Hiệu trưởng với nhiệm vụ giáo dục toàn diện

Một phần của tài liệu TRƯỜNG HỌC TT-HSTC (Trang 31 - 32)

1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng

1.5.4. Hiệu trưởng với nhiệm vụ giáo dục toàn diện

Mục tiêu của GD THPT là giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Điều này, một mặt đòi hỏi Hiệu trưởng phải có kế hoạch để chủ động tham gia tiếp tục hoàn thiện và cụ thể hoá những nội dung, tổ chức thực hiện chương trình trong thực tế. Đặc biệt là đối với các hoạt động giáo dục, các nội dung chương trình gắn với địa phương, những hoạt động tham gia vào công tác thực tiễn và đời sống, chỉ đạo và tổ chức biên soạn một số chủ đề tự chọn... Điều mà ở các nước phát triển người ta gọi là chương trình nhà trường (school curriculum) để phân biệt với chương trình chung của cả nước

(national curriculum). Mặt khác, việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện liên quan tới tất cả hoạt động của nhà trường, những điều kiện vật chất và tinh thần, môi trường giáo dục... Đòi hỏi Hiệu trưởng cần phải có khả năng lập kế hoạch tổng thể dài hạn, đồng thời sắp xếp kế hoạch thực hiện những nhiệm vụ trước mắt nhằm hướng tới mục tiêu giáo dục. Theo đó người Hiệu trưởng cần phải ứng xử với GV, HS, NV theo phong cách quản lý mới thể hiện ở các dấu hiệu:

- Dân chủ trong quản lý

- Tôn trọng nhân cách của mỗi thành viên trong nhà trường

- Phân biệt rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng thành viên trong nhà trường. - Tôn trọng tính sáng tạo của GV, HS, NV đồng thời coi trọng tinh thần hợp tác trong nhà trường.

Hiệu trưởng cần quan tâm đến việc bồi dưỡng đội ngũ GV, nâng cao năng lực và phẩm chất của họ, bởi họ là nhân tố quyết định đến chất lượng giáo dục toàn diện HS.

Một phần của tài liệu TRƯỜNG HỌC TT-HSTC (Trang 31 - 32)