Hiệu trưởng với nhiệm vụ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực

Một phần của tài liệu TRƯỜNG HỌC TT-HSTC (Trang 32 - 37)

1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng

1.5.5. Hiệu trưởng với nhiệm vụ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực

học sinh tích cực

Bất cứ sự thành công của một phong trào nào đều phụ thuộc vào nhân tố quản lý. Với phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, người Hiệu trưởng nhà trường là nhân tố quyết định cho sự thành công để triển khai và hiện thực các mục tiêu đề ra.

Hiệu trưởng là điểm hội tụ nhân tố quản lý theo chiều dọc từ Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT và các cơ quan hữu quan (bằng các chủ trương – chính sách – pháp quy) và các nhân tố quản lý theo chiều ngang (chính quyền cộng đồng, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, xã hội của cộng đồng, cha mẹ HS, các lực lượng giáo dục của nhà trường) và từ chính chủ thể của cuộc vận động là HS nhà trường.

Hiệu trưởng biết khơi dậy nội lực của chủ thể và sự đồng thuận của các lực lượng bên ngoài tác động vào chủ thể theo mục tiêu đề ra.

Sơ đồ 1.3: Hiệu trưởng - điểm hội tụ các nhân tố quản lý

Trước nhiệm vụ xây dựng THTT, HSTC, Hiệu trưởng chú ý phát triển đồng bộ mười sáu kỹ năng sau:

1. Kỹ năng phân tích tình hình nhà trường (Situation analysis).

Đó là kỹ năng phân tích được chủ quan, nội lực của nhà trường: tìm ra điểm mạnh, điểm yếu và phân tích được khách quan ngoại lực của nhà trường tìm ra cơ may, đe dọa.

Tổng hợp của kết quả phân tích này là việc đánh giá được đúng đắn tình thế của trường, các thuận lợi, khó khăn của nhà trường. Đây gọi là sự phân tích SWOT đối với nhà trường.

Bảng phân tích SWOT được biểu thị như sau:

Chủ quan Khách quan (+) (-) (+) (I) Chủ quan (+) Khách quan (-) (II) Chủ quan (-) Khách quan (+) (-) (III) Chủ quan (+) Khách quan (-) (IV) Chủ quan (-) Khách quan (-)

(I): Biểu thị trạng thái nhà trường vừa thuận lợi về mặt chủ quan và vừa thuận lợi về mặt khách quan.

Học sinh chủ thể của quá trình giáo dục

Gia đình

Cấp trên Hiệu trưởng Cộng đồng

(II): Biểu thị trạng thái nhà trường không thuận lợi về mặt chủ quan, nhưng lại có thuận lợi về mặt khách quan (ví dụ HS sức học yếu nhưng gia đình rất chăm lo cho sự học của các em).

(III): Biểu thị trạng thái nhà trường thuận lợi về mặt chủ quan, nhưng có nhiều đe doạ về mặt khách quan (ví dụ giáo viên có trình độ sư phạm tốt nhưng đời sống có nhiều khó khăn).

(IV): Biểu thị trạng thái nhà trường vừa khó khăn cả về mặt chủ quan và khách quan.

2. Kỹ năng xác định các nhu cầu phát triển trong nhà trường (Needs)

Người Hiệu trưởng cần xác định thật mạch lạc:

- Những nhân tố gì nhà trường nhất thiết có trong năm học, - Những nhân tố gì nhà trường cần có.

- Những nhân tố gì nhà trường nên có. (nhu cầu ở dạng nguyện vọng) Có làm rành mạch điều này mới tìm ra ưu tiên của công việc trong năm học.

3. Kỹ năng xác định chính sách phát triển nhà trường (Polycy)

Đây là việc vạch ra phương hướng lớn về mục tiêu, đề ra các chính sách, các giải pháp và các cam kết cơ bản để phát triển nhà trường diễn ra trong năm học hay một giai đoạn trung hạn (3 năm, 5 năm).

4. Kỹ năng cụ thể hoá chính sách thành các nhiệm cụ cụ thể (Task) 5. Kế hoạch hoá việc thực hiện các nhiệm vụ (planning)

Đưa ra các nhiệm vụ đã vạch ra vào trục thời gian theo lịch biểu năm học (từ tháng 9 đến tháng 8 năm sau)

6. Kỹ năng lựa chọn chiến lược hành động của nhà trường

Căn cứ vào phân tích tình hình của nhà trường (bước 1) và căn cứ vào kết quả của bước 5. Hiệu trưởng cần xác định xem sẽ dùng chiến lược gì để thực hiện được mục tiêu.

Trạng thái Chiến lược hành động

2/ Chủ quan mạnh/ Khách quan còn đe doạ Ổn định – Thích ứng 3/ Chủ quan yếu/ Khách quan hé ra cơ may Ổn định – Tăng trưởng 4/ Chủ quan mạnh/ Khách quan có cơ may Phát triển tăng tốc

7. Kỹ năng xác định các chuẩn, mức để nhà trường hoạt động (standart)

Nhà trường ngày nay đang đi vào sự chuẩn hoá: có chuẩn GV, chuẩn CSVC, chuẩn cho hoạt động chung của nhà trường, chuẩn công tác của nhà trường. Ở mỗi chuẩn lại được chi tiết thành tiêu chí và các minh chứng (bằng chứng).

Hiệu trưởng phải quán triệt các chuẩn tiêu chí, minh chứng này trong quá trình điều hành nhà trường làm cho mọi thành viên của trường áp dụng nghiêm chỉnh các chuẩn đã ban hành thích hợp với tình hình, hoàn cảnh của nhà trường. Ngoài ra cần lưu ý đến các định mức trong việc bố trí GV/ lớp, HS/ lớp, định mức chỉ tiêu cho hoạt động giáo dục đào tạo, định mức thu theo quy định của nhà nước phục vụ nhu cầu đào tạo.

8. Kỹ năng phát hiện nguồn lực (Resource)

Hiệu trưởng cần có sự mẫn cảm với các nguồn lực có thể khai thác hoạt động từ cấp trên, từ cộng đồng, từ gia đình người học và người học mà có kế hoạch xã hội hoá giáo dục một cách kịp thời.

9. Kỹ năng huy động nguồn lực (Mobilyzing Resource)

Khi đã phát hiện nguồn lực thì phải huy động ngay nguồn lực đó bởi nếu không thì các đối tác cũng không nhường nhịn cho trường. Trong sự huy động này phải có sự ứng xử văn hoá, tránh làm những việc vi phạm vào quy định của nhà nước.

10. Kỹ năng tổ chức (Organizing):

Công tác “tổ chức chính tắc” phải được quán triệt trong suốt quá trình quản lý. Tuy nhiên đây là khâu tổ chức mềm. Căn cứ vào nguồn lực huy động thêm, Hiệu trưởng hình thành các tổ chức bổ sung, có khi phải mắc song song sự phân công một số bộ phận đối với các nhiệm vụ trọng điểm.

Căn cứ vào kết quả huy động nguồn lực và các tổ chức mềm được hình thành, Hiệu trưởng biết phân phối nguồn lực một cách hợp lý đảm bảo thực hiện các mục tiêu đề ra.

12. Kỹ năng triển khai (Implementing)

Thực hiện việc triển khai công việc theo mục tiêu, tổ chức nguồn lực đang có một cách hệ thống.

13. Kỹ năng chỉ huy, chỉ đạo (Monitoring)

Tiến hành việc chỉ huy, chỉ đạo đẩy tiến độ kế hoạch đề ra đến đích. Khi thực hiện bước này cần chú ý khâu tiến độ. Nếu kết quả thực tế đặt ra so với mục tiêu chưa đạt, phải xem lại mục tiêu đề ra có quá cao hoặc nguồn lực cung ứng còn thấp hay không mà hạ mục tiêu hoặc tăng cường nguồn lực.

14. Kỹ năng kiểm tra (Controling)

Kiểm tra là một chức năng quan trọng của quản lý. Ở đây sự kiểm tra nội bộ là để phát hiện, phòng ngừa, uốn nắn, điều chỉnh hoặc cổ vũ động viên nhằm hiện thực hoá được mục tiêu.

15. Kỹ năng định giá thành tựu (Evaluting)

Đây là việc quan trọng cần xem kết quả đạt được so với chi phí thời gian hoặc vật chất đề ra để xác định được hiệu quả đích thực của công việc.

16. Kỹ năng phản hồi (Feed back)

Kết thúc một chu trình công việc, một giai đoạn (học kỳ, năm học), người Hiệu trưởng cần tổng kết lại và có thông báo tới các địa chỉ nhà trường có trách nhiệm.

Phản hồi tới cấp trên (báo cáo), phản hồi tới các đối tác (cha mẹ HS, nhân dân cộng đồng) và phản hồi cho thuộc cấp, đồng cấp (GV, HS, các đoàn thể trong nhà trường).

Bên cạnh 16 kỹ năng vừa nêu trên, Hiệu trưởng cần thực hiện sự hài hoà bốn cặp phạm trù trong phong cách quản lý:

- Hài hoà giữa tính nguyên tắc và tính mềm dẻo - Hài hoà giữa tính cầu thị và tính thực tiễn

- Hài hoà giữa tư duy tổng thể và hành động cụ thể. [7]

Một phần của tài liệu TRƯỜNG HỌC TT-HSTC (Trang 32 - 37)