Biện pháp tổ chức cho HS tham gia tìm hiểu chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương

Một phần của tài liệu TRƯỜNG HỌC TT-HSTC (Trang 88 - 90)

T Đối tượng được hỏ

3.2.6. Biện pháp tổ chức cho HS tham gia tìm hiểu chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương

huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương

Ý nghĩa

Một trong những phẩm chất quan trọng mà nhà trường cần bồi dưỡng cho thế hệ trẻ là lòng yêu nước. Kết quả của phẩm chất này được hình thành từ các bài dạy nội khoá, đặc biệt là qua các bài dạy của các môn lịch sử, giáo dục công dân, ngữ văn...

Nhà trường tổ chức cho HS tham gia tìm hiểu, chăm sóc, phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương chính là những khởi đầu rất quan trọng tạo nên sự hiếu trung đích thực cho thế hệ trẻ ngay khi còn

ngồi trên ghế nhà trường và sau này khi đã là người lao động xây dựng đất nước.

Với phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực lần này Bộ GD&ĐT lấy tiêu chí "HS tham gia tìm hiểu chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương" là một hướng đi rất tích cực; nó tạo ra cơ hội thuận lợi để nhà trường khắc phục sự bất cập về giáo dục lịch sử đất nước dân tộc cho HS.

Để giáo dục cho HS các giá trị Chân - Thiện - Mỹ nói chung và giá trị lòng yêu nước nói riêng không chỉ bằng các bài giảng ở trên lớp mà còn phải bằng các di tích lịch sử, văn hoá cách mạng ở địa phương - đây chính là các phương tiện phi ngôn ngữ. Khi biết kết hợp giữa các phương tiện phi ngôn ngữ với các phương tiện ngôn ngữ (bài giảng, lời giải thích) thì chúng sẽ tạo ra hiệu ứng rất tích cực. Hiệu trưởng cần chỉ đạo cho tập thể GV quan tâm khai thác để việc giáo dục đạt tới kết quả tốt nhất.

Nội dung (theo chỉ thị)

1 - Mỗi trường đều nhận chăm sóc một di tích lịch sử, văn hóa hoặc di tích cách mạng ở địa phương, góp phần làm cho di tích ngày một sạch đẹp hơn, hấp dẫn hơn; tuyên truyền, giới thiệu các công trình, di tích của địa phương với bạn bè.

2 - Mỗi trường có kế hoạch và tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc và tinh thần cách mạng một cách hiệu quả cho tất cả HS; phối hợp với chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương phát huy giá trị của các di tích lịch sử, văn hóa và cách mạng cho cuộc sống của cộng đồng ở địa phương và khách du lịch.

Cách thực hiện

Trên địa bàn mỗi phường, xã không chỉ có một trường mà có nhiều nhà trường, nhiều di tích, chính vì vậy rất cần có vai trò điều phối của Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT. Hiệu trưởng cần căn cứ trên tình hình thực tế của đơn

vị mình để lựa chọn và đăng ký chăm sóc một di tích hoặc một phần của di tích để chăm sóc góp phần làm cho di tích ngày một sạch đẹp, hấp dẫn hơn.

Nhà trường cần có kế hoạch và tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc và tinh thần cách mạng một cách hiệu quả cho tất cả HS; phối hợp với chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương phát huy giá trị của các di tích lịch sử, văn hóa và cách mạng cho cuộc sống của cộng đồng ở địa phương và khách du lịch.

Những di tích cách mạng, lịch sử thường dễ xác định mục tiêu giáo dục. Tuy nhiên đối với các di tích văn hoá như nhà chùa, nhà thờ, đền miếu thì Hiệu trưởng cần có sự tinh tế và nhạy bén khi lựa chọn nội dung giáo dục vì nhà trường của chúng ta là nhà trường phi tôn giáo.

Hiện nay ngoài các di sản văn hoá vật thể còn có các di sản văn hoá phi vật thể. Nhà trường cần tổ chức cho HS sưu tầm ca dao, tục ngữ của địa phương, các làn điệu dân ca của dịa phương, của đất nước; vận động CMHS, HS, nhân dân cộng đồng sáng tác lời hát mới theo các làn điệu dân ca của địa phương. Đây là một cách phát huy truyền thống văn hoá của địa phương rất có hiệu quả.

Một phần của tài liệu TRƯỜNG HỌC TT-HSTC (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w