tay ga công suất của máy phát điện được điều chỉnh thấp hơn (theo tín hiệu về vị trí tay máy JK) , nhờ đơn vị YZJR nhận các tín hiệu vào:

- RIBG : tiếp điểm phụ BG đóng ở nấc JK1 - RIRA : “ Rơ le RA đóng ở nấc JK2

- RIRV : “ “ công suất RV đóng ở nấc JK3.

Khi tăng công suất của động cơ Diezel thì công suất củamáy phát HG tăng lên và ngược lại.

Thông báo giảm tốc độ của động cơ Diezel do tiếp điểm phụ RPB của rơ le RPB đóng đưa tín hiệu vào bộ CR. Bộ CR sẽ phát tín hiệu ra thông qua các rơ le RZ1 và RZ2 điều khiển các công tắc tơ F1 - F2 tuỳ theo mức độ giảm công suất cần thiết của mạch từ của các mô tơ điện kéo. Mệnh lệnh điều khiển này luôn sát với thời điểm máy phát HG đạt được điện thế toàn phần, do đó trên tất cả các nấc tay ga đều sử dụng hết công suất toàn phần của động cơ Diezel trong cả giải vận tốc. Việc giảm từ của động cơ điện kéo chỉ được thực hiện tự động thông qua bộ CR. Khi điện trở nhiên liệu KR làm việc tốt vì lúc này JV ở vị trí JVR nối vào mạch của RZ1 và RZ2.

Để đảm bảo cho đầu máy làm việc với sức kéo lớn nhất trong mọi điều kiện sức bám, thì hiệu điện thế của máy phát do đơn vị chống giãy máy điều khiển sao cho lực kéo ứng với dòng điện của máy phát gần trùng với điểm giới hạn của hệ số bám nghĩa là: Khi bộ cảm ứng CS/A và CS/B đưa tín hiệu vào bộ CR, thì rơ le RS làm việc giảm bớt công suất của máy phát đi (mở tiếp điểm RS).

e- Mạch làm chậm thời gian khởi động :

Thiết bị này đảm bảo thời gian làm việc chính xác khi khởi động động cơ Diezel. Khi ấn nút khởi động động cơ TT, công tắc tơ bơm dầu SC và công tắc tơ khởi động G1 đóng (G2 chưa đóng). Lúc này bơm dầu bôi trơn trước MC sẽ làm việc, nó hút dầu đẩy đến các nơi cần bôi trơn. Sau một thời gian nhất định, thời gian này phụ thuộc vào nhiệt độ của dầu bôi trơn trước

kéo dài 60 giây. Khi nhiệt độ dầu nóng (>500 C) thời gian bôi trơn trước kéo dài 10 giây, tín hiệu về nhiệt độ dầu được đưa vào bộ CR từ bộ cảm ứng nhiệt độ dầu ET1 (tín hiệu vào M1-3). Bộ CR phát tín hiệu ra ở đầu CR đóng công tắc tơ G2 để nối kín mạch khởi động động cơ.

g- Mạch tắt máy khẩn cấp :

Khi cần tắt máy khẩn cấp mà lại tránh không đụng chạm đến phần cơ cấu điều khiển bơm cao áp của động cơ, người ta có trang bị một cánh bướm ngắt gió nạp vào động cơ, làm cho động cơ tắt máy ngay. Ở vị trí làm việc cánh bướm được giữ bởi nam châm tắt máy khẩn cấp FN. Nam châm tắt máy điều khiển bằng nút ấn bằng tay TN; TN* hoặc tự động bằng bộ CR. Trong trường hợp vòng quay động cơ vượt quá giới hạn cho phép (1300 V/ph). Tín hiệu vòng quay của động cơ điện đưa vào bộ CR từ bộ cảm ứng vòng quay E03 (tín hiệu vào N1;N2). Đơn vị YNS cắt mạch điện cung cấp cho nam châm tắt máy khẩn cấp, cánh bướm tự động đóng lại ngắt gió nạp vào động cơ.

h- Mạch điều tiết nạp bình YRS:

Bộ CR còn điều khiển hoạt động của máy phát điện phụ ND. Điều tiết nạp bình YRN làm việc ở hai chế độ đóng hoặc ngắt kích thích của máy nạp ND ( tín hiệu ra BD). Bộ điều tiết có hai nhánh điều tiết : điện thế (tín hiệu vào A2) và dòng điện (SH3). Điều tiết luôn luôn đảm bảo điện thế 115 V và dòng điện giới hạn 63A ở mọi chế độ vòng quay của động cơ.

Một phần của tài liệu Truyền Động Điện Đầu Máy (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w