BÀI 17: TIM VÀ MẠCH MÁU

Một phần của tài liệu sinh 8 chuẩn (Trang 37 - 40)

III. Vệ sinh hệ vận động:

BÀI 17: TIM VÀ MẠCH MÁU

A.MỤC TIÊU:sau khi học xong bài này học sinh cần.

-Xác định được trên tranh vẽ hay mô hình cấu tạo ngoài và trong của tim. Phân biệt được các loại mạch máu.

-Trình bày được các đặ điểm của các pha trong chu kỳ co dãn ccuả tim. Rèn luyện cho HS kỹ năng tư duy dự đoán.

B.PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, trực quan, làm việc với SGK. C.PHƯƠNG TIỆN THIẾT BỊ:

-Tranh phóng to hình 17.1-3 SGK . -Tim lợn

-Mô hình tim người. D.TIẾN TRÌNH:

I.ỔN ĐỊNH LỚP:

II.KIỂM TRA BÀI CŨ:

1.Hệ tuần hhoàn gồm những thành phần cấu tạo nào? 2.Hệ bạch huyết gồm những thành phần cấu tạo nào? Đáp án:

1.Hệ tuần hoàn máu gồm tim và các mạch máu tạo thành hệ tuần hoàn lớn và nhỏ.

2.Gồm 2 phân hệ bạch huyết:

-Phân hệ lớn: Mao mạch bạch huyết, hạch bạch huyết, mạch bạch huyết, ống bạch huyết.

-Phân hệ nhỏ: Mao mạch bạch huyết, hạch bạch huyết, mạch bạch huyết, ống bạch huyết.

III.GIẢNG BÀI MỚI: 1.GIỚI THIỆU BÀI:

-Tim và mạch máu có vai trò quan trọng trong hệ tuần hoàn máu. Vậy tim, mạch máu có cấu tạo như thế nào để đảm nhận chức năng đó. Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu được vấn đề này.

2.CÁC HOẠT ĐỘNG:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của tim:

GV treo tranh phóng to H 17.1 SGK cho HS quan sát và yêu cầu các em thực hiện ∇ SGK.

GV cho HS chỉ lên tranh các phần của tim, tâm nhĩ phải, tâm nhĩ trái, tâm thất phải, tâm thất trái, động mạch chủ, động mạch phổi, tĩnh mạch phổi…

GV hướng dẫn các nhóm mổ tim lợn để quan sát tim bổ dọc, lưu ý các em về sự khác nhau giữa các thành cơ tâm nhĩ phải và trái, thành cơ tâm thất phải và trái, hình dạng van tim.

I.Cấu tạo tim:

HS quan sát tranh và nghe những gợi ý, hướng dẫn của GV, trao đổi nhóm, cử đại diện trình bày câu trả lời. Các nhóm khác nghe, nhận xét, đánh giá và bổ sung.

Đáp án:

Các ngăn tim co

Nơi máu được bơm tới

Các ngăn tim co

Tâm nhĩ trái co

Tâm thất trái Tâm nhĩ trái co

Tâm nhĩ

GV nêu câu hỏi: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

?Tại sao có sự khác nhau giữa các thành tim?

GV nhận xét, chỉnh lý và bổ sung các câu trả lời của HS để các em tự nêu ra đáp án.

trái co co Tâm thất

phải co Vòng TH lớn Tâm thất phảico Tâm thất trái có thành tim dầy nhất. Tâm nhĩ phải có thành cơ tim mỏng nhất.

-Giữa các ngăn tim và giữa tim đi ra động mạch đều có van bảo đảm cho máu chỉ vận chuyển theo một chiều nhất định.

-Tâm nhĩ phải co bó đẩy máu xuống tâm thất phải, tâm thất phải co bóp đẩy máu lên phổi và đến các cơ quan, đặc biệt tâm thất trái co bóp đẩy máu đi khắp cơ thể.

Họat động 2: Cấu tạo của mạch máu:

GV yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi: ? Trong cơ thể người có những loại mạch máu nào?

? So sánh các loại mạch máu, tại sao có sự khác nhau đó?

GV lưu ý HS so sánh các lớp (độ dày, mỏng) và lòng (độ rộng, hẹp) của các loại mạch.

GV theo dõi, nhận xét, bổ sung và giúp các em rút ra đáp án đúng.

II.Cấu tạo mạch máu:

HS quan sát tranh phóng to H 17.2 SGK (treo trên bảng), dựa vào những gợi ý, hướng dẫn của GV, trao đổi nhóm để đưa ra câu trả lời đúng.

Các nhóm cử đại diện trình bày câu trả lời, các nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung và đánh giá.

Đáp án:

Có 3 loại mạch là: động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.

-Giống nhau: Đều có 3 lớp: +Trong cùng là lớp biểi bì.

+Ở giữa là lớp cơ trơn và sợi đàn hồi. +Ở ngoài là mô liên kết.

Các loại mạch máu

Sự khác biệt về cấu tạo Giải thích

Động mạch

Thành có 3 lớp, lớp mô liên kết và lớp cơ trơn dầy hơn tĩnh mạch. Lòng hẹp hơn tĩnh mạch.

Thích hợp với chức năng dẫn máu từ tim đến các cơ quan với vận tốc cao, áp lực lớn.

Tĩnh mạch

Thành có 3 lớp nhưng lớp mô liên kết và cơ trơn mỏng hơn tĩnh mạch. Lòng rộng hơn của tĩnh mạch. Có van 1 chiều ở những nơi máu phải chảy ngược chiều trọng lực.

Thích hợp với chức năng dẫn máu từ khắp các tế bào của cơ thể về tim với vận tốc và áp lực nhỏ.

Mao mạch

Nhỏ và phân nhánh nhiều.

Thành mỏng, chỉ gồm một lớp biểu bì.

Lòng hẹp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thích hợp với chức năng tỏa rộng tới từng tế bào của các mô, tạo điều kiện cho sự trao đổi chất với các tế bào.

Họat động 3: Tìm hiểu chu kỳ co dãn tim:

GV treo tranh phóng to hình 17.3 SGK cho HS quan sát để trả lời các câu hỏi sau:

? Pha giãn chung mất bao nhiêu giây? Hoạt động của máu và van tim như thế nào?

? Pha nhĩ co mất bao nhiêu giây? Hoạt động của máu và van tim như thế nào?

? Pha thất co mất bao nhiêu giây? Hoạt động của máu và van tim như thế nào?

? Chu kỳ co dãn của tim mất bao nhiêu giây? Nhịp tim của người là bao nhiêu lần/phút?

GV lưu ý, HS quan sát kĩ sơ đồ và tính toán để tự nêu ra đáp án đúng.

III.Chu kỳ co dãn của tim:

Đại diện một vài nhóm HS phát biểu câu trả lời.

Các nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung, nhận xét và đánh giá.

Đáp án:

-Pha giãn chung mất 0,4s: Máu từ tĩnh mạch đổ về tâm nhĩ, một lượng máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất, lúc đầu van nhĩ thất mở, sau đó áp lực của máu ở tâm thất làm van đóng lại.

-Pha nhĩ co mất 0,1s: áp lực máu trong tâm nhĩ tăng làm van nhĩ-thất mở và tống nốt máu xuống 2 tâm thất.

-Pha thất co mất 0,3s: Ap lực máu trong tâm thất tăng, đóng van nhĩ-thất, máu được tống vào động mạch chủ và động mạch phổi. Sau khi máu được tống hết vào động mạch, tâm thất ngừng co, van tổ chim đóng lại (không cho máu trở về tâm thất).

-Mỗi chu kỳ co giãn của tim là 0,8s. nhịp tim trung bình ở người là 75 lần/phút.

3.Tổng kết:

GV cho HS đọc phần tóm tắt SGK.

IV.Kiểm tra:

1.HS làm bài tập 1, 2, 3 SGK trang 57.

V.Hướng dẫn học ở nhà:

-Học thuộc và nhớ nội dung trogn phần tóm tắt cuối bài. -Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài.

-Đọc mục “Em có biết”.

-Xem bài tiếp theo trước khi đến lớp.

------

Tuần:9-Tiết:18 Ngày soạn: 12/10/08 Ngày dạy:

Một phần của tài liệu sinh 8 chuẩn (Trang 37 - 40)