a) Xác định, giới thiệu với ngành Giáo dục các di tích lịch sử, văn hoá tại địa phương để mỗi trường nhận chăm sóc, tuyên truyền, giới thiệu một di tích của địa phương với bạn bè, cộng đồng dân cư và khách du lịch và phù hợp với đối tượng là các trường từ tiểu học đến trung học.
b) Phối hợp tuyên truyền, giới thiệu giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, nhất là trong dịp Ngày di sản văn hoá Việt Nam 23 -11 hằng năm.
c) Phối hợp với các cấp quản lí giáo dục lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, cách thực hành chăm sóc, bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử, văn hoá cho các trường trên địa bàn.
d) Phối hợp tổ chức nghiệm thu, đánh giá, xác nhận kết quả chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá ở địa phương cho các trường.
gian, các loại hình văn hoá nghệ thuật dân gian và lựa chọn, phối hợp hướng dẫn việc tổ chức đưa các trò chơi, các loại hình văn hoá nghệ thuật dân gian vào nhà trường phù hợp với điều kiện địa phương và lứa tuổi HS.
3.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP
Các biện pháp nêu trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, tạo thành một thể thống nhất để xây dựng thành công THTT, HSTC ở các trường THPT thị xã Uông Bí tỉnh Quảng Ninh.
Biện pháp nâng cao nhận thức: Đây là công tác quan trọng hàng đầu, nó là kim chỉ nam cho các hoạt động xây dựng THTT, HSTC ở các trường THPT thị xã Uông Bí tỉnh Quảng Ninh vì nhận thức đúng thì hành động đúng.
Biện pháp xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn: Đây là việc làm đầu tiên mà các nhà quản lý giáo dục phải quan tâm để thực hiện thành công mô hình trường học thân thiện, học sinh tích cực. Biện pháp này có tác dụng tạo điều kiện về vật chất cho các hoạt động của nhà trường trong đó có hoạt động dạy học.
Biện pháp tổ chức dạy học có hiệu quả, phù hợp với HS: Biện pháp này thể hiện xu thế tất yếu của hoạt động dạy và học khi xây dựng THTT, HSTC. Vì chỉ có tổ chức dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của HS, giúp các em tự tin trong học tập mới nâng cao được hiệu quả và chất lượng giáo dục của nhà trường, mới đúng với tên gọi trường học thân thiện, học sinh tích cực.
Biện pháp giáo dục kỹ năng sống, biện pháp tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh, biện pháp tổ chức cho HS tham gia tìm hiểu và phát huy giá trị của các di tích lịch sử, cách mạng ở địa phương: Đây chính là các biện pháp cần có nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục HS phát triển toàn diện của trường học thân thiện, học sinh tích cực.
Biện pháp huy động các nguồn lực: Đây là biện pháp chức năng phối hợp, có thực hiện được biện pháp này thì mới tạo được động lực mạnh mẽ để
thực hiện tốt phong trào xây dựng THTT, HSTC.
Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ của các biện pháp
Để quản lý xây dựng THTT, HSTC trong các trường THPT thị xã Uông
Bí được tốt thì Hiệu trưởng cần thực hiện bảy biện pháp nêu trên đầy đủ, hài hoà, đồng bộ. Vì các biện pháp có mối liện hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau, biện pháp này thúc đẩy biện pháp kia và ngược lại, tạo nên sự đồng bộ thống nhất. Tuy nhiên, tuỳ vào hoàn cảnh cụ thể của từng trường mà có thể ưu tiên biện pháp này hay biện pháp kia.
3.4. KHẢO NGHIỆM TÍNH CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA ĐỀ TÀI
Hệ thống các biện pháp mà chúng tôi đưa ra là kết quả của quá trình nghiên cứu lý luận, tìm hiểu và phân tích thực trạng công tác quản lý xây dựng THTT, HSTC của Hiệu trưởng các trường THPT thị xã Uông Bí tỉnh Quảng Ninh, kết quả thống kê tại bảng phụ lục cho thấy hầu hết CBQL đều cho rằng các biện pháp đưa ra là cần thiết và khả thi
Huy động các lực lượng và nguồn lực của xã hội
Dạy và học hiệu quả, phù hợp với HS Rèn luyện kĩ năng sống Tổ chức cho HS tìm hiểu, chăm sóc phát huy giá trị các di tích Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp an toàn Nâng cao nhận thức
Để khẳng định tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, chúng tôi đã tiến hành trưng cầu ý kiến của 46 CBQL giáo dục gồm:
Cán bộ quản lý Sở GD&ĐT: 8 người Cán bộ quản lý trường THPT: 12 người Tổ trưởng chuyên môn: 26 người
Tất cả các phiếu thu về (42 phiếu) đều trả lời đầy đủ các câu hỏi. Kết quả tổng hợp tại bảng 3.1. Số TT Biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi 5 4 3 2 1 TB 5 4 3 2 1 TB 1
Nâng cao nhận thức của CBQL, GV, NV, HS, CMHS và cộng đồng về THTT, HSTC
32 7 3 0 0 4.69 25 10 4 3 0 4.35
2 Xây dựng trường lớp xanh,
sạch, đẹp, an toàn 31 9 2 0 0 4.61 22 17 3 0 0 4.45
3
Tổ chức dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của HS, giúp các em tự tin trong học tập 39 3 0 0 0 4.92 34 8 0 0 0 4.81 4 Rèn luyện kỹ năng sống cho HS 35 3 4 0 0 4.73 27 10 5 0 0 4.52 5 Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh 26 5 8 3 0 4.29 13 7 22 0 0 3.79 6
Tổ chức cho HS tham gia tìm hiểu chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương 28 8 6 0 0 4.52 15 15 10 2 0 4.02 7 Huy động các lực lượng và nguồn lực của xã hội tham gia xây dựng THTT, HSTC.
36 6 0 0 0 4.86 29 12 1 0 0 4.67
Bảng 3.1: Kết quả khảo sát mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp