Kiểm tra hoạt động xây dựng THTT, HSTC

Một phần của tài liệu TRƯỜNG HỌC TT-HSTC (Trang 27 - 28)

Kiểm tra hoạt động xây dựng THTT, HSTC là quá trình xem xét thực tiễn để đánh giá thực trạng về xây dựng THTT, HSTC; khuyến khích những nhân tố tích cực, phát hiện những sai lệch và đưa ra các quyết định điều chỉnh kịp thời. Trong quá trình thực hiện chức năng kiểm tra, Hiệu trưởng cần căn cứ vào Công văn số 1741/BGDĐT-GDTrH “Hướng dẫn đánh giá kết quả phong trào thi đua xây dựng THTT, HSTC” do Bộ GD&ĐT ban hành.

Cần thường xuyên đánh giá, sơ kết những thay đổi có được mà không cần phải đợi đến hết năm học.

Ngoài 4 chức năng cơ bản trên, một chức năng không kém phần quan trọng trong hoạt động quản lý đó là: chức năng kích thích, động viên, tạo động

lực. Một Hiệu trưởng có thể là một người xây dựng kế hoạch giỏi, biết tổ

chức một cách khoa học, luôn coi trọng sự kiểm tra, đánh giá theo chuẩn mực, nhưng người đó cũng có thể thất bại trong hoạt động quản lý của mình nếu không biết khuyến khích, động viên, tạo động lực cho mọi thành viên cùng hoạt động vì động viên kịp thời chính là nhân tố thúc đẩy, định hướng và duy trì hoạt động của mỗi người.

1.5.2. Phương tiện quản lý của người Hiệu trưởng trường THPT

“Phương tiện quản lý là những gì chủ thể quản lý sử dụng trong hoạt động quản lý để đạt được mục tiêu quản lý”

HT trường THPT thực hiện quyền hạn của mình theo “Điều lệ trường THPT” vì vậy, HT là người được XH giao cho trọng trách và quyền hạn nhất định trong phạm vi hoạt động của tổ chức mình, là người nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước, là người trực tiếp quản lý và điều hành một đội ngũ nhân lực, được cung cấp về tài lực, vật lực, thông tin. Đó chính là những yếu tố mà người HT cần lựa chọn và sử dụng trong hoạt động quản lý của mình một cách có hiệu quả.

HSTC của HT bao gồm: Thể chế và quy định GD&ĐT, bộ máy tổ chức và nhân lực, nguồn tài lực vật lực, hệ thống thông tin và môi trường

Một phần của tài liệu TRƯỜNG HỌC TT-HSTC (Trang 27 - 28)