NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MẠCH NẠP ẮC QUY

Một phần của tài liệu Truyền Động Điện Đầu Máy (Trang 28 - 29)

Bộ ắc qui BA được nối với các thiết bị điện qua cầu dao OB, nối trực tiếp với bộ ắc qui có phích cắm NZ có thể lấy điện từ nguồn bên ngoài nạp điện cho ắc qui. Cầu chì P3 : P4 , phân mạch chiếu sáng các đồng hồ đo (Z20/1-4), mạch này được đảm bảo an toàn bằng cầu chì tự động J12 ( cùng với phích cắm Z4), và tự động đóng mạch bằng tiếp điểm TK1 khi mở cửa tụ điện.

Khi động cơ hoạt động, ắc qui được nạp điện bằng máy phát điện phụ (ND). Mạch điện nạp :

ND+→86→P1→84→D1→200→OB→BA→cầudaoOB→SH2→87→SH3→

89→B2→ ND(-).

Đi ốt D1 có tác dụng ngăn dòng điện phóng ngược từ bộ ắc qui BA về máy phát điện phụ. Lúc này đèn kiểm tra nạp ắc qui KN tắt, còn khi chưa nạp đèn

sáng: BA+→OB →200

→R50/190→KN→ND→B2→SH3→87→SH2→OB→BA(-)

Để kiểm tra mạch nạp còn có vôn kế V và am pe kế A2 với điện trở sơn SH2. Kích từ của máy phát một chiều ND được điều tiết nhờ bộ điều tiết nạp bình YRN và CRN (tín hiệu vào A1, A2, D, DM, C). Bộ điều tiết YRN bên ngoài CR có đi ốt ngược D2, điện trở bảo vệ R15, điện trở dập R16 và điện trở sơn dưới hạn dòng điện SH3.

Mạch kích từ của máy nạp ắc qui (ND) được bảo vệ nhờ ắc tô mát J3. Transitor của bộ điều tiết nạp bình được nối giữa các đầu dây B; D của bộ CR.

Ngoài nhiệm vụ nạp điện cho ắc qui, máy nạp còn cấp điện cho các phân mạch điều khiển khác qua đầu dương từ dây 200; 202 và đầu âm là các dây 100; 101; 102; cầu chì bảo vệ P2.

Một phần của tài liệu Truyền Động Điện Đầu Máy (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w