Thực trạng hoạt động dạy và học của GV và HS

Một phần của tài liệu TRƯỜNG HỌC TT-HSTC (Trang 53 - 58)

T Đối tượng được hỏ

2.3.2.2. Thực trạng hoạt động dạy và học của GV và HS

Thực hiện nội dung "Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh, giúp các em tự tin trong học tập” của phong trào, các trường THPT Thị xã Uông Bí đã tạo mọi điều kiện để giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn,

nghiệp vụ như tổ chức tọa đàm, hội thảo về đổi mới phương pháp, phát huy vai trò tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học…Với phương châm ‘"Không để bất cứ học sinh nào đứng ngoài bài giảng”, các giáo viên của các trường THPT Thị xã Uông Bí đã luôn đoàn kết, học hỏi kinh nghiệm, đầu tư kỹ lưỡng cho từng bài giảng, tiết dạy từ khâu chuẩn bị bài tới rèn luyện kỹ năng ứng xử khéo léo, có tính chất sư phạm… để thu hút và tạo hứng thú học tập cho học sinh. Tuy cơ sở vật chất còn thiếu thốn nhưng các truờng đã động viên, khuyến khích các giáo viên sưu tầm tài liệu, tra cứu thông tin, tìm tư liệu trên mạng Internet phục vụ việc giảng dạy. Do vậy, hiện nay các nhà trường có 75% giáo viên soạn bài bằng giáo án điện tử (mới chỉ dừng lại ở việc giáo án được đánh máy tính). Ban giám hiệu các nhà trường cũng luôn tôn trọng, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của học sinh và phụ huynh học sinh để có những điều chỉnh, động viên, khuyến khích kịp thời giáo viên trong việc giảng dạy, giáo dục học sinh…nên đã góp phần tạo nên sự gần gũi, tình cảm trong quan hệ thầy- trò và niềm tin yêu của phụ huynh.

Bên cạnh những kết quả đó, việc dạy và học của giáo viên và học sinh tại các trường THPT thị xã Uông Bí vẫn còn có những tồn tại như sau:

a) Về hoạt động dạy của GV

Khi tiến hành thực nghiệm tại bốn trường, chúng tôi đã xin phép được dự giờ một số lớp mà không báo trước, đồng thời phát phiếu hỏi đến 200 giáo viên thực tế cho thấy:

Hầu hết các tiết dạy vẫn diễn ra theo cách cũ: thầy giảng, trò nghe ghi chép tái hiện, thỉnh thoảng GV có đưa ra những câu hỏi phát vấn HS nhưng chủ yếu là câu trả lời đã có sẵn trong SGK, HS không cần suy nghĩ.

Một số tiết GV có sử dụng máy chiếu projecter nhưng lại quá lạm dụng, thầy thì trở nên rất nhàn còn HS thì nặng nề và mệt mỏi hơn do phải cố gắng nhìn vào màn hình chiếu để chép bài. Như vậy, HS thay vì nghe - chép thì được nhìn – chép; Hoặc cũng có trường hợp GV chuẩn bị bài rất công phu,

sử dụng thành thạo các thiết bị, tổ chức cho HS hoạt động nhóm trong quá trình dạy học nhưng chỉ có một số ít HS hứng thú tham gia, một phần các em còn lại tranh thủ nói chuyện riêng... Đây là do các em chưa hình thành được thói quen học tập theo cách dạy mới, vẫn có ý trông chờ vào thầy cô đọc cho chép.

Một tình trạng phổ biến nữa là việc “lạm dụng sách giáo khoa, coi sách giáo khoa như pháp lệnh, phải dạy hết”. Trong khi chỉ đạo của Bộ GD&ĐT từ lâu là giáo viên chủ động lựa chọn những kiến thức cần thiết để dạy bám sát chuẩn kiến thức đã ban hành. Việc “dạy hết sách giáo khoa” gây sự quá tải, nặng nề, thiếu thời gian cho giáo viên có những biện pháp phát huy ở HS tính tích cực, sáng tạo, chủ động trong quá trình học.

Đối với các giờ thực hành, HS chỉ được làm một số thí nghiệm hay thực hành đơn giản, GV không cần chuẩn bị công phu; còn đại đa số các bài thực hành chỉ được GV dạy lý thuyết ở trên lớp.

Trong thực tế, khả năng và điều kiện của các HS là khác nhau, song phương pháp dạy học mà các thầy cô sử dụng vẫn chủ yếu áp dụng chung cho tất cả mọi người, chưa phát huy được năng lực vốn có của mỗi người một cách hợp lý nhất. Chính vì vậy một số HS thấy hứng thú vì học vừa sức, nhưng số khác lại cho là quá tải, không vui hoặc nhàm chán vì không phát huy được tài năng của các em.

Qua khảo sát cho thấy có đến 35% HS nói là thích đến trường để gặp gỡ và giao lưu với bạn bè, có đến 32.22% HS trả lời là đã từng bỏ học để đi chơi. Khi được hỏi ý kiến của mình về nhà trường thì các em mong muốn trường cho thực hành nhiều hơn (87%). Điều này chứng tỏ việc giảng dạy của giáo viên chưa thật sự lôi cuốn các em, giảng dạy còn quá nặng về kiến thức hàn lâm mà chưa chú trọng thực hành, thực địa. Các kiến thức đã học được trong nhà trường các em không biết áp dụng vào trong thực tế cuộc sống (chỉ có 15.56% HS có thể thường xuyên áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế). Sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn còn nặng tính hình thức, hiệu quả chưa cao.

Phương pháp dạy theo đường hướng “Lấy người dạy là trung tâm” (Teacher-centered) hiện nay đã ảnh hưởng sâu sắc đến quan hệ thầy trò. Nhiều thầy cô vẫn duy trì quan niệm rằng thầy là “người trên” và học trò là “người dưới”. Quan niệm này đã dẫn đến sự xa cách trong quan hệ thầy trò (70.67% HS chưa bao giờ tâm sự chuyện riêng với thầy cô giáo). Học trò rất ít khi dám tranh luận với thầy cô vì sợ thầy cô phật ý. Các thầy thường ít khi dám thừa nhận mình sai hay nhầm lẫn vì sợ học sinh đánh giá. Do đó, họ thường có thái độ áp đặt và chủ quan với học trò. Các thầy cô hiện nay rất khó có thể trở thành người bạn tin cậy để học sinh có thể chia sẻ mọi vấn đề vì giữa họ và học sinh luôn có khoảng cách về tuổi tác và tri thức như vậy.

Số TT NỘI DUNG Tổng số HS MỨC ĐỘ THỰC HIỆN (%) Thường xuyên Thỉnh

thoảng Hiếm khi

Chưa bao giờ

1 Tâm sự chuyện riêng với

thầy cô 400 3.33 14.89 11.11 70.67

2 Áp dụng những kiến thức đã

học vào thực tế 400 15.56 38.89 42.22 3.33 3 Bỏ học hoặc trốn tiết đi chơi 400 2.22 13.33 16.67 67.78 4 Tự giác, tích cực tham gia

xây dựng bài 400 20 53.33 21.11 5.56

5 Thầy cô tổ chức cho HS

thảo luận, hoạt động nhóm 400 10 53.33 23.33 13.34

Bảng 2.9: Thực trạng hoạt động dạy và học của GV và HS ở các trường THPT thị xã Uông Bí

b) Về hoạt động học của HS

Do phương pháp dạy của GV nên phương pháp học của HS nặng về nghe, ghi nhớ và tái hiện, các kỹ năng như: phân tích, tổng hợp, khái quát vấn đề, kỹ năng thực hành, kỹ năng tự nghiên cứu tài liệu còn rất hạn chế.

Các bài kiểm tra đánh giá kết quả của HS phần lớn mới chỉ dừng lại ở yêu cầu học thuộc bài là đã đạt yêu cầu. Đặc biệt với những môn khoa học xã hội, khi được hỏi thì các em nói rằng chỉ cần học thuộc bài trong vở ghi kết hợp với SGK là có thể đạt điểm 7, điểm 8. Do đó các em cho rằng chỉ cần học thuộc bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp; trong lớp trật tự nghe giảng và ghi chép đầy đủ là được, là đã có thể được thầy cô đánh giá cao; thậm chí có em cũng không học thuộc mà đối phó với kiểm tra, thi cử bằng cách quay cóp. Trong lớp số HS tích cực tham gia xây dựng bài là không nhiều.

Nội dung Tổng số HS Đồng ý Phân vân Không đồng ý Để việc học tập đạt kết quả tốt em cần

- Học thuộc bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp

400

368 32 0

- Trong lớp trật tự nghe giảng và

ghi chép đầy đủ 305 90 5

- Hăng hái phát biểu ý kiến xây

dựng bài 175 117 108

- Nghiêm túc khi làm bài kiểm

tra 234 102 64

Bảng 2.10: Quan điểm để học tốt của HS các trường THPT thị xã Uông Bí

Trong giờ học, rất nhiều em có thái độ tỏ ra nhàm chán, mệt mỏi, nhất là vào những tiết cuối của buổi học (tiết 4, tiết 5). Đối với việc kiểm tra, thi cử các em luôn có ý mong chờ đề cương của GV; thậm chí kể cả các em học hết lớp 12 thì cũng đợi bao giờ có hướng dẫn của Bộ GD&ĐT thì mới bắt tay vào ôn tập. Trong giờ học hằng ngày các em chỉ chú trọng vào những môn học thuộc khối mà mình định thi Đại học, Cao đẳng nên dẫn tới tình trạng học lệch, thậm chí

không thèm học các môn mà HS cho là phụ như công nghệ, thể dục, giáo dục công dân... trong khi đó lại là những môn rèn cho các em những kỹ năng sống cần thiết.

Một phần của tài liệu TRƯỜNG HỌC TT-HSTC (Trang 53 - 58)