TƯ DUY TRỪU TƯỢNG: HS nghe GV thông báo ghi chép

Một phần của tài liệu sinh 8 chuẩn (Trang 127 - 130)

bản ở phần này. những nội dung cơ bản vào vở.

Nhờ có ngôn ngữ con người đã trừu tượng hóa các sự vật hiện tượng và khái quát hóa chúng thành các khái niệm được diễn đạt bằng từ và con người hiểu được các từ ngữ đó.

3.TỔNG KẾT:

GV cho HS đọc ghi nhớ ở cuối bài.

IV. KIỂM TRA

Học sinh trả lời các câu hỏi cuối bài trang 171 SGK.

V. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ:

Học thuộc và ghi nhớ phần cuối bài.Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài.

Xem và soạn bài tiết theo trước ở nhà. Kẻ bảng 54 trang 172 SGK.

------

Ngày . . . tháng . . . năm . . .

Tuần:29-Tiết:57

BÀI 54: VỆ SINH HỆ THẦN KINH

A.MỤC TIÊU:

HS phân tích được ý nghĩa của giấc ngủ, lao động và nghỉ ngơi hợp lý đối với sức khỏe của con người.

HS nêu rõ được tác hại của ma túy và các chất gây nghiện đối với sức khỏe nói chung và hệ thần kinh nói riêng. HS xây dựng cho bản thân một kế hoạch học tập và nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo cho sức khỏe.

B.PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thảo luận nhóm, làm việc với SGK.

C.PHƯƠNG TIỆN THIẾT BỊ:

Sưu tầm các tranh ảnh về tác hại của ma túy. Bảng phụ và phiếu học tập (ghi nội dung bảng 54 SGK).

D. TIẾN TRÌNH:

I.ỔN ĐỊNH LỚP:

II.KIỂM TRA BÀI CŨ:

1.Ý nghĩa của sự thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện trong đời sống con người?

2.Tiếng nói và chữ viết có vai trò gì trong đời sống con người? ĐÁP ÁN:

1.-PXCĐK được hình thành rất sớm ở trẻ em mới sinh. Trẻ càng lớn, số lượng PXCĐK càng nhiều và phức tạp.

-Bên cạnh quá trình thành lập PXCĐK mới cũng xảy ra quá trình ức chế PXCĐK không còn cần thiết đối với đời sống.

-Sự phối hợp chặt chẽ giữa quá trình hình thành và ức chế các PXCĐK giúp cơ thể thích ứng được những điều kiện sống thay đổi

2.Tiếng nói và chữ viết đại diện cho các sự vật hiện tượng cụ thể là tín hiệu để hình thành phản xạ có điều kiện. Nó là kết quả của quá trình học tập, ý nghĩa chứa đựng trong tiếng nói và chữ viết là phương tiện giao tiếp trao đổi kinh nghiệm và truyền đạt kinh nghiệm.

III.GIẢNG BÀI MỚI:

1.GIỚI THIỆU BÀI: Hệ thần kinh có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Vậy phải làm thế nào để bảo vệ hệ thần kinh để có hệ thần kinh khỏe mạnh? Đó là nội dung mà chúng ta sẽ nghiên cứu trong bài học hôm nay.

2.CÁC HOẠT ĐỘNG:

TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Hoạt Động I: Tìm Hiểu Y Nghĩa Của Giấc Ngủ Và Sự Nghỉ Ngơi Hợp Lý:

GV yêu cầu HS thực hiện ∇

SGK.

GV có thể gợi ý bằng nêu các câu hỏi phụ:

? Nếu hệ thần kinh làm việc liên tục suốt ngày đêm thì hiệu quả của việc điều hòa điều khiển các hoạt động của cơ thể có tăng lên

I. Ý NGHĨA CỦA GIẤC NGỦ ĐỐIVỚI SỨC KHỎE: VỚI SỨC KHỎE:

HS dựa vào hiểu biết đã có kinh nghiệm của bản thân nghe GV phân tích và thảo luận nhóm để trả lời hai câu hỏi của ∇ SGK. Đại diện một vài nhóm trả lời câu hỏi trước lớp các HS khác theo dõi bổ sung và cùng xây

không?

? Trong điều kiện nào thì có giấc ngủ tốt?

GV thông báo: không phải cứ khi ngủ là phục hồi được sức làm việc của hệ thần kinh mà còn phải có những hoạt động hợp lý giữa học tập và nghỉ ngơi để tránh gây ra căng thẳng cho hệ thần kinh.

S đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi:

? Tại sao không nên làm việc quá sức? Thức quá khuya?

HS đọc  SGK nghe GV thông báo và ghi chép những nội dung chính vào vở.

dựng đáp án:

Ngủ là nhu cầu sinh lý của cơ thể. Bản chất của giấc ngủ là một quá trình ức chế tự nhiên có tác dụng bảo vệ, phục hồi khả năng làm việc của hệ thần kinh. Phải bảo đảm giấc ngủ hằng ngày đầy đủ.

* Muốn có giấc ngủ tốt cần:

-Tạo ra một phản xạ chuẩn bị cho giấc ngủ (ngủ đúng giờ, nằm hít thở sâu…). -Tránh những yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ: +Không dùng chất kích thích trước khi ngủ.

+Tạo không gian yên tĩnh.

II.LAO ĐỘNG VÀ NGHỈ NGƠIHỢP LÝ: HỢP LÝ:

Hằng ngày cần phải lao động (học tập) và nghỉ ngơi hợp lý tránh gây sự căng thẳng cho hệ hần kinh.

Hoạt Động 2: Tìm Hiểu Những Chất Có Anh Hưởng Xấu Cho Hệ Thần Kinh:

GV treo tranh phóng to về tác hại của ma túy cho HS quan sát và yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã có đọc ∇ SGK để điền vào ô trống bảng 54 SGK (ghi ở phiếu học tập). GV theo dõi sự trình bày của HS phân tích đúng sai và cuối cùng treo bảng phụ ghi kết quả điền bảng.

Một phần của tài liệu sinh 8 chuẩn (Trang 127 - 130)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w