III. Vệ sinh hệ vận động:
BÀI 31: TRAO ĐỔI CHẤT
A. MỤC TIÊU:
Học sinh phân biệt được sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường ngoài với sự trao đổi chất ở tế bào.
Học sinh trình bày được mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế bào.
B. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, trực quan, làm việc với SGK, thông báo. C. PHƯƠNG TIỆN THIẾT BỊ: Tranh vẽ hình 31-1, 31-2 SGK
D. TIẾN TRÌNH:
I.ỔN ĐỊNH LỚP:
II.KIỂM TRA BÀI CŨ:
1. Em hãy nêu các tác nhân có hại cho hệ tiêu hóa?
2. Em hãy trình bày các biện pháp bảo vệ tránh các tác nhân có hại cho hệ tiêu hóa.
ĐÁP ÁN:
1/ Có nhiều tác nhân có thể gây hại cho hệ tiêu hóa như: Các vi sinh vật gây bệnh, các chất độc hại trong thức ăn, đồ uống, ăn không đúng cách…
2/ Cần hình thành các thói quen ăn uống hợp vệ sinh, ăn khẩu phần ăn hợp lý, ăn uống đúng cách và vệ sinh răng miệng sau khi ăn để bảo vệ hệ tiêu hóa tránh các tác nhân có hại và hoạt động tiêu hóa đạt hiệu quả.
III.GIẢNG BÀI MỚI:
1.GIỚI THIỆU BÀI: Để tồn tại và phát triển cơ thể luôn luôn lấy các chất từ môi trường ngoài và thải ra môi trường ngòai những chất không cần thiết. Quá trình đó là gì? Được diễn ra như thế nào? Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi trên.
2.CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Hoạt Động I: Tìm Hiểu Sự Trao Đổi Chất Giữa Cơ Thể Và Môi Trường Ngoài.
Giáo viên treo tranh phóng to hình 31.1 SGK cho học sinh quan sát và yêu cầu các em đọc thông tin SGK để trả lời các câu hỏi sau:
? Sự trao đổi chất cơ thể và môi trường bên ngoài biểu hiện như thế nào?
? Vai trò của hệ tiêu hóa trong quá trình trao đổi chất?
? Vai trò của hệ hô hấp, hệ tuần hoàn và bài tiết trong quá trình trao đổi chất?
Giáo viên cần chỉ cho học sinh thấy rằng: các hệ cơ quan (tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn và bài tiết) đều có những vai trò nhất định trong quá trình trao đổi