Định hướng phát triển KT-XH thị xã Uông Bí tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu TRƯỜNG HỌC TT-HSTC (Trang 42 - 43)

c. Gia đình, cộng đồng và xã hộ

2.1.2. Định hướng phát triển KT-XH thị xã Uông Bí tỉnh Quảng Ninh

Về kinh tế: Tạo sự chuyển biến nhanh, thiết thực, có hiệu quả cơ cấu

kinh tế, hướng mạnh chuyển sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp sang các hoạt động dịch vụ, thương mại, trên cơ sở đó tạo một bước đột phá chuyển dịch về tác động. Tích cực cải thiện môi trường, tăng cường các biện pháp cụ thể thu hút vốn đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, trước hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư mở rộng quy mô ngành nghề, đa dạng hoá sản phẩm, phát triển sản xuất kinh doanh theo hướng hiện đại, bền vững; nâng cao hiệu quả, chất lượng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá hướng đến hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

Rà soát, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án công trình đã được phê duyệt. Hoàn thành việc quy hoạch các cụm, khu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ, thương mại. Tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động của các ngân hàng thương mại đáp ứng yêu cầu vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh.

Về văn hoá - xã hội: Cần có giải pháp cụ thể, thiết thực để nâng cao chất

lượng giáo dục, giữ vững kết quả phổ cập giáo dục của thị xã và các xã phường, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2008-2009; tiếp tục đầu tư xây

dựng, kiên cố hoá trường học, gắn với xây dựng nhà công vụ cho GV. Tăng cường các giải pháp phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu xây dựng 03 trường chuẩn quốc gia năm 2009; thực hiện có hiệu quả chủ đề năm học “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đổi mới công tác tuyển sinh giữ vững quy mô đào tạo, chất lượng giảng dạy trong các trường CĐ, TCCN-DN trên địa bàn.

Tổ chức tốt các hoạt động thông tin, tuyên truyền, văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao để nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Tăng cường bổ sung và quản lý, khai thác có hiệu quả các thiết chế văn hoá. Chú trọng xã hội hoá đầu tư nâng cấp CSVC, quản lý và phát huy các nhà sinh hoạt cộng đồng khu dân cư. Đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”.

Một phần của tài liệu TRƯỜNG HỌC TT-HSTC (Trang 42 - 43)