PHÂN BIỆT PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN VÀ PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU

Một phần của tài liệu sinh 8 chuẩn (Trang 123 - 124)

B.PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm, làm việc với SGK, thông báo.

C.PHƯƠNG TIỆN THIẾT BỊ:

Tranh phóng to H52.1 –3 SGK.

Phiếu học tập (ghi nội dung bảng 52.1, 52.2) Bảng phụ (ghi nội dung bảng 52.1, 52.2)

D. TIẾN TRÌNH:

I.ỔN ĐỊNH LỚP:

II.KIỂM TRA BÀI CŨ:

1.Trình bày cấu tạo của tai? 2.Nêu chức năng của tai trong? ĐÁP ÁN:

1.Tai được chia ra: tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tai ngoài gồm vành tai và ống tai. Tai giữa: màng nhĩ, chuỗi xương tai.

-Tai trong gồm 2 bộ phận:+Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên.+Bộ phận ốc tai (ốc tai xương, ốc tai màng): trong ốc tai có màng cơ sở trên đó có các cơ quan Coocti chứa các tế bào thụ cảm thính giác.

2. Sóng âm đập vào màng nhĩ, sau khi được chuỗi xương tai khuyếch đại ở cửa bầu thì làm rung động ngoại dịch rồi chuyển sang nội dịch. Các sợi liên kết tương ứng của màng cơ sở cũng rung động và kích thích các tế bào thụ cảm thính giác làm xuất hiện xung thần kinh truyền theo dây thính giác lên vùng thính giác (vỏ não) giúp ta nhận biết âm thanh..

III.GIẢNG BÀI MỚI:

1.GIỚI THIỆU BÀI: Chúng ta đã từng nghiên cứu qua phản xạ rồi. Nhưng thế nào là phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện? Bài hôm nay sẽ giúp ta trả lời câu hỏi trên.

2.CÁC HOẠT ĐỘNG:

TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Hoạt Động I: Phân Biệt Phản Xạ Không Điều Kiện Và Phản Xạ Có Điều Kiện:

GV yêu cầu HS thực hiện ∇ SGK vào phiếu học tập.

GV gợi ý cho HS: xem  cuối mục I SGK. GV cho các nhóm khác nhận xét, bổ sung và nêu lên đáp án.

I. PHÂN BIỆT PHẢN XẠ CÓ ĐIỀUKIỆN VÀ PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN VÀ PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN:

Từng HS nghiên cứu bảng 52.1 SGK và theo dõi sự hướng dẫn của GV để điền và hoàn thành bảng vào phiếu học tập.

GV treo bảng phụ ghi kết quả điền hoàn chỉnh bảng 52.1 SGK.

GV cho HS tìm một số ví dụ về PXKĐK và PXCĐK.

GV chỉnh sửa các ví dụ của HS nêu lên.

Các nhóm thảo luận để thống nhất đáp án và cử đại diện trình bày trước lớp. Đáp án: 2,4 là PXKĐK; 1,3,5,6 là PXCĐK.

Một vài HS nêu ví dụ về PXKĐK và PXCĐK, các HS khác lắng nghe, bổ sung.

-Phản xạ không điều kiện là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập. -Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện.

Hoạt Động 2: Tìm Hiểu Ví Dụ Về Thành Lập Và Ưc Chế PXCĐK;

GV treo tranh phóng to H 52.1 – 52.3 SGK, vừa chỉ trên tranh vừa mô tả thí nghiệm Paplốp về quá trình hình thành PXCĐK.

Tiếp đó GV thông báo: Muốn duy trì PXCĐK phải thường xuyên củng cố kích thích có điều kiện. Nếu không được củng cố dần dần PXCĐK sẽ mất do ức chế.

II. SỰ HÌNH THÀNH PHẢNXẠ CÓ ĐIỀU KIỆN: XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN:

1.Hình thành phản xạ có điều kiện:

HS nghiên cứu  SGK và quan sát H 52.1 – 3 SGK và theo dõi hướng dẫn của GV để thực hiện lệnh ∇ SGK.

Các nhóm nêu ví dụ, thảo luận để thống nhất kết quả và cử đại diện trình bày kết quả trước lớp. Các nhóm khác nghe, chỉnh lý, bổ sung để xây dựng đáp án chung.

PXCĐK được thành lập là do có sự kết hợp giữa kích thích bất kỳ với kích thích của một PXKĐK muốn thành lập. Kích thích có điều kiện phải tác dụng trước vài giây so với PXKĐK. Quá trình này lặp đi lặp lại nhiều lần.

2.Ức chế phản xạ có điều kiện:

Muốn ức chế phản xạ có điều kiện ta bỏ dần các kích thích có điều kiện.

Hoạt động 3: so sánh PXKĐK và PXCĐK:

GV yêu cầu HS thực hiện ∇ SGK . GV gợi ý, bổ sung và giải thích cho HS hiểu rằng:

-PXKĐK và PXCĐK có nhiều điểm khác nhau nhưng lại có liên quan chặt chẽ với nhau.

-PXKĐK là cơ sở để thành lập PXCĐK (có sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện và kích thích không điều kiện).

Một phần của tài liệu sinh 8 chuẩn (Trang 123 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w