MẠCH TÍN HIỆU BÁO SỰ CỐ VÀ BẢO VỆ (B11)

Một phần của tài liệu Truyền Động Điện Đầu Máy (Trang 39 - 41)

Thiết bị điện VA-36 có các cảnh báo sự cố hư hỏng, các sự cố này được báo bằng tín hiệu quang học hoặc âm thanh cho người điều khiển biết. Nguyên lý hoạt động của từng sự cố như sau :

1- ĐÈN BÁO IG : SỰ CỐ KHỞI ĐỘNG

Khi khởi động, các tiếp điểm G1 và G2 đóng → đèn báo IG sáng. Đồng thời điện từ dây 202 → đi ốt D41→ Rơle sự cố RK và đèn KP1; KP1*.

Khi máy đã nổ tài xế không còn tác động vào nút ấn khởi động mà đèn vẫn sáng chứng tỏ hoặc G1; G2 bị chập hoặc nút TT bị dính.

2- ĐÈN BÁO IOR : SỰ CỐ CHẠM MÁT.

Khi dây điện động lực chạm mát thì rơ le cách điện (RO) làm việc, đồng thời máy phát điện (HG) bị quá tải, tức là dòng điện kéo tăng và rơ le bảo vệ quá tải (ROR) làm việc. Một trong hai rơ le làm việc sẽ đóng tiếp điểm thương mở của nó lại cấp điện cho đèn phát quang IOR sáng. Đồng thời qua đi ốt D42 cấp điện cho rơ le sự cố RK và đèn KP1; KP* sáng. Khi rơ le (RK) làm việc sẽ mở tiếp điểm thường đóng (mạch B6) làm mất điện công tắc tơ chạy SJ → mất điện các van điện không VS1, VS2, BG → S1; S2 mở ra đầu máy bị nhả tải và còi HK1 kêu.

Chú ý : Rơ le (RO) và (ROR) đều có tiếp điểm tự giữ cho đến khi hết

sự cố, muốn xoá bỏ sự làm việc của các rơ le này thì xoá bằng nút ấn mở nẫy khoá S1 ( B2) đối với rơ le RO, còn rơ le ROR được xoá bằng nút ấn TOR( B3).

3- ĐÈN BÁO IHP : GIẢM ÁP SUẤT ÓNG GIÓ ĐOÀN XE .

Khi áp suất trong ống gió đoàn xe giảm xuống 3,5 - 4,5KG/cm2 thì rơ le áp suất (TL1) đóng lại → đèn phát quang IHP sáng. Đồng thời qua điôt D43 cấp điện cho RK và đèn KP1; KH1* sáng → đầu máy bị nhả tải, còi HK1 kêu.

Chú ý : sự cố này chỉ hoạt động khi đầu máy vận hành SJ đóng.

4- ĐÈN BÁO ITK : CÁNH CỬA DƯỚI CỦA TỦ ĐIỆN MỞ.

Khi cửa dưới của tủ điện mở → Tiếp điểm TK2 đóng lại → đèn phát quang ITK sáng. Đồng thời qua đi ốt D44 → cấp điện cho RK và KP1; KP1*

sáng.

Mặt khác TK2 mở làm rơ le khởi động RR, mô bin tắt máy FP1; FP2 (B5) mất điện, đường cấp nhiên liệu đến bơm cao áp bị đóng làm động cơ Diezel tắt máy và còi HK1 kêu.

5- ĐÈN BÁO IFN : TẮT ,MÁY KHẨN CẤP.

Cánh bướm tắt máy khẩn cấp - báo hiệu tiếp điểm thường đóng của nam châm điện đóng, cámh bướm chưa ở vị trí sẵn sàng làm việc.

Khi tắt máy khẩn cấp, cuộn nam châm tắt máy khẩn cấp FN mất điện (B9) → tiếp điểm thường đóng TKFN (B11) đóng lại → đèn phát quang IFN sáng và tiếp điểm thường mở TKFN (B5) mở ra làm rơ le khởi động (RR) mô bin điện FP mất điện → động cơ Diêzel bị tắt máy và còi HK1 kêu.

6- ĐÈN BÁO ITM : Cảnh báo nhiệt độ tới hạn dầu và mức báo hiệu nhiệt độ nước làm mát đã tăng đến giới hạn 850C → rơ le nhiệt TH3 đóng mạch điện. Và làm mát đã tăng đến giới hạn 850C → rơ le nhiệt TH3 đóng mạch điện. Và báo hiệu nhiệt độ dầu đến giới hạn 850C → rơ le nhiệt TH4 đóng mạch điện

→ cấp điện cho rơ le sự cố RK và đèn KP1; KP1* sáng → đầu máy nhả tải và còi kêu.

Khi mức nước trong thùng chứa nước thấp hơn qui định thì từ điện cực truyền tín hiệu nước (EH) trong thùng chứa → báo hiệu cho bộ điều khiển đóng điện cho rơ le mức nước RH qua bộ điều khiển trung tâm (CR)

→ tiếp điểm RH (B11) đóng lại→ đèn phát quang IHV sáng đồng thời qua đi ốt D47 → rơ le RK → đèn KP1; KP1* sáng → đầu máy nhả tải và còi HK1 kêu. Đồng thời RH mở → RP mất điện → ĐC tắt máy.

8- ĐÈN BÁO ITE : Cảnh báo tắt lọc dầu bôi trơn.

Khi có sự chênh lệch áp lực dầu trước và sau bầu lọc 1 kg/cm2 thì rơ le áp lực dầu TL 4 đóng lại → đèn ITE sáng, đồng thời qua đi ôt D48→ cấp điện cho rơ le RK, đèn KP1; KP1* sáng →đầu máy bị nhả tải và còi HK1 kêu.

Khi xảy ra các sự cố ở trên (trừ sự cố tắt máy khẩn cấp). Muốn xoá sự cố RK (tức là làm rơ le RK mất điện) phải đưa tay máy về vị trí nấc 0 (ngắt điện rơ le chạy RJ), lúc này động cơ làm việc ở chế độ không tải (garăng ty).

Khi có hư hỏng cần tắt máy khẩn cấp bằng cách ấn nút TP1; TP1* thì đèn IFN sáng báo hiệu đóng cánh bướm khoá gió. Mạch này không nối với RK vì lúc này động cơ bị tắt máy ngay, tức là giảm tải của máy phát HG.

Ngoài vệc báo hiệu bằng đèn, còi HK1 cũng làm việc do tiếp điểm phụ RK đóng và còi chỉ kêu khi đầu máy chạy (khi RJ đóng). Còi HK1 còn có thể điều khiển bằng tay nhở nút ấn THK.

Một phần của tài liệu Truyền Động Điện Đầu Máy (Trang 39 - 41)