Phần tĩnh ( còn gọi là stato):

Một phần của tài liệu Truyền Động Điện Đầu Máy (Trang 82 - 83)

I- ẮC QUY 1 CÔNG DỤNG:

a-Phần tĩnh ( còn gọi là stato):

+ Thân máy phát:

Là hình trụ tròn rỗng làm bằng thép, bên trong có bắt 4 cực từ và có cuốn dây kích thích các vòng dây kích thích cách điện với nhau. Các cực từ của máy phát điện được nạp từ dư ban đầu. Trên thân còn có các lỗ ren để bắt nắp máy phát.

+ Các cực từ:

Là các tấm si líc mỏng cách điện với nhau, quấn quanh cực từ là cuộn dây kích thích, hai cuộn dây kích thích đối diện nhau được mắc nối tiếp với nhau và nối song song với hai cuộn dây còn lại.

+ Chổi than:

Gồm bốn cặp chổi than loại MT4 các chổi than được đặt trong các ổ đỡ và được ép sát vào cổ góp điện nhờ các lò xo lá ( loại chôỉ than pha đồng ).

Máy phát gồm có 4 nắp, mỗi đầu có 2 nắp. Các nắp trong ghép với thân máy phát bằng các bu lông, các nắp ngoài được bắt cố định với thân và ở giữa có vòng bi để đỡ trục rôto.

b- Phần động:

+ Rôto:

Gồm nhiếu tấm thép mỏng ghép lại với nhau thành hình trụ tròn, có nhiều rãnh dọc theo thân để đặt các khung dây. Giữa các lá thép này cũng được cách điện với nhau.

+ Cuộn dây:

Gồm nhiều vòng dây được đặt dọc theo các rãnh của rôto. Mỗi đầu dây được đấu với một thanh đồng của cổ góp điện.

+ Cổ góp điện :

Là hình trụ tròn, được tạo bởi nhiều thanh đồng ghép cách điện với nhau. Cổ góp điện được cố định trên trục của rôto đồng thời cách điện với rôto. Số thanh đồng trên cổ góp điện đúng bằng số vòng dây quấn trên trục rôto.

+ Quạt làm mát :

Được bắt ở hai đầu của trục rôto bằng then bán nguyệt, cánh quạt được đúc bằng hợp kim nhôm. Quạt phía trước có tác dụng hút khí nóng trên thân máy đẩy ra ngoài. Quạt phía sau hút không khí bên ngoài đẩy vào làm mát cho máy phát điện.

4- NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN

Khi động cơ điêzen làm việc, thông qua cơ cấu truyền động phụ sẽ làm quay rôto của máy phát, các khung dây trên rôto khi quay sẽ cắt các đường sức từ của 4 cực từ làm trong vòng dây xuất hiện một suất điện động cảm ứng và sinh ra dòng điện cảm ứng, dòng điện cảm ứng lúc đầu còn yếu vì từ trường ở các cực từ là từ dư. Dòng điện này được đưa qua các cuộn dây kích thích nhờ bộ tiết chế và làm cho từ trừơng của các cực từ tăng lên, do đó làm cho dòng điện cảm ứng cũng tăng theo, cứ như vậy cho tới khi đạt trị số định mức U= 29v thì không tăng nữa. Dòng điện cảm ứng sinh ra là dòng điện xoay chiều, nhờ cổ góp điện và chổi than nên dòng điện đưa ra ngoài máy phát là dòng điện một chiều.

III- MÁY KHỞI ĐỘNG

Một phần của tài liệu Truyền Động Điện Đầu Máy (Trang 82 - 83)