T Đối tượng được hỏ
3.2.3. Biện pháp tổ chức dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của HS, giúp các em tự tin trong học tập
điểm của HS, giúp các em tự tin trong học tập
Ý nghĩa
Dạy học là hoạt động then chốt, cơ bản của nhà trường. Chất lượng, hiệu quả của nhà trường, trách nhiệm của nhà trường trước đời sống xã hội bắt nguồn từ kết quả của hoạt động này. Dạy học chính là con đường chủ đạo để hình thành và phát triển nhân cách. Trong cách diễn đạt thông thường ta thường nói "Dạy học", thực chất đây là hai hoạt động gắn bó với nhau với hai nhân tố là "Thầy và trò".
Hai hoạt động dạy và học thống nhất với nhau nhờ sự cộng tác: Hoạt động dạy có chức năng thiết kế, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra quá trình học, góp phần thi công nhưng không làm thay người học. Hoạt động học là tự điều khiển quá trình chiếm lĩnh tri thức của bản thân, tức là tự thiết kế, tự tổ chức, tự thi công và tự kiểm tra chính mình dưới sự điều khiển của người dạy. Sự cộng tác giữa hoạt động dạy và hoạt động học là yếu tố cơ bản duy trì và phát thiển tính thống nhất toàn vẹn của quá trình dạy học và đảm bảo cho dạy tốt, học tốt.
Nội dung (theo chỉ thị)
1 - Thầy, cô giáo tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của HS.
2 - HS được khuyến khích đề xuất sáng kiến và cùng các thầy cô giáo thực hiện các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao.
Cách tiến hành
1 - Thầy, cô giáo tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của HS.
- Đổi mới phương pháp giảng dạy (thực chất là đổi mới cách thực hiện phương pháp) là cuộc vận động lớn của ngành từ nhiều năm nay. Nhiều cuộc hội thảo, nhiều cuộc tập huấn đã diễn ra song kết quả còn hạn chế. Việc đổi mới PPGD trong bối cảnh của cuộc vận động xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực" lần này cần xuất phát từ việc Hiệu trưởng giúp cho GV trong trường phân biệt sự khác nhau giữa dạy học quyền uy (kiểu cũ) và dạy học hợp tác (kiểu mới), giúp GV nhận thức được mối liên hệ của ba nhân tố Tri - Trò - Thầy.
Trong một giờ học, người thầy phải lao động thật miệt mài để cô đọng được hệ thống kiến thức sao cho kiến thức đó đạt tới các yêu cầu: Cơ bản nhất, hiện đại nhất, hữu ích nhất cho HS. Người thầy phải lao động một cách tinh tế, tổ chức quá trình dạy học hợp lý để HS chiếm lĩnh được kiến thức một cách có tính hệ thống, có tính mục đích, có tính kế hoạch. Quan hệ của GV và HS là quan hệ giữa hai công dân với nhau.
GV phải tổ chức sự giao lưu với từng HS và tập thể HS một cách cởi mở để HS dù ở bất cứ lứa tuổi nào, hoàn cảnh gia đình như thế nào cũng được đắm mình trong bầu không khí dân chủ, nhưng lại giữ được sự nền nếp, kỷ cương, trách nhiệm, tôn trọng lẫn nhau trong tập thể.
GV phải có kỹ năng tổ chức để HS hình thành một tập thể biết học hỏi lẫn nhau thực hiện "học thầy không tày học bạn".
Trong quá trình đổi mới PPGD, Hiệu trưởng cần giúp GV nắm được những định hướng chính như sau:
* Đổi mới PPDH theo hướng phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học trong quá trình lĩnh hội tri thức.
Tính tích cực là một đặc điểm vốn có của con người. Nguồn gốc của tính tích cực là nhu cầu, nhu cầu chính là động cơ thức đẩy con người hoạt động. Khi nhu cầu nhận thức xuất hiện thì nó sẽ thúc đẩy hoạt động học tập. Lý luận dạy học cũng chỉ ra rằng muốn xây dựng động lực của quá trình dạy học có hai điều quan trọng cần phải lưu ý:
+ Phải biến yêu cầu của chương trình dạy học thành nhu cầu nhận thức của người học bằng cách tạo dựng các tình huống nhận thức, đưa người học tới đỉnh điểm của những mâu thuẫn chứa đựng những khó khăn vừa sức đối với người học.
+ Phải giáo dục tính tích cực, tự giác học tập và tạo điều kiện cho những cố gắng vươn lên của người học bằng khả năng của mình.
GV cần lưu ý, trong quá trình lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo ở người học, tính tích cực được thể hiện từ cấp độ thấp nhất đến cấp độ cao nhất như sau: Bắt chước: Tính tích cực thể hiện ở sự cố gắng làm theo mẫu hành động, thao tác, cử chỉ hành vi hay nhắc lại những gì đã trải qua trong giờ học...
Tìm hiểu và khám phá: tính tích cực thể hiện ở sự chủ động hoặc ý muốn hiểu thấu đáo vấn đề nào đó để sau đó có thể tự giải quyết vấn đề...
Sáng tạo: Tính tích cực thể hiện ở khả năng linh hoạt và hiệu quả trong giải quyết vấn đề...
Trong quá trình dạy học, người dạy là chủ thể tổ chức, điều khiển và người học là chủ thể hoạt động tích cực chủ động và sáng tạo. Người dạy phải cải tiến không ngừng phương pháp dạy học và giúp người học cải tiến phương
pháp học. Những kiến thức đã học được sẽ tạo cho người học một trình độ nào đó, người dạy dựa vào trình độ này để hướng dẫn người học nâng cao lên một trình độ mới và cứ tiếp tục được phát triển.
* Đổi mới PPDH theo hướng kết hợp một cách nhuần nhuyễn và sáng tạo các phương pháp dạy học khác nhau
Cần kết hợp một cách nhuần nhuyễn và sáng tạo các PPDH khác nhau (truyền thống và hiện đại) sao cho vừa đạt được mục đích dạy học vừa phù hợp với đối tượng và điều kiện thực tiễn của cơ sở. Vì không có một phương pháp dạy học nào là tồi, mỗi phương pháp đều có những giá trị riêng của nó. Tính hiệu quả hay không hiệu quả của phương pháp phụ thuộc vào người sử dụng có biết phát triển và thích nghi nó đến mức nào. Nếu các phương pháp dạy học được kết hợp và bổi sung cho nhau thì cách dạy học ấy sẽ phù hợp với đối tượng học đa dạng, chống sự nhàm chán và tạo ra sự năng động trong cách nghĩ cách làm của người học.
* Đổi mới PPDH theo hướng phát triển khả năng tự học của người học.
GV cần hình thành cho HS phương pháp tự học, tăng cường các hoạt động tự tìm kiếm kiến thức hay ứng dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống. Nguồn gốc của tính tích cực là nhu cầu, khi HS có nhu cầu thì các em sẽ tự giác tìm kiếm kiến thức. Khi phát hiện ra các tình huống mâu thuẫn của lý thuyết hay thực tế mà bằng kiến thức cũ không thể giải quyết được, người học buộc phải tìm con đường khám phá mới.
Đối với người học, tính tích cực bên trong thường nảy sinh do những tác động từ bên ngoài. Chính vì vậy trong quá trình dạy GV phải tạo ra hàng loạt các mâu thuẫn, khéo léo lôi cuốn, hấp dẫn người học để họ tự ý thức tiếp nhận và tìm tòi cách giải đáp.
Khả năng tự học là năng lực rất quan trọng cho sự thành đạt của mỗi cá nhân. GV cần hướng dẫn HS PP tự học sao cho hiệu quả.
* Đổi mới PPDH theo hướng kết hợp hoạt động cá nhân với hoạt động nhóm và phát huy khả năng của cá nhân.
Tập thể HS được sử dụng như một môi trường và phương tiện để tổ chức quá trình học tập tích cực nhất cho từng cá nhân. Lợi thế của day tập thể cho mỗi cá nhân là:
+ Tạo ra sự đua tranh
+ Tạo ra nhiều cách nghĩ, nhiều phương án hành động
+ HS có thể hỗ trợ nhau, đóng góp những ý kiến riêng vào ý kiến chung + Cách thức này giúp HS chuyển từ thói quen chỉ nghe, ghi nhớ sang hình thức tự hoạt động, cùng nhau tìm kiếm, hình thành kiến thức bằng trí tuệ chung.
+ HS sẽ có những kỹ năng hoạt động tập thể và khẳng định được mình thông qua tập thể
Tuy nhiên, GV phải biết khai thác lợi thế của tập thể để phát triển từng cá nhân. Phải quan tâm đến hứng thú, xu hướng, khả năng của từng HS trong môi trường tập thể cũng như trong tự học. Vì suy cho cùng thì kết quả học tập là thành quả cụ thể, trực tiếp của từng cá nhân nên cần phải chú ý đến dạy cá nhân.
* Đổi mới PPDHtheo hướng tăng cường kỹ năng thực hành.
Mục đích cuối cùng của quá trình dạy học là tạo ra năng lực thực tiễn cho HS. Đổi mới theo hướng này có nghĩa là:
+ HS được thao tác hành động thực tế
+ HS được học qua các tình huống thực tiễn cuộc sống + HS giải thích được thực tiễn bằng lý thuyết đã học
+ HS được thực hành, trao đổi, phối hợp, hợp tác trong nhóm + HS được rèn luyện kỹ năng diễn đạt trong nói và viết
+ HS được rèn kỹ năng cùng chung sống
* Đổi mới PPDH theo hướng sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại vào dạy học.
Các phương tiện chủ yếu: Phương tiện nghe nhìn, các chương trình phần mềm hỗ trợ...Việc sử dụng PTKT hiện đại vào dạy học thực sự sẽ mang lại hiệu quả cao nếu người dạy không lạm dụng nó, sử dụng nó theo đúng quy tắc sư phạm trong sử dụng PTDH.
Sử dụng phương tiện đa dạng trong dạy học giúp cho PPDH trở nên sinh động hơn và tạo ra được hứng thú và tính tích cực ở người học.
* Đổi mới PPDH theo hướng đổi mới cách kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của người học.
Đánh giá là khâu cuối cùng của quá trình dạy học, góp phần điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học. Đổi mới PPDH sẽ có kết quả nếu biết đổi mới cách thức kiểm tra và đánh giá. Không đổi mới phương pháp kiểm tra và đánh giá thì đổi mới PPDH chỉ là hình thức. Trong đánh giá, GV cần cố gắng chuyển sự đánh giá của GV thành quá trình tự đánh giá của HS về kết quả học tập và rèn luyện của bản thân. Cả GV và HS cần đánh giá kết quả đạt được trong hoạt động của mình theo hệ mục tiêu đã đề ra.
* Đổi mới PPDH theo hướng đổi mới cách soạn giáo án, lập kế hoạch bài học và xây dựng mục tiêu bài học
Muốn nâng cao chất lượng quá trình dạy học phải nâng cao chất lượng của từng thành tố như mục đích, nhiệm vụ, nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp và phương tiện dạy học, đánh giá, môi trường văn hoá - chính trị - xã hội, gia đình, nhà trường và cộng đồng...
Khi soạn giáo án và khi thiết kế bài giảng, GV cố gắng quán triệt tất cả các thành tố đó. Trong giáo án, mục tiêu của bài học phải đề ra rõ ràng, có thể lượng hoá, từ đó có thể đo được và đánh giá được kết quả một cách khách quan.
Phương pháp và phương tiện dạy học cho mỗi một đơn vị kiến thức, hình thức tổ chức lớp học, hình thức kiểm tra đánh giá, thời lượng cho mỗi phần
cần được phản ánh trong kế hoạch để khi nhìn vào kế hoạch bài dạy ta có thể thấy trọng số của mỗi đơn vị kiến thức, hoạt động của GV và HS, mục tiêu có khả năng đạt được hay không...
Hiệu trưởng cần kiên trì chỉ đạo GV thực hiện được các điều nêu trên. Việc đổi mới PPDH hiện nay có thuận lợi là được hỗ trợ nhiều bằng các tiến bộ và thành tựu của công nghệ dạy học và công nghệ thông tin. Hiệu trưởng cần khuyến khích và tạo điều kiện cho GV sử dụng các loại giáo án điện tử trong quá trình dạy học. Thêm vào đó Hiệu trưởng cần làm cho GV có sự thông cảm cao với HS trong quá trình dạy học. Người Hiệu trưởng cần kiến tạo được mối quan hệ Thầy - Trò trong nhà trường là quan hệ "tình bạn đạo đức" như Aristoste từng nói.
2 - HS được khuyến khích đề xuất sáng kiến và cùng các thầy cô giáo thực hiện các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao.
Nếu GV tích cực đổi mới PPDH mà HS không đổi mới phương pháp học tập thì dạy học cũng không đạt tới hiệu quả đích thực. Hiệu trưởng cần là người đi tiên phong trong việc thắp sáng ý chí tự học cho HS. Trong bối cảnh của nền kinh tế tri thức, HS cần phải biết tích luỹ kiến thức, biết xử lý kiến thức, và biết giao lưu truyền thông kiến thức. Khi học tập HS cần: Biết kế hoạch hoá hoạt động học tập của mình, tổ chức thực hiện kế hoạch đã đề ra, biết làm việc khoa học để mục tiêu đã vạch ra đạt được chất lượng hiệu quả, biết tự đánh giá kết quả học tập, biết rút ra cách nhận thức mới.
Việc dạy của GV và học của HS liên quan mật thiết với nhau. Hiệu trưởng phải là tác nhân cho hai việc này gắn vó với nhau, hỗ trợ bổ sung nhau.
GV phải căn cứ vào sức chứa của HS, sức hút của HS, sức thấm của HS, sức chế biến của HS mà có kế hoạch dạy hợp lý. HS phải có tinh thần học mọi nơi, học mọi lúc, học mọi vấn đề, học mọi người, và học bằng mọi cách.
Trong nhiệm vụ xây dựng trường học thân thiện, dạy học thân thiện, Hiệu trưởng là người thống nhất mục tiêu hành động của thầy và mục tiêu
hành động của trò và chỉ khi nào Hiệu trưởng hoà quyện được hai mục tiêu này thì sản phẩm của nhà trường về "nhân cách - nhân lực" sẽ đáp ứng yêu cầu phát triển của cộng đồng, của đất nước.