c. Gia đình, cộng đồng và xã hộ
2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ XÂY DỰNG THTT, HSTC CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THPT THỊ XÃ UÔNG BÍ TỈNH QUẢNG NINH
TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THPT THỊ XÃ UÔNG BÍ TỈNH QUẢNG NINH
Ngay từ đầu năm học 2008-2009, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã được sự ủng hộ rộng rãi và mạnh mẽ của toàn ngành giáo dục và đào tạo cũng như các ban ngành, đoàn thể, lực lượng xã hội tại thị xã Uông Bí vì tất cả đều thấy được ý nghĩa tích cực của phong trào này trong việc thiết lập các mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy với trò, giữa trò với trò, giữa nhà trường với gia đình - xã hội; giữa dạy chữ với dạy người… và có thể nói rộng ra là giữa giáo dục với văn hoá - lịch sử của cả dân tộc mà mục tiêu cuối cùng là không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, làm cho “sản phẩm” từ các nhà trường ngày càng tốt hơn, tiếp cận gần hơn các chuẩn mực của giáo dục phổ thông mà mục tiêu giáo dục đã đề ra.
Sau một năm thực hiện phong trào thi đua “xây dựng THTT, HSTC” các trường THPT thị xã Uông Bí đã đạt được những kết quả nhất định: Bộ mặt nhà trường, không khí sinh hoạt, nề nếp dạy - học đã có nhiều chuyển biến tích cực; các cơ quan thông tấn báo chí ở địa phương cũng không ngừng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, làm cho phong trào này thực sự trở thành quen thuộc với mọi người. Tuy vậy, đó mới chỉ là những chuyển động bước đầu và chủ yếu ở trên bề rộng, nếu đi vào chiều sâu thì vẫn còn nhiều khó khăn cần phải có thời gian và cả sức người, sức của thì mới có thể giải quyết được. Cụ thể: