1- CÔNG DỤNG:
- Dùng để tự động đóng hoặc tự động ngắt mạch điện trên các mạch đện trung gian của đầu máy.
2- CẤU TẠO:
- Các rơ le trung gian đều có cấu tạo giống nhau gồm có: Cần tiếp điểm di động, tiếp điểm thường đóng A và thường mở B. Cuộn dây được quấn quanh lõi thép của khung và có chiều quấn ngược chiều kim đồng hồ, lò xo hồi vị có tác dụng luôn kéo cần tiếp điểm di động chập với tiếp điểm thường đóng A.
3- NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC:
Khi cuộn dây của rơ le được cấp điện, nó sẽ sinh ra một từ trường và lực từ đó tác dụng hút cần tiếp điểm xuống ( theo quy tắc vặn nút chai ) làm tiếp điểm thường đóng A mở ra và tiếp điểm thường mở B được đóng lại, mạch điện được cấp đến đầu B. Khi cuộn dây mất điện, lực từ bằng không, lò so phục hồi sẽ kéo cần tiếp điểm đi lên trở về vị trí đóng tiếp điểm ở đầu A. VIII- RƠ LE ÁP LỰC DẦU PД M
1- CÔNG DỤNG:
Tự động đóng mạch cung cấp điện cho các thiết bị dùng điện để khởi động động cơ khi áp lực dầu bôi trơn đạt 3KG/cm2. Đảm bảo an toàn cho động cơ trước khi khởi động đã được bôi trơn các bề mặt làm việc.
2- VỊ TRÍ :
Được bắt ở phía trước, bên phải của động cơ trong gian máy thứ nhất và có đường ống nối từ nó tới bộ lọc dầu nhờn.
3- CẤU TẠO:
Cấu tạo của rơ le áp lực dầu gồm hai phần chính:
a- Phần điều chỉnh:
Gồm có trục đẩy, một đầu tỳ lên màng cao su của khoang chứa dầu bôi trơn đến, một đầu tỳ vào cần đòn bẩy, cần được ép bởi một lò so nén, ở gần giữa cần có lắp khớp quay cùng với đòn bẩy để gạt cần tiếp điểm di động.
b- Phần tiếp điểm:
Gồm có cần tiếp điểm di động, cần được kéo ép chặt với tiếp điểm tĩnh nhờ lò so kéo bắt giữa cần với đòn bẩy. Tiếp điểm tĩnh có thể điều chỉnh được và được nối với mạch điện cung cấp điện cho máy khởi động.
Khi xoay công tắc khởi động KCT về bên trái hết cỡ thì sẽ đóng mạch cấp điện cho bơm điện dầu làm việc, bơm dầu sẽ hút dầu từ thùng chứa đẩy đi bôi trơn động cơ. Khi áp lực dầu bôi trơn đạt 3KG/cm2 sẽ thắng được lực nén của lò so và đẩy trục đi lên, thông qua đòn bẩy và lò so kéo cần tiếp điểm di động đi lên tiếp súc với tiếp điểm tĩnh ,đóng điện cung cấp cho công tắc tơ khởi động KД và rơ le trung gian KMH. Động cơ Điêzen được khởi động và bơm điện dầu bị ngắt điện .
Khi áp lực dầu bôi trơn không đạt 3KG/cm2, lực nén của lò so lúc này lớn hơn áp lực của dầu bôi trơn làm cho cần điều chỉnh luôn bị đẩy xuống không đi lên để đóng tiếp điểm được. Muốn điều chỉnh cho rơ le đóng tiếp điểm đúng với áp lực dầu là 3KG/cm2 người ta điều chỉnh lực nén của lò so bằng bu lông điều chỉnh bắt trên nó.
IX- RƠ LE NHIỆT PTB
1- CÔNG DỤNG:
Tự động khống chế nhiệt độ nước làm mát, nhiệt độ dầu bôi trơn động cơ và nhiệt độ dầu truyền động thuỷ lực không vượt quá nhiệt độ tối đa cho phép bằng cách đóng hoặc ngắt mạch điện khi nhiệt độ các chất lỏng trên vượt quá trị số cho phép, đảm bảo cho đàu máy làm việc an toàn.
2- CÁC LOẠI RƠ LE NHIỆT :
TT Ký hiệu T tác động Tiếp điểm
1 PTB2 850C Thường mở 2 PTB3 900C Thường mở 3 PTB1 950C Thường đóng 4 PTM3 1000C Thường mở 5 PTM2 1050C Thường mở 6 PTM1 1100C Thường mở 3- CẤU TẠO :
Rơ le nhiệt được chia thành hai phần chính:
a- Phần trên:
Gồm có thân phía ngoài có ren để bắt với đường dẫn chất lỏng, bên trong có bu lông điều chỉnh và vít điều chỉnh. Bu lông điều chỉnh có ren ngoài và ren trong lỗ, hai đường ren này có hướng xoắn ngược chiều nhau.
b- Phần dưới:
Gồm một ống đồng rỗng, bên trong ống có đặt hai lò xo lá, dây dẫn điện, hai tiếp điểm trên hai lò xo lá bình thường tiếp xúc với nhau trong ống đồng, phần ống đồng này được đặt trong dòng chảy của chất lỏng.
4- NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC :
Rơ le nhiệt làm việc dựa trên đặc tính giãn nỡ của kim loại khi nhiệt độ thay đổi từ 250C - 2000C .
* Khi nhiệt độ của chất lỏng nằm trong mức quy định, thân của ống đồng dãn nở ít hai lò xo lá ở bên trong ống đồng chưa bị kéo căng hết cỡ do vậy hai tiếp điểm vẫn tiếp xúc với nhau, mạch điện chạy qua tiếp điểm thường đóng của rơ le nhiệt vẫn làm việc bình thường.
Ở các rơ le nhiệt độ của dầu động cơ và dầu truyền động thuỷ lực thì tiếp điểm trong ống đồng là tiếp điểm thường mở và rơ le nhiệt loại này không cho dòng điện chạy qua nó
* Khi nhiệt độ của chất lỏng tăng lên quá quy định, làm cho ống đồng giãn nở nhiều, dẫn đến hai lò xo lá bên trong bị kéo căng, nếu nhiệt độ của chất lỏng vượt quá trị số tối đa cho phép thì hai tiếp điểm trên hai lò xo lá sẽ tách rời khỏi nhau, cắt đứt mạch điện chạy qua rơ le, làm cho các thiết bị sử dụng điện có mạch điện chạy qua nó ngừng làm việc ( khoảng cách giãn nở là δ ). ở các rơ le nhiệt của dầu động cơ, dầu truyền động thủy lực thì lúc này hai tiếp điểm được chập lại với nhau, đóng mạch điện cung cấp điện cho các van điện không, để mở quạt gió làm mát hoặc cửa chớp và mạch điện cho các đèn báo và nhiệt độ vượt quá quy định.