Thực trạng HS tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương

Một phần của tài liệu TRƯỜNG HỌC TT-HSTC (Trang 63 - 67)

T Đối tượng được hỏ

2.3.2.5. Thực trạng HS tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương

giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương

Việc nhận chăm sóc và phát huy giá trị tinh thần các di tích lịch sử, văn hoá đang thực sự trở thành phong trào sôi nổi ở các trường. Mỗi trường đều nhận chăm sóc một di tích. Cụ thể:

Trường THPT Uông Bí nhận chăm sóc: Đài tưởng niệm Bác Hồ nhân dịp Bác Hồ về thăm thị xã Uông Bí

Trường THPT Hồng Đức nhận chăm sóc: Đài tưởng niệm Bác Hồ nhân dịp Bác Hồ về thăm thị xã Uông Bí

Trường THPT Hoàng Văn Thụ nhận chăm sóc: Chùa Lân thuộc khu di tích Yên Tử

Trường THPT Đông Thành nhận chăm sóc: Nghĩa trang liệt sĩ của thị xã Bên cạnh đó các trường cũng đã tổ chức các cuộc giao lưu giữa Cựu chiến binh với HS nhằm giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc và tự hào quê hương. Tuy vậy, việc nhận chăm sóc các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở các trường học phần lớn mới được thực hiện ở mức tổ chức cho HS lao động, thu dọn vệ sinh, bảo vệ môi trường. Việc tìm hiểu lịch sử các di tích nhằm tuyên truyền, GD cho HS còn hạn chế. Việc hình thành ở các em ý thức tự giác chăm sóc các công trình này là chưa cao, các em làm chủ yếu là do yêu cầu của nhà trường nên chưa thấy được ý nghĩa của việc làm này, có em còn tỏ ra khó chịu khi phải làm.

Di tích lịch sử có diện tích hạn chế nhưng lại có nhiều trường cùng đăng ký, di tích còn nhỏ hẹp trong khi đó lượng học sinh lại lớn, mỗi lần đến cũng chỉ được một số ít HS. Thêm nữa, ở nơi đây đã có nhân viên bảo vệ, cán bộ thường xuyên chăm sóc, quét dọn di tích nên việc để học sinh “chăm sóc, bảo vệ các di tích ” cần có sự hướng dẫn cụ thể của các Sở, ngành liên quan để khi nhà trường, học sinh nhận và tham gia chăm sóc một di tích nào đó thì biết

cần làm những công việc cụ thể gì ngoài việc góp phần tuyên truyền giá trị di tích, ngăn chặn việc viết bậy lên di tích và bẻ gãy cây, hoa trong di tích.

Hình ảnh 2.3: HS tham gia quét dọn di tích.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua tìm hiểu điều kiện tự nhiên, địa lý, kinh tế - xã hội và thực trạng xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực của các trường THPT thị xã Uông Bí tỉnh Quảng Ninh chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

1. Thị xã Uông Bí là trung tâm kinh tế, văn hoá của vùng phía Tây Nam của tỉnh Quảng Ninh. Sau gần 50 năm kể từ khi thành lập, đời sống của nhân dân thị xã ngày càng được nâng cao cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Điều đó khẳng định có sự đóng góp không nhỏ của ngành giáo dục trong quá trình tự vươn lên đổi mới, tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

2. Công tác quản lý xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực của Hiệu trưởng các trường THPT của thị xã Uông Bí bước đầu đã thu được những kết quả tốt đẹp: Giúp thầy và trò tìm được tiếng nói chung trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Nhiều hoạt động tập thể, trò chơi dân gian, tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hoá ở địa phương... đã được triển khai trong các trường. Kết quả rõ nét nhất từ phong trào là “bộ mặt” các trường đã có nhiều thay đổi: Trường lớp xanh, sạch, đẹp

hơn; hệ thống nước sạch, công trình vệ sinh được cải thiện rõ rệt; quan hệ giữa thầy, cô giáo với học sinh, giữa học sinh với học sinh trở nên thân thiện hơn; các trường đã chú trọng hơn trong việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho học sinh. Thông qua hoạt động của Đoàn, các đoàn viên ký cam kết không vi phạm kỷ luật, tích cực tham gia bảo vệ môi trường, phát động các phong trào.

Tuy nhiên, vì là năm đầu tiên thực hiện phong trào nên vẫn còn có nhiều hạn chế như: Nhận thức của HS và đặc biệt là CMHS về trường học thân thiện, học sinh tích cực là chưa đầy đủ. PPDH chưa phát huy được tính sáng tạo, tích cực, chủ động của HS; GV chưa thực sự là người tổ chức hiệu quả việc hướng dẫn, kích thích HS ham mê học tập và tham gia các hoạt động GD. Hiện tượng HS học để đối phó, nhồi nhét, chạy theo bằng cấp, thành tích còn phổ biến. Các công tác như giáo dục kỹ năng sống; tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh; HS tham gia tìm hiểu, chăm sóc các di tích lịch sử cách mạng tại địa phương vẫn đang trong thời kỳ xuất phát điểm nên chưa tạo ra được những chuyển biến rõ nét.

• Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới những tồn tại trên, trong đó chủ yếu là do năm học 2008-2009 là năm đầu tiên thực hiện phong trào nên các trường còn lúng túng khi thực hiện (xác định trò chơi dân gian, thời gian tổ chức trò chơi, nhận chăm sóc di tích và nội dung tuyên truyền...), còn trông chờ vào hướng dẫn của cấp trên; CSVC – TBDH còn thiếu và chưa đồng bộ.

3. Trong điều kiện hiện nay, nhà trường muốn thực hiện tốt phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thì Hiệu trưởng phải biết vận dụng triệt để các nguồn lực bên trong và khai thác tối đa các nguồn lực bên ngoài. Đây là vấn đề quan trọng mang ý nghĩa thiết thực, góp phần không nhỏ cho sự thành công của phong trào trong mỗi nhà trường.

Để thực hiện tốt phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Hiệu trưởng nhà trường cần:

- Nâng cao nhận thức của CBQL, GV, NV và đặc biệt là nhận thức của HS và CMHS về phong trào này;

- Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn

- Tổ chức dạy và học có hiệu quả phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của HS, giúp các em tự tin trong học tập.

- Rèn luyện kỹ năng sống cho HS

- Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh

- Tổ chức cho HS tham gia tìm hiểu chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở dịa phương.

Chương 3

Một phần của tài liệu TRƯỜNG HỌC TT-HSTC (Trang 63 - 67)