ĐÔNG MÁU VÀ NGUYÊN TẮC TRUYỀN MÁU

Một phần của tài liệu sinh 8 chuẩn (Trang 33 - 35)

III. Vệ sinh hệ vận động:

ĐÔNG MÁU VÀ NGUYÊN TẮC TRUYỀN MÁU

A.MỤC TIÊU:sau khi học xong bài này học sinh cần.

Hs trình bày được cơ chế đông máu và vai trò của nó trong bảo vệ cơ thể. nguyên tắc truyền máu và cơ sở khoa học của nó.

B.PHƯƠNG PHÁP: Trực quan ,đàm thoại, làm việc với SGK, thông báo. C.PHƯƠNG TIỆN THIẾT BỊ:

-Tranh phóng to sơ đồ đông máu, hình 15 SGK . D.TIẾN TRÌNH:

I.ỔN ĐỊNH LỚP:

II.KIỂM TRA BÀI CŨ:

1.Máu gồm những thành phần cấu tạo nào?

2.Chức năng của huyết tương và hồng cầu, bạch cầu là gì? Đáp án:

1.Máu gồm huyết tương chiếm 55% và các tế bào máu chiếm 45% Các tế bào máu gồm: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.

2.Huyết tương duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch, vận chuyển các chất dinh dưỡng, chất cần thiết khác và các chất thải.

Hồng cầu vận chuyển khí o xi và cacbonic. Bạch cầu tiêu diệt vi khuẩn. III.GIẢNG BÀI MỚI:

1.GIỚI THIỆU BÀI:

-Trong thành phần của máu, ta đã biết vai trò của huyết tương, hồng cầu, bạch cầu. Vậy tiểu cầu có vai trò gì? Bài hôm nay giúp chúng ta trả lời câu hỏi đó.

2.CÁC HOẠT ĐỘNG:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Hoạt động 1: Tìm hiểu sự đông máu:

GV treo tranh phóng to sơ đồ đông

I.Đông máu:

máu ở SGK cho HS quan sát và yêu cầu các em đọc thông tin SGK để trả lời 4 câu hỏi.

? Ý nghĩa của sự đông máu đối với cơ thể?

? Những yếu tố liên quan đến sự đông máu?

? Nhờ đâu máu không chảy ra khỏi mạch?

? Vai trò của tiểi cầu đối với quá trình đông máu?

GV theo dõi, gợi ý HS trả lời câu hỏi để HS tự nêu được đáp án đúng. GV nhấn mạnh những nội dung cốt lõi: trong huyết tương có các chất sinh tơ máu. Khi tiểu cầu va vào thành mạch máu vở ra và giải phóng các enzim. Enzim này cùng với các ion caan xi làm cho chất sinh tơ máu biến thành tơ máu. Tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu tạo thành khối máu đông.

thảo luận và cử đại diện trình bày từng câu trả lời của nhóm.

Các nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung, đánh giá kết quả nhóm mình và nhóm khác.

Đáp án:

Đông máu là một cơ chế tự bảo vệ của cơ thể, giúp cơ thể không bị mất nhiều máu khi bị thương.

-Những yếu tố liên quan đến sự đông máu như: chủ yếu là tiểu cầu và sự tham gia của ion can xi (Ca++).

-Máu không chảy ra khỏi mạch là nhờ búi tơ máu được hình thành ôm giữ các tế bào máu làm thành khối máu đông bị kín vết rách ở mạch máu.

-Trong quá trình đông máu tiểu cầu có vai trò:

+Bám vào vết rách và bám vào nhau để tạo thành nút tiểu cầu bịt tạm thời vết rách.

+Giải phóng enzim hình thành búi tơ máu để tạo khối máu đông.

Họat động 2: Tìm hiểu các nguyên tắc truyền máu:

1.Các nhóm máu ở người:

GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: ? Ở người có mấy nhóm máu chính? Đó là những nhóm máu nào?

Gv nêu câu hỏi phụ:

? Hồng cầu máu người cho có loại kháng nguyên nào?

? Huyết tương máu người nhận có loại kháng thể nào? Chúng có gây kết dính hồng cầu máu người cho không?

GV yêu cầu HS thực hiện tiếp ∇ của SGK.

GV gọi 1 vài em lên bảng vẽ, cho các em khác bổ sung.

GV nhận xét, bổ sung và xác định sơ đồ đúng.

2. Các nguyên tắc truyền máu:

GV cho HS thực hiện ∇ SGK, theo dõi, gợi ý, nhận xét, bổ sung và chọn ra đá án đúng.

II.Các nguyên tắc truyền máu:

Từng HS quan sát tranh phóng to H 15 SGK và nghiên cứu thông tin SGK để trả lời câu hỏi. Một vài em trình bày kết quả, các em khác nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa, bổ sung để cùng xây dựng đáp án đúng.

Đáp án:

-Nhóm máu O: hồng cầu không có cả A và B huyết tưuơng có cả α và β.

-Nhóm máu A: hồng cầu chỉ có A, huyết tương không có α chỉ có β.

-Nhóm máu B: hồng cầu chỉ có B, huyết tương không có β, chỉ có α.

-Nhóm máu AB: hồng cầu có cả A và B, huyết tương không có α và β.

Từng HS vẽ sơ đồ và đánh dấu chiều mũi tên chỉ mối quan hệ cho và nhận giữa các nhóm máu để không xảy ra sự kết dính hồng cầu.

GV cần lưu ý HS về hồng cầu người cho có kháng nguyênnào và huyết tương người nhận có kháng thể nào.

Cuối cùng GV nêu nguyên tắc truyền máu: người cho và người nhận phải cùng nhóm máu hoặc 2 nhóm máu thích hợp.

Do vậy trước khi truyền máu cần thử máu.

Dựa vào kiến thức vừa học HS nghiên cứu để trao đổi nhóm về 3 câu hỏi của ∇

SGK.

Các nhóm cử đại diện trình bày các câu trả lời, các nhóm khác đánh giá, bổ sung (dưới sự hướng dẫn của GV).

Đáp án:

Máu có cả kháng nguyên A và B không thể truyền cho người có nhóm máu O (có cả α và β) vì sẽ bị kết dính hồng cầu.

Máu không có kháng nguyên A và B có thể truyền cho nhóm máu O vì không có kết dính hồng cầu.

Máu có nhiễm các tác nhân gây bệnh như (vi rút gây viêm gan B, HIV, vi khuẩn…) không đem truyền cho người khác.

3.Tổng kết: GV cho HS đọc chậm phần tóm tắt cuối bài. IV.Kiểm tra:

1.Tiểu cầu đã tham gia bảo vệ cơ thể chống mất máu như thế nào?

2.Em đã bao giờ bị đứt tay hay một vết thương nào đó gây chảy máu chưa? Vết thương đó lớn hay nhỏ, chảy máu nhiều hay ít? Lúc đó em tự xử lý hay được xử lý như thế nào?

3.Gia đình em đã có ai từng xét nghiệm máu và thuộc nhóm máu gì? Hãy thiết lập sơ đồ cho và nhận của nhóm máu cá nhân đó.

V.Hướng dẫn học ở nhà:

Học thuộc và nhớ phần tóm tắt cuối bài. Nắm vững cơ chế đông máu, ngưng máu và nguyên tắc truyền máu. Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài. Đọc mục “Em có biết”. Xem bài tiếp theo.

------

Tuần:8-Tiết:16 Ngày soạn: 12/10/08 Ngày dạy:

BÀI 16

Một phần của tài liệu sinh 8 chuẩn (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w