THẢI NƯỚC TIỂU:

Một phần của tài liệu sinh 8 chuẩn (Trang 88 - 90)

HS theo dõi sự hướng dẫn của GV, trao đổi nhóm và cử đại diện trình bày báo cáo trước lớp:

Vài nhóm cử đại diện trình bày câu trả lời, các nhóm khác bổ sung.

Sự tạo thành nước tiểu diễn ra liên tục nhưng sự bài tiết nước tiểu ra khỏi cơ thể bi gián đoạn do nước tiểu chỉ bài tiết ra khỏi cơ thể khi lượng nước tiểu trong bóng đái lên đến 200ml, đủ áp lực gây cảm giác buồn đi tiểu và cơ vòng ống đái mở ra phối hợp với cơ bụng giúp bài tiết nước tiểu ra ngoài.

3.TỔNG KẾT:

GV cho HS đọc ghi nhớ ở cuối bài.

IV. KIỂM TRA

1.Trình bày sự tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận? 2.Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì?

3.Sự thải nước tiểu diễn ra như thế nào?

V. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ:

Học thuộc và ghi nhớ phần cuối bài. Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài. Đọc mục “Em có biết”.

Tuần:21-Tiết:42

BÀI 40.VỆ SINH HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU

A.MỤC TIÊU:

HS trình bày được các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu và hậu quả của nó. Học sinh trình bày được các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu và giải thích cơ sở khoa học của nó.

Học sinh có ý thức xây dựng các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu.

B.PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thảo luận nhóm, làm việc với SGK.

C.PHƯƠNG TIỆN THIẾT BỊ:

Tranh phóng to H38.1, H39.1 SGK.

Phiếu học tập (ghi nội dung bảng 40 SGK)

D. TIẾN TRÌNH:

I.ỔN ĐỊNH LỚP:

II.KIỂM TRA BÀI CŨ:

1.Sự tạo thành nước tiểu diễn ra như thế nào? 2.Sự thải nước tiểu diễn ra như thế nào?

ĐÁP ÁN:

1.Sự tạo thành nước tiểu gồm các quá trình sau:

-Quá trình lọc máu diễn ra ở cầu thận và tạo thành nước tiểu đầu.

-Quá trình hấp thụ lại các chất dinh dưỡng: nước và các ion cần thiết như Na+, Cl-…

-Quá trình bài tiết tiếp các chất cặn bã (axit uric, crêatin, các chất thuốc, các ion thừa…). Cả hai quá trình này diễn ra ở ống thận làm nước tiểu đầu thành nước tiểu chính thức.

2.Sự tạo thành nước tiểu diễn ra liên tục nhưng sự bài tiết nước tiểu ra khỏi cơ thể bi gián đoạn do nước tiểu chỉ bài tiết ra khỏi cơ thể khi lượng nước tiểu trong bóng đái lên đến 200ml, đủ áp lực gây cảm giác buồn đi tiểu và cơ vòng ống đái mở ra phối hợp với cơ bụng giúp bài tiết nước tiểu ra ngoài.

1.III.GIẢNG BÀI MỚI:

1.GIỚI THIỆU BÀI: Trong cuộc sống người ta thường gặp các bệnh ở các cơ quan bài tiết nước tiểu. Nguyên nhân dẫn đến các bệnh đó là gì? Làm thế nào để tránh các bệnh đó. Bài hôm nay chúng ta sẽ giải quyết các vấn đề nó trên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.CÁC HOẠT ĐỘNG:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Hoạt Động I: Tìm Hiểu Các Tác Nhân Có Hại Cho Hệ Bài Tiết Nước Tiểu:

GV treo tranh phóng to H38.1 và 39.1 SGK cho HS quan sát và yêu cầu HS hoạt động độc lập, tự tìm hiểu  SGK, lựa chọn nội dung để trả lời các câu hỏi trang 129 SGK.

GV hướng dẫn HS tập trung vào các nguyên nhân của các bệnh: ở cầu thận, ở

I.MỘT SỐ TÁC NHÂN CHỦYẾU GÂY HẠI CHO HỆ BÀI TIẾT YẾU GÂY HẠI CHO HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU:

HS quan sát tranh, đọc thông tin SGK, tự rút ra các nội dung có liên quan đến câu hỏi, suy nghĩ và trao đổi nhóm để thống nhất các câu trả lời. Đại diện nhóm trình bày câu trả lời

ống thận, bễ thận, ống dẫn tiểu, bóng đái và ống đái. GV nghe HS trình bày, nhận xét và chốt lại (nêu đáp án). các nhóm khác nhận xét, bổ sung và nêu lên đáp án đúng.

-Cầu thận viêm và suy thoái làm quá trình lọc máu bị trì trệ, chất độc và chất cặn bã tích tụ trong máu gây phù, suy thận, hôn mê và chết.

-Các tế bào ống thận làm việc kém hiệu quả: sự hấp thụ chất cần thiết bị giảm, môi trường trong không ổn định, trao đổi chất rối lọan, ảnh hưởng đến sức khỏe. Tế bào ống thận tổn thương làm tắc ống thận hoặc nước tiểu đi thẳng vào máu gây đầu độc cơ thể.

Khi sõi thận gây bí tiểu, cơ thể đau dữ dội kèm theo sốt. Nguy hiểm cho sức khỏe.

Một phần của tài liệu sinh 8 chuẩn (Trang 88 - 90)