0
Tải bản đầy đủ (.doc) (166 trang)

Mối Quan Hệ Giữa Trao Đổi Chất Ơ Cấp Độ Cơ Thể Với Trao Đổ

Một phần của tài liệu SINH 8 CHUẨN (Trang 69 -73 )

Giáo viên nghe học sinh trình bày nhận xét, phân tích và đưa ra đáp án.

I.

Trao Đổi Chất Giữa Cơ Thể Và Môi Trường.

Học sinh theo dõi GV hướng dẫn, trao đổi nhóm và cử đại diện trình bày câu trả lời.

Học sinh khác nhận xét, góp ý, đánh giá, bổ sung để thống nhất câu trả lời.

Môi trường cung cấp cho cơ thể thức ăn, nước, muối khoáng và ô xi qua hệ tiêu hóa, hô hấp, đồng thời thải chất bã, các sản phâm phân hủy và CO2 từ cơ thể ra ngoài. Qua quá trình tiêu hóa cơ thể tổng hợp nên những sản phẩm đặc trưng đồng thời thải các sản phẩm thừa ra ngoài.

Hệ hô hấp lấy ô xi từ môi trường ngoài vao cơ thể và thải khí cacbôníc từ cơ thể ra ngoài.

Hoạt Động II: Tìm Hiểu Sự Trao Đổi Chất Giữa Tế Bào Với Môi Trường Trong

Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện

∇ SGK.

? Máu và nước mô cung cấp những gì cho tế bào?

? Hoạt động sống của tế bào tạo ra những sản phẩm gì?

? Những sản phẩm đó của tế bào đổ vào nước mô rồi vào máu và được đưa tới đâu?

? Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường biểu hiện như thế nào?

Giáo viên thông báo thêm để học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi:

Máu, nước mô vận chuyển chất dinh dưỡng và ô xi đến tế bào đồng thời chuyển các chất thải như (CO2) do hoạt động của tế bào thải đến các cơ quan bài tiết.

II. Trao Đổi Chất Giữa Tế Bào Và Môi Trường Trong:

Học sinh nghiên cứu  SGK và nghe thông báo của GV, suy nghĩ trả lời câu hỏi.

Một vài em trình bày câu trả lời các em khác theo dõi, góp ý kiến đổ thống nhất đáp án.

Chất dinh dưỡng và ô xi từ máu chuyển qua nước mô để cung cấp cho tế bào thực hiện các chức năng sinh lý. Khí CO2 và các sản phẩm bài tiết do tế bào thải ra, đổ vào nước mô rồi chuyển vào máu nhờ máu chuyển tới các cơ quan bài tiết.

Hoạt Động III: Tìm Hiểu Mối Quan Hệ Giữa Trao Đổi Chất Ơ Cấp Độ Cơ Thể Vào Trao Đổi Chất Ơ Cấp Độ Tế Bào:

Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện

∇ SGK .

III

. Mối Quan Hệ Giữa Trao ĐổiChất Ơ Cấp Độ Cơ Thể Với Trao Đổi Chất Ơ Cấp Độ Cơ Thể Với Trao Đổi Chất Ơ Cấp Độ Tế Bào:

Giáo viên vừa chỉ trên hình vẽ vừa thông báo cho học sinh thấy rằng: trao đổi chất ở cấp độ cơ thể tạo điều kiện cho trao đổi chất ở cấp độ tế bào. Nhờ có sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể, tế bào lấy được O2 và chất dinh dưỡng đồng thời thải ra môi trường chất CO2 + các chất thải.

Không có trao đổi chất ở cấp độ cơ thể thì không có sự trao đổi chất ở cấp độ tế bào. Ngược lại sự trao đổi chất ở tế bào giúp cho từng tế bào tồn tại, phát triển, dẫn đến cơ thể tồn tại và phát triển và luôn luôn trao đổi chất với môi trường ngoài

hình 31.2 SGK và theo dõi GV phân tích và trả lời câu hỏi.

Một vài em trình bày câu trả lời trước lớp các em khác nghe, góp ý, nhận xét bổ sung và thống nhất đáp án. Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể tạo điều kiện cho sự trao đổi chất ở cấp độ tế bào. Ngược lại trao đổi chất ở cấp độ tế bào giúp cho tế bào tồn tại, phát triển, dẫn đến cơ thể tồn tại phát triển và luôn trao đổi chất với môi trường ngoài.

3.TỔNG KẾT:

Giáo viên cho học sinh đọc phần kết luận SGK. IV.KIỂM TRA:

1. Trình bày vai trò của hệ tiêu hóa, hệ hô hấp và hệ bài tiết trong sự trao đổi chất giữa cơ thể vào môi trường?

2. Hệ tuần hòa có vai trò gì trong sự trao đổi chất ở tế bào?

3*. Phân biệt sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và cấp độ tế bào. Nêu mối quan hệ về hai cấp độ này?

V.HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ:

Học thuộc bài và phần tóm tắt cuối bài, trả lời các câu hỏi cuối bài. Độc trước bài tiếp theo vào soạn trước khi đến lớp.

------

Tuần:17-Tiết:33 Ngày soạn: `10/12/08 Ngày dạy

BÀI 32: CHUYỂN HÓA

A.MỤC TIÊU:

Học sinh xác định được sự chuyển hóa vật chất và năng lượng tế bào gồm hai quá trình đồng hóa và dị hóa là hoạt động cơ bản của sự sống.

Học sinh phân tích được mối quan hệ giữa trao đổi chất với chuyển hóa vật chất và năng lượng

B.PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp , trực quan, làm việc với SGK và thông báo. C.PHƯƠNG TIỆN THIẾT BỊ:Tranh phóng to hình 32.1 SGK.

D.TIẾN TRÌNH: I.ỔN ĐỊNH LỚP:

II.KIỂM TRA BÀI CŨ:

2.Trao đổi chất giữa cấp độ cơ thể vào trao đổi chất ở cấp độ tế bào có mối quan hệ với nhau như thế nào?

ĐÁP ÁN:

1.Chất dinh dưỡng và ô xi từ máu chuyển qua nước mô để cung cấp cho tế bào thực hiện các chức năng sinh lý. Khí CO2 và các sản phẩm bài tiết do tế bào thải ra, đổ vào nước mô rồi chuyển vào máu nhờ máu chuyển tới các cơ quan bài tiết.

2.Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể tạo điều kiện cho sự trao đổi chất ở cấp độ tế bào. Ngược lại trao đổi chất ở cấp độ tế bào giúp cho tế bào tồn tại, phát triển, dẫn đến cơ thể tồn tại phát triển và luôn trao đổi chất với môi trường ngoài.

III.GIẢNG BÀI MỚI: 1.GIỚI THIỆU BÀI:

Tế bào luôn luôn trao đổi chất với môi trường trong để tồn tại và phát triển vậy trong từng tế bào diễn ra những quá trình nào? Bài hôm nay sẽ giúp cho chúng ta trả lời câu hỏi đó.

2.CÁC HOẠT ĐỘNG:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Hoạt Động I: Tìm Hiểu Về Chuyển Hóa Vật Chất Và Năng Lượng:

Giáo viên treo tranh cho học sinh quan sát và yêu cầu các em nghiên cứu thông tin SGK và yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau:

? Hãy cho biết sự chuyển hóa vật chất và năng lượng gồm những quá trình nào?

GV cho HS thực hiện lệnh ∇ SGK trang 102.

Giáo viên lưu ý học sinh : Quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp đặc trưng cho cơ thể từ những chất đơn giản và tích lũy năng lượng đồng thời xảy ra sự o xi hóa các chất phức tập thành các chất đơn giản và giải phóng năng lượng được gọi là quá trình chuyển hóa.

Giáo viên theo dõi sự trình bày của học sinh, chỉnh lý, bổ sung và đưa ra đáp án.

Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK để thực hiện ∇ SGK.

Giáo viên lưu ý: cần nắm vững thế nào là đồng hóa và dị hóa.

Giáo viên nhận xét, chỉnh lý, bổ sung và đưa ra đáp án.

I

Chuyển Hóa Vật Chất Và Năng

Lượng:

HS quan sát tranh phóng to H32.1 SGK, tìm hiểu đọc thông tin SGK nghe GV thông báo, thảo luận nhóm tìm ra các câu trả lời.

Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng gồm hai quá trình đồng hóa và dị hóa.

Đồng hóa là quá trình tổng hợp từ những nguyên liệu có sẵn trong tế bào nên những chất đặc trưng của tế bào và tích lũy năng lượng trong c1c liên kết hóa học.

Dị hóa là quá trình phân giải các chất được tích lũy trong quá trình đồng hóa thành các chất đơn giản, bẽ gãy liên kết hóa học để giải phóng năng lượng.

Đồng hóa: tổng hợp các chất, tích lũy năng lượng.

Dị hóa: phân giải các chất, giải phóng năng lượng.

*Mối quan hệ: Hai quá trình này trái ngược nhau, mâu thuẫn nhau nhưng thống nhất với nhau. Nếu không có đồng hóa thì không có nguyên liệu cho

dị hóa. Ngược lại không có dị hóa thì không có năng lượng cho hoạt động đồng hóa.

Hoạt Động 2: Tìm Hiểu Chuyển Hóa Cơ Bản:

GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

? Ở trạng thái nghỉ ngơi cơ thể có tiêu dùng năng lượng không? Tại sao?

GV lưu ý HS : lúc nghỉ ngơi cơ thể chỉ sử dụng năng lượng cho hoạt động của tim, hô hấp và duy trì thân nhiệt.

GV theo dõi HS trả lời, nhận xét, bổ sung và giúp HS nêu ra đáp án đúng.

GV thông báo tiếp: chuyển hóa cơ bản là năng lượng tiêu dùng khi cơ thể đang ở trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi đó là năng lượng duy trì sự sống được tính bằng kJ trong một giờ đối với 1kg khối lượng cơ thể.

Nó giúp người xác định được một thang chuyển hóa cơ bản của các lứa tuổi khác nhau ở trạng thái bình thường.

II

Chuyển Hóa Cơ Bản:

HS nghiên cứu thông tin SGK, một vài em trả lời câu hỏi các em khác nhận xét, bổ sung để thống nhất đáp án.

Lúc nghỉ ngơi cơ thể chỉ sử dụng năng lượng cho hoạt động của tim, hô hấp và duy trì thân nhiệt.

Chuyển hóa cơ bản là năng lượng tiêu dùng khi cơ thể đang ở trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi. Chuyển hóa cơ bản có ý nghĩa giúp phát hiện cơ thể bị bệnh lý.

Hoạt Động 3: Tìm Hiểu Sự Điều Hòa Chuyển Hóa Vật Chất Và Năng Lượng:

GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin SGK để thu nhận kiến thức về sự điều hò chuyển hóa vật chất và năng lượng.

GV lưu ý HS: Điều hòa sự chuyển hóa vật chất và năng lượng được thực hiện bằng cơ chế thần kinh và thể dịch

III

Điều Hòa Sự Chuyển Hóa Vật

Chất Và Năng Lượng

HS xử lý thông tin, hoạt động nhóm để rút ra kết luận.

Có hai cơ chế điều hòa:

- Cơ chế thần kinh: ở não có các trung khu điều khiển sự trao đổi gluxít, lipit, nước, muối khoáng và tăng giảm nhiệt độ cơ thể.

- Cơ chế thể dịch: Các hoocmôn như insulin, glucagôn điều tiết quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng. 3. TỔNG KẾT:

Giáo viên cho SH đọc phần ghi nhớ SGK. VI. KIỂM TRA:

1. Hãy giải thích tại sao nói thực chất của quá trình trao đổi chất là sự chuyển hóa vật chất và năng?

2. Vì sao nói chuyển hóa vật chất và năng lượng là đặc trưng cơ bản của sự sống?

V. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ:

Học thuộc bài và phần tóm tắt SGK. Học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài. Đọc mục “Em có biết”

Soạn bài tiếp theo trước khi đến lớp.

------

Tuần:17-Tiết:34 Ngày soạn: Ngày dạy:

BÀI 33: THÂN NHIỆT

A.MỤC TIÊU: sau khi học xong bài này học sinh cần.

HS trình bày được khái niệm thân nhiệt và các cơ chế điều hòa thân nhiệt. HS giải thích được cơ sở khoa học của điều hòa thân nhiệt và vận dụng vào rong đời sống các biện pháp chống nóng, chống lạnh để phòng cảm nóng, cảm lạnh.

B.PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, làm việc với SGK, thông báo. C.PHƯƠNG TIỆN THIẾT BỊ:

Sưu tầm tranh về trồng cây xanh, xây hồ nước ở khu dân cư. D.TIẾN TRÌNH:

I.ỔN ĐỊNH LỚP: II.KIỂM TRA BÀI CŨ

1.Hãy nêu khái niệm về đồng hóa và dị hóa?

2.Trình bày mối quan hệ giữa quá trình đồng hóa và dị hóa. ĐÁP ÁN:

1.Đồng hóa là quá trình tổng hợp từ những nguyên liệu có sẵn trong tế bào nên những chất đặc trưng của tế bào và tích lũy năng lượng trong c1c liên kết hóa học.

Dị hóa là quá trình phân giải các chất được tích lũy trong quá trình đồng hóa thành các chất đơn giản, bẽ gãy liên kết hóa học để giải phóng năng lượng.

2.Mối quan hệ: Hai quá trình này trái ngược nhau, mâu thuẫn nhau nhưng thống nhất với nhau. Nếu không có đồng hóa thì không có nguyên liệu cho dị hóa. Ngược lại không có dị hóa thì không có năng lượng cho hoạt động đồng hóa.

III.GIẢNG BÀI MỚI:

1.GIỚI THIỆU BÀI: Cơ thể người luôn thu nhiệt và tỏa nhiệt. Vậy nhiệt độ của cơ thể người thay đổi như thế nào và cơ chế điều hòa quá trình này diễn ra như thế nào? Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi trên.

2.CÁC HOẠT ĐỘNG:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Hoạt Động I: Tìm Hiểu Thân Nhiệt

GV cho HS đọc thông tin SGK và thực hiện lệnh ∇ SGK.


Một phần của tài liệu SINH 8 CHUẨN (Trang 69 -73 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×