MẠCH ĐIỀU KHIỂN CHUNG.

Một phần của tài liệu Truyền Động Điện Đầu Máy (Trang 55 - 58)

1- NGUỒN CẤP ĐIỆN :

Mạch này là các mạch tập hợp các mạch điện áp thấp, nó được cấp điện bằng ắc qui hoặc bằng nguồn điện của máy phát điện phụ khi động cơ Diezel làm việc.- Công tắc phục vụ chung IGA kiểm tra mạch điều khiển động cơ diezel và các mô tơ điện kéo, mạch khởi động động cơ, mạch bảo vệ và mạch các đèn chiếu sáng.- Cầu chì phục vụ chung F6 đảm bảo cho mạch chống lại sự quá tải.

2- GIA TỐC ĐỘNG CƠ DIEZEL :

Để gia tốc được vòng quay động cơ diezel, người ta dùng tay ga MC để đóng mạch cấp điện cho các cuộn dây SA, SB, SC, SD tác động để nhằm tạo ra công suất yêu cầu thông qua bộ điều khiển Woodwoard. Để cấp điện đến mạch điện tay ga qua dây dương 601 thì rơ le kiểm tra động cơ RCD và rơ le áp lực gió ép RCP phải được cấp điện, mạch điện cấp cho 2 rơ le lấy từ dây dương 501 → 601.

Muốn RCP có điện phải thoả mãn các yếu tố sau : - Công tắc ICD đưa về vị trí M

- Đủ nước làm mát để CTEH2 và CTEB2 đóng.

- Không có chạm mát cao áp ( RAM đóng).

- Áp suất gió ép ở thùng gió chính ≥ 7,2 kg/cm2 để CPA đóng. - Tủ điện đóng

- Rơ le kích từ KEX có điện từ vị trí tay máy số 1 y 8 + Tuỳ theo vị trí tay máy MC các cuộn dây được cấp điện :

MC Cuộn dây 0 1 2 3 4 5 6 7 8 SA + + + + SB + + + + + SC + + + + + SD + + + n(vg/ph) 500 500 570 640 725 795 865 930 1000 Chú ý :

+ Khi tay ga ở nấc 0 mà cuộn dây SD có điện nó sẽ tác động thông qua bộ điều chỉnh Woodwoard nhằm ngắt đường cấp nhiên liệu và tắt động cơ.

+ Động cơ Diezel được kiểm tra thông qua công tắc kiểm tra động cơ ICD và rơ le RCD.

- Công tắc ICD có 3 vị trí :

0 : động cơ ở trạng thái dừng, không đề được.

Run : cấp điện cho mạch đề, bơm dầu bôi trơn trước MPH, bơm nhiên liệu MPC (qua dây 404).

M : Gọi là vị trí cài tải, nhả mạch đề và cắt mạch cấp điện cho MPH, cấp điện cho RCD.

- RCD : cho phép tăng tốc độ động cơ và đưa động cơ về quay ga răng ty khi có 1. Sự trượt

2. Có chạm mát cao áp.

3. Và dừng động cơ khi có sự dừng khẩn cấp hoặc thiếu nước.

3- CÁC MẠCH ĐIỆN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ VÀ CHẠY TÀU.a- Lựa chọn chiều chạy của đầu máy. a- Lựa chọn chiều chạy của đầu máy.

- Ca bin của đầu máy có 2 vị trí điều khiển ( 2 bàn điều khiển ). ở mỗi bàn có một tay gạt đảo chiều IM. Tay gạt có 3 vị trí : tiến- trung gian - lùi ( AV-0- AR). Nó điều khiển trực tiếp các van điện không đảo chiều tiến EVV và lùi EVR.

- Các van điện không đảo chiều được lắp ở bộ đảo chiều để làm thay đổi dòng điện cấp vào các môtơ điện kéo theo chiều đã chọn.

- Rơ le kiểm tra đảo chiều (RCI) : sẽ được cấp điện khi các công tắc đảo chiều chạy đã đặt đúng vị trí (các van điện không đảo chiều đã làm việc).

Và khi công tắc điều khiển động cơ diezel ICD ở vị trí cài tải (vị trí chạy M). Rơ le RCI khi có điện sẽ đóng mạch cấp điện để đóng các công tắc tơ chính ( KP), cấp điện cho bộ phận xả cát, cho bộ phận chống trượt và công tắc kích từ (KEX)

b- Phát hiện chạm mát cao áp :

- Có một rơ le phát hiện chạm mát RDM lắp trong mạch điện cao áp. Khi phát hiện có hiện tượng chạm mát cao áp nó sẽ tác động đưa động cơ diezel về chạy ga răng ty va cắt dòng điện kéo bằng cách :

+ Cấp điện cho rơ le phụ páht hiện chạm mát RAM rơ le này sẽ cắt điện của rơ le RCP và công tắc kích từ KEX.

+ Rơ le RAM có tiếp điểm tự giữ, nếu sự chạm mát tạm thời, có thể đưa đầu máy trở lại làm việc bình thường bằng cách ấn nút tái lập mát BRM sẽ làm mất điện cấp đến RAM.

+ Để tạo sức kéo mới, phải đưa tay máy về số 0 để tái lập việc cấp điện cho rơ le RCP.

c- Mạch kiểm tra việc đóng các tủ điện :

- Ở hai tủ điện cap áp và thấp áp có bố trí các tiếp điểm nằm trên mạch kícht ừ của máy phát điện chính.

- Các tiếp điểm MSPB và MSPH được mắc nối tiếp với công tắc kích từ máy phát điện chính KEX.

- Khi có một cánh cửa tủ điện mở thì tiếp điểm thường đóng ở mạch kích từ mở ra để cắt truyền động, đồng thời tiếp điểm làm sáng đèn cảnh báo trên bàn điều khiển.

d- Mạch kiểm tra áp lực khí nén:

- Không khí nén được cấp cho mạch hãm đầu máy . Trên mạch đó người ta có lắp một bộ phận kiểm tra áp lực gió ép thông qua các công tắc đơn CPA và CPF :

+ CPA là công tắc áp lực khí nén, nó mở khi áp lực trong ống cấp giảm xuống dưới 1- 5,5kg/cm2 mở tiếp điểm; 2- 7 kg/cm2 đóng tiếp điểm, tiếp điểm này sẽ làm sáng đèn cảnh báo áp lực gió thiếu đặt trên bàn điều khiển và cắt RCP (rơ le áp lực khí nén đầy đủ).

+ CPF là tiếp điểm đóng nhờ lực ống hãm, nó mở ra khi áp lực ống hãm đoàn xe giảm xuống ở mức :1- 4,3 → 4,4 kg/cm2 : mở tiếp điểm; 2- 4,7 → 4,8 kg/cm2 : đóng tiếp điểm. Rơ le này đóng vai trò cắt truyền động và hãm đoàn tàu cùng một lúc. Nó cắt sức kéo thông qua RCP.

e- Mạch nhiệt độ nước làm mát :

- Hai cảm ứng nhiệt độ lắp trong mạch nước đo nhiệt độ cao CTEH và nhiệt độ nước thấp CTEB, chúng có hai nấc tác động như sau :

+ Nấc đầu tiên tác động : khi nhiệt độ nước làm mát cao đạt 900C thì tiếp điểm nhiệt độ cao CTEH1 đóng và khi nhiệt độ mạch nước thấp đạt 620C thì

tiếp điểm nhiệt độ thấp CTEB1 đóng. Đèn cảnh báo LTE trên bàn điều khiển sẽ sáng để báo hiệu.

+ Nấc tác động thứ hai : Nếu nhiệt độ nước tiếp tục tăng đến 850C thì tiếp điểm CTEH2 ở mạch nhiệt độ cao sẽ mở, hoặc nhiệt độ nước thấp đạt 670C thì tiếp điểm mạch nước thấp CTEB2 mở ra làm mất điện cấp cho rơ le kiểm tra áp suất gió RCP. Rơ le này tác động làm mất điện rơ le kiểm tra đảo chiều RCI, KP1, KP3 và đưa động cơ về chạy ở chế độ ga răng ti thông qua SA, SB, SC.

g- Mạch báo mức nước làm mát :

- Hai tiếp điểm đo mức nước CNEM và CNEB được đặt trong thùng nước làm mát, rơ le báo mức nước RNE và đèn báo mức nước LNE.

- Tuỳ theo mức nước mà có 2 nấc tác động sau :

+ Nấc đầu tiên CNEM tác động khi mức nước giảm xuống dưới mức trung bình trong nhóm làm mát . Khi đó đèn LNE (B9) sẽ sáng để cảnh báo: 404+

(6/32) → CNME → 723 → LNE → NB2.

+ Nấc thứ hai của tiếp điểm CNEB tác động khi mức nước giảm xuống dưới tối thiểu, rơ le báo mức nước sẽ làm việc RNE (B7). Rơ le này đóng tiếp điểm để duy trì, dừng động cơ thông qua RCD và SD (rơ le kiểm tra động cơDiezel và cuộn dây điều khiển vòng quay động cơ). Kể cả khi thiếu nước cũng không thể khởi động động cơ được.

4- SỰ CẮT BỎ ĐỘNG CƠ ĐIỆN KÉO ;

Sức kéo được thực hiện bởi 6 mô tơ điện kéo loại dòng điện một chiều, trong trường hợp có sự cố của một mô tơ nào đó thì có thể loại bỏ sự làm việc của mô tơ đó bằng cách sử dụng công tắc IEM. Công tắc này có 4 vị trí cho phép loại trừ từng cặp mô tơ điện kéo như sau :

Vị trí 1 : tất cả các cặp đều làm việc. Vị trí 2 : cặp 1 +3 cắt bỏ.

Vị trí 3 : cặp 2 +5 cắt bỏ. Vị trí 4 : cặp 4+6 cắt bỏ.

Công tắc loại trừ việc cấp điện cho van điện không của công tắc tơ các động cơ điện kéo và ngắt bỏ sự làm việc của mạch chống trượt.

5- MẠCH DỪNG KHẨN CẤP :

Trên bàn điều khiển của tài xế có bố trí nút tắt máy khẩn cấp BAU (1-2). Khi ấn vào nút này sẽ cắt điện cấp cho bơm nhiên liệu MPC và rơ le kiểm tra RCD tức là ngắt đường điện cấp từ dây dương 105 (mạch điện thấp áp) qua cầu chì F5, đồng thời cấp điện cho cuộn dây SD gây tác dụng ngắt đường cấp nhiên liệu cho động cơ.

Một phần của tài liệu Truyền Động Điện Đầu Máy (Trang 55 - 58)