T Đối tượng được hỏ
3.2.4. Biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho HS
Ý nghĩa
Kỹ năng sống là phạm trù giáo dục học mới được đưa vào nước ta. Kỹ năng sống là các kỹ năng con người cần có để có thể tồn tại và phát triển khi xem xét con người trong 3 mối quan hệ
+ Con người với chính bản thân mình + Con người trong các mối quan hệ xã hội + Con người trong các mối quan hệ với tự nhiên
Kỹ năng sống trong phạm vi tuổi học đường dựa trên trục quan hệ nói trên. Nó gắn liền với phạm trù kiến thức và thái độ mà HS được rèn luyện trong quá trình giáo dục. Khi tiến hành một bài học trong nhà trường người GV bao giờ cũng phải nêu ra được các yêu cầu về kiến thức, về kỹ năng và về thái độ. Tổng hợp thành quả các bài học, các môn học, các mặt giáo dục, HS hình thành được nhân cách của bản thân mình thông qua kiến thức - kỹ năng - thái độ với các hiện tượng trong đời sống.
Trong nhà trường, để hình thành và phát triển nhân cách cho HS thông qua việc rèn luyện kỹ năng sống cần rèn luyện cho HS kỹ năng tu dưỡng bản thân, kỹ năng ứng xử trong cuộc sống, kỹ năng giữ vệ sinh môi trường trên nền tảng giáo dục cho HS những hiểu biết cơ bản về tri thức, và giá trị tình nghĩa của cuộc sống.
Nội dung (theo chỉ thị)
1- Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm.
2 - Rèn luyện kỹ năng sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác.
3 - Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.
Cách tiến hành
1 - Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm.
Các tình huống trong cuộc sống rất đa dạng, con người muốn tồn tại và phát triển phải biết chấp nhận sự phân công lao động và hợp tác trong lao động tìm ra cách ứng xử hợp lý trước mỗi tình huống. Kỹ năng giao tiếp làm việc theo nhóm rất quan trọng đây là chìa khoá đi tới sự thành công trong công việc.
Hiệu trưởng nhà trường nên chú ý tổ chức dạy học và các sinh hoạt tập thể của nhà trường sao cho HS có cơ hội giao lưu, hợp tác, thể hiện các suy nghĩ của mình. Các hội thảo, diễn đàn của HS, các sinh hoạt dã ngoại theo chủ đề "Hoạt động ngoài giờ lên lớp" là những cơ hội rất tốt cho hoạt động này.
Trên tư cách là nhà sư phạm, nhạc trưởng của quá trình giáo dục đào tạo, Hiệu trưởng cần tìm ra các giải pháp đảm bảo cho quá trình này toàn vẹn và hài hoà rèn luyện cho HS vừa có nỗ lực cao của cá nhân, vừa biết hợp tác tốt trong học tập lao động là điều rất cần thiết.
2 - Rèn luyện kỹ năng sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác.
a. Rèn luyện kỹ năng sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe
Rèn luyện sức khoẻ, giáo dục thể chất cho HS là điều rất quan trọng. Sức khoẻ ngày nay thường được hiểu trên ba khía cạnh:
- Sức khoẻ thể chất - Sức khoẻ tinh thần - Sức khoẻ sinh sản
* Về giáo dục sức khoẻ thể chất:
phù hợp với sức lực HS. Trong việc này vừa phải bao quát yêu cầu chung vừa phải căn cứ vào thể chất của từng em mà chỉ đạo GV thể dục có kế hoạch tập luyện hợp lý. Tránh sự quan liêu mà gây ra một vài sự việc đáng tiếc (ví dụ HS ốm mệt mà vẫn bắt tập theo yêu cầu dẫn đến suy nhược, thậm chí tử vong của HS).
Giáo dục thể chất trong các nhà trường hiện nay vừa phải chú ý chống bệnh béo phì, vừa phải chống bệnh còi cọc suy dinh dưỡng. Một số bệnh khác cũng đang có chiều hướng tăng đó là cong vẹo cột sống và bệnh cận thị.
Hiệu trưởng cần chỉ đạo cho GV thể dục, GV chủ nhiệm lớp phối hợp chặt chẽ với gia đình HS, với cơ quan y tế địa phương để thực hiện kế hoạch giáo dục thể chất đã đề ra.
Trong trường cần có phòng y tế học đường, tổ chức khám, đo định kỳ các chỉ số về thể chất cho HS, lập hồ sơ sức khoẻ cho HS.
* Về giáo dục sức khoẻ tinh thần
Sức khoẻ tinh thần là sức khoẻ quan trọng trong sức khoẻ toàn diện của con người. Hiện nay, nhiều gia đình do nhu cầu kiếm sống quá bức bách mà thiếu chăm sóc chu đáo tới việc học tập và rèn luyện của con em mình. Một bộ phận GV vẫn còn chậm dổi mới phương pháp, thiên về giáo dục quyền uy mệnh lệnh, ít có sự thấu hiểu tâm sinh lý đa dạng của các em.
Để giải quyết được vấn đề chăm sóc sức khoẻ tinh thần cho HS rất cần có sự hỗ trợ chăm sóc về mặt tâm lý. Sự chăm sóc này nhằm tạo nên trạng thái cân bằng phát triển trí tuệ, cảm xúc cho HS, tạo ra tính tự lập, tự tin, năng lực vượt qua thử thách tâm lý của HS.
Hiệu trưởng cần thành lập phòng tư vấn với cán bộ tư vấn tâm lý cho HS. Cán bộ tư vấn có thể là giáo viên trong trường hoặc là các cộng tác viên đam mê các vấn đề tâm lý của HS trong lứa tuổi THPT.
* Về giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên
phận của quá trình giáo dục và đây là bộ phận quan trọng trong việc hình thành phát triển nhân cách. Nó giúp cho thế hệ trẻ có tố chất vừa để tu dưỡng bản thân tích cực, vừa để ứng xử đúng đắn trong quan hệ tình bạn, tình yêu.
Ở lứa tuổi này các em thường không biết cơ thể mình thực hiện chức năng sinh sản và sinh dục như thế nào, các em rất mong muốn được trao đổi vấn đề này với những người lớn tuổi có sự thông cảm với các em và không chỉ trích các em. Việc cung cấp thông tin về sức khoẻ tình dục và sức khoẻ sinh sản tuy là vấn đề tế nhị nhưng lại rất cần thiết.
Hoạt động giáo dục sức khoẻ sinh sản cho HS THPT cần được tiến hành đều đặn, thường xuyên. ngoài việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục vào các bài chính khoá thông qua các môn sinh học, địa lý, giáo dục công dân và các môn khác, Hiệu trưởng nhà trường cùng các GV cần phải chú ý các hình thức sau:
- Xây dựng phòng truyền thông về giáo dục sức khoẻ sinh sản - Tổ chức câu lạc bộ tự quản của HS
- Thiết lập hòm thư và bảng tư vấn
- Tổ chức giao lưu giữa GV và CMHS vể các vấn đề sức khoẻ sinh sản vị thành niên.
Hiệu trưởng nhà trường cần chú ý kết hợp hài hoà giữa giáo dục nội khoá và giáo dục ngoại khoá, giáo dục đồng đẳng, liên hệ chặt chẽ với cộng đồng, lấy thực tế của cộng đồng để giáo dục.
b. Rèn luyện kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác.
Hiện nay các tai nạn thương tích cho HS đang ngày càng có chiều hướng gia tăng. Sự gia tăng này là do các em thiếu hiểu biết và thiếu kỹ năng sống, phần khác do gia đình và nhà trường cũng chưa quan tâm: Tai nạn giao thông do không nắm được luật lệ giao thông hoặc vi phạm luật khi tham gia giao thông, chết đuối do không biết bơi, bị điện giật, ngộ độc thực phẩm... Hiệu trưởng cần phối hợp với cơ quan bảo vệ chăm sóc trẻ em, cơ quan y tế địa
phương và thông qua GV bộ môn để tổ chức các buổi ngoại khoá, giáo dục cho các em có các kỹ năng phòng chống các tai nạn này.
3 - Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.
Đây là một việc tổng hợp bắt đầu từ việc giáo dục cho HS ứng xử văn hoá trong gia đình, trong nhà trường và trong xã hội tiến đến là giáo dục cho các em có những hiểu biết cần thiết về các nước trong khu vực và ban bè thế giới khi đất nước đang trong hội nhập quốc tế. Quan trọng nhất là HS biết phòng ngừa, ngăn chăn các tệ nạn của đời sống đang có xu hướng xâm nhập vào đời sống gia đình, nhà trường, cộng đồng.
Hiệu trưởng cần quan tâm chỉ đạo cho GV chủ nhiệm, GV bộ môn cùng phối hợp tuyên truyền cho mọi lực lượng trong và ngoài nhà trường nhận thức các tác hại của tệ nạn XH, hình thành ở họ quyết tâm phòng chống, đẩy lùi tệ nạn XH ra khỏi môi trường sư phạm; thực hiện việc ký cam kết giữa HS - gia đình HS - GV chủ nhiệm với quyết tâm phòng chống tệ nạn XH.
Hiệu trưởng chỉ đạo để GVCN và gia đình phối hợp chặt chẽ với nhau giúp cho HS không bị ảnh hưởng bởi các tệ nạn XH. Cần có sự can thiệp sớm khi thấy có các triệu chứng xấu với HS.
Tạo điều kiện thuận lợi (ví dụ đường dây nóng) để HS có thể thông báo kịp thời các tệ nạn XH có nguy cơ ảnh hưởng đến nhà trường. Bằng sự giúp đỡ của chính quyền, của cộng đồng, nhà trường thiết lập mối quan hệ với các cơ quan an ninh khu vực để kịp thời triệt phá các tụ điểm chứa chấp tệ nạn xã hội có ảnh hưởng đến quá trình giáo dục đào tạo.
Cần lồng ghép, tích hợp một cách tự nhiên các thông điệp phòng chống tệ nạn XH vào nội dung các môn học đặc biệt là môn giáo dục công dân. Bên cạnh đó cũng cần tăng cường các hoạt động ngoại khoá, hoạt động ngoài giờ lên lớp, vì các hoạt động này có vai trò hỗ trợ to lớn cho hoạt động nội khoá trong mục tiêu phòng chống tệ nạn XH (thực hiện giáo dục đồng đẳng, những
gì chưa đủ điều kiện thời gian nói ở hoạt động nội khoá có thể đưa sang hoạt động ngoại khoá, hoạt động ngoài giờ lên lớp).
Chú ý công tác tư vấn học đường; mỗi nhà trường cần có phòng tư vấn với GV hoặc nhân viên hiểu biết tinh tế về tâm lý của các em giải đáp các thắc mắc giúp các em vượt qua bối rối, thử thách, không để các em vào vùng xoáy của tệ nạn XH. Mỗi nhà trường trên địa bàn đều có những đặc trưng riêng do đó phải giúp đỡ cho HS biết liên hệ với hoàn cảnh của cộng đồng, tìm ra được thách thức chung để đề ra kế hoạch cho bản thân.
Tạo ra sự đồng thuận của mọi lực lượng trong và ngoài nhà trường, kịp thời biểu dương gương người tốt, việc tốt.