Biện pháp tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh

Một phần của tài liệu TRƯỜNG HỌC TT-HSTC (Trang 86 - 88)

T Đối tượng được hỏ

3.2.5.Biện pháp tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh

Ý nghĩa

Nhà giáo dục Hà Thế Ngữ khẳng định hoạt động giao lưu, vui chơi là một trong các hoạt động cơ bản của nhà trường trong mục tiêu giáo dục toàn diện nhân cách cho HS. Theo Ông, ở trường có ba loại hoạt động:

- Hoạt động nhận thức

- Hoạt động cải tạo thực tiễn - Hoạt động vui chơi

Hoạt động nhận thức chính là hoạt động học tập. Hoạt động cải tạo thực tiễn ở nhà trường là hoạt động tham gia lao động sản xuất hoặc công ích tuỳ vào sức khoẻ của HS. Hoạt động giao lưu vui chơi chính là cầu nối cho hai hoạt động trên, nó phối hợp, bổ sung cho hai hoạt động trên thực hiện được mục tiêu nhân cách của nhà trường.

Nhà trường Việt Nam đã trải qua nhiều sự cải tiến, đổi mới: có lúc ta thiên về hoạt động lao động sản xuất, ngày nay ta lại có chiều hướng thiên về hoạt động học tập từ chương. Sự nặng nề của chương trình dù đang được nghiên cứu giảm tải, song thi cử còn nặng nề, dạy học còn quyền uy đã làm cho HS bị căng thẳng ảnh hưởng đến sự phát triển thông minh trí tuệ (IQ) và

thông minh cảm xúc (EQ) của HS. Hoạt động tập thể khi được tổ chức vui tuơi, lành mạnh sẽ là nhân tố tích cực giúp cho việc phát triển trí tuệ, tình cảm đúng đắn cho HS.

Con người ai cũng đều có nhu cầu giao lưu, vui chơi; HS càng có nhu cầu này. Biết đưa nhu cầu này, gắn nhu cầu này với nhu cầu được phát triển hoàn thiện nhân cách qua hoạt động tập thể vui chơi lành mạnh là điều rất có ý nghĩa.

Nội dung (theo chỉ thị)

1 - Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của HS.

2 - Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi của HS

Cách tiến hành

Bất cứ hoạt động tập thể nào mang ý nghĩa giao lưu vui chơi trong nhà trường đều phải mang tính lành mạnh, gắn với mục tiêu giáo dục của nhà trường. Tuyệt đối không để trong giao lưu vui chơi có các nhân tố có hại cho sự phát triển của HS hoặc về sức khoẻ, hoặc về nhận thức, hoặc về tâm hồn và làm quá tải cho kế hoạch giáo dục chung.

Hiệu trưởng cùng toàn thể các thành viên trong trường nên sưu tầm các trò chơi dân gian đang có tại địa phương hoặc du nhập từ nơi khác về cải tiến, chỉnh lý làm cho trò chơi này phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của nhà trường; tổ chức giới thiệu và thực hiện trong trường thông qua tổ chức Đoàn thanh niên.

Gắn việc tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh với lịch biểu năm học theo chủ đề các sinh hoạt ngoài giờ lên lớp để các hoạt động này có tác dụng tới hoạt động nội khoá. Mỗi tháng trong năm học hiện nay thường gắn với một chủ đề lịch sử hoặc sinh hoạt giáo dục. Hiệu trưởng cần có sự nhạy bén với điều này làm sao cho các sinh hoạt được tổ chức đạt tính tiết kiệm (về tài chính, nhân lực), hiệu quả.

- Tháng 8 - Tháng 9 gắn với kỷ niệm cách mạng tháng 8, ngày quốc khánh, ngày toàn dân đưa trẻ đến trường.

- Tháng 10 gắn với kỷ niệm ngày phụ nữ Việt Nam (20/10) - Tháng 11 gắn với ngày nhà giáo Việt Nam (20/11)

- Tháng 12 gắn với kỷ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam (22/12)

- Tháng 1- Tháng 3 gắn với ngày thành lập Đảng (3/2)

- Tháng 3 gắn với ngày thành lập Đoàn (26/3) và ngày quốc tế phụ nữ (8/3) - Tháng 4 - Tháng 5 gắn với ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, ngày quốc tế lao động, ngày sinh nhật Bác

- Tháng 6 gắn với ngày quốc tế thiếu nhi (1/6), ngày gia đình Việt Nam (28/6)

Tháng 7 gắn với gnày thương binh liệt sĩ, uống nước nhớ nguồn (27/7), ngày dân só thế giới (11/7)

...

Bên cạnh các ngày lễ lớn gắn với quốc gia, quốc tế, còn có những ngày lễ gắn liền với sinh hoạt chính trị của địa phương. Hiệu trưởng nên có sự bao quát và đưa các nội dung sinh hoạt đó vào kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Một phần của tài liệu TRƯỜNG HỌC TT-HSTC (Trang 86 - 88)