BÀI 18: VẬN CHUYỂN MÁU QUA HỆ MẠCH VỆ SINH HỆ TUẦN HOÀN

Một phần của tài liệu sinh 8 chuẩn (Trang 41 - 43)

III. Vệ sinh hệ vận động:

BÀI 18: VẬN CHUYỂN MÁU QUA HỆ MẠCH VỆ SINH HỆ TUẦN HOÀN

VỆ SINH HỆ TUẦN HOÀN

A.MỤC TIÊU:sau khi học xong bài này học sinh cần.

-Trình bày được cơ chế vận chuyển máu qua hệ mạch. Chỉ ra được các tác nhân gây hại cũng như biện pháp phòng tránh và rèn luyện tim mạch..

-Có ý thức phòng tránh các tác nhân gây hại và ý thức rèn luyện hệ tim mạch.

B.PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, trực quan, làm việc với SGK. C.PHƯƠNG TIỆN THIẾT BỊ:

-Tranh phóng to hình 18.1-2 SGK . D.TIẾN TRÌNH:

I.ỔN ĐỊNH LỚP:

II.KIỂM TRA BÀI CŨ: Không kiểm tra. III.GIẢNG BÀI MỚI:

1.GIỚI THIỆU BÀI:

-Quả tim nhỏ bé phải hoạt động như thế nào để đẩy máu đi khắp cơ thể rồi lại trở về tim. Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi trên.

2.CÁC HOẠT ĐỘNG:

TG

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS Hoạt động 1: Tìm hiểu sự vận chuyển máu trong hệ mạch:

GV treo tranh phóng to H 18.1 SGK cho HS quan sát và yêu cầu HS đọc thông tin SGK để trả lời các câu hỏi trong mục ∇ SGK.

? Lực chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo 1 chiều trong hệ mạch được tạo ra từ đâu?

GV thông báo nội dung chính: máu vận chuyển trong hệ mạch nhờ sứ đẩy tâm thất co, nhưng giảm dần theo chiều dài hệ mạch. Tuy nhiên vận tốc máu chỉ giảm dần từ động mạch đến mao mạch và lại tăng dần ở tĩnh mạch.

Đó là do sự hỗ trợ của các bắp quanh thành mạch, sức hút của lồng ngực, sức hút của tâm nhĩ và các van tim.

GV nghe HS trả lời, nhận xét, chỉnh

I.Sự vận chuyển máu qua hệ mạch:

HS quan sát tranh, đọc thông tin, thảo luận nhóm.

Đại diện 1 vài nhóm trình bày câu trả lời, các nhóm khác theo dõi, lắng nghe và bổ sung, đánh giá.

Đáp án:

Lực đẩy chủ yếu và giúp máu tuần hoàn liên tục theo một chiều trong hệ mạch được tạo ra nhờ sự hoạt 9ộng phối hợp các thành phần cấu tạo của tim (các ngăn tim và các van) và hệ mạch.

Huyết áp ở tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn vận chuyển qua hệ mạch về tim là nhờ được hỗ trợ chủ yếu bởi sức đẩy tạo ra do sự co bóp của các cơ bắp quanh thành tĩnh mạch, sức hút của lồng ngực khi hít vào, sức hút của tâm nhĩ khi giãn ra, ở phần tĩnh mạch mà máu phải vận chuyển ngược chiều trọng lực về tim còn được sự hỗ trợ đặc biệt của

sửa và hướng dẫn các em đưa ra đáp án đúng.

các van giúp máu không bị chảy ngược.

Hoạt động 2: Tìm hiểu vệ sinh tim mạch:

1.Bảo vệ tim mạch tránh các tác nhân có hại:

GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK để thực hiện lệnh ∇ SGK.

GV cần gợi ý để HS nắm được: nguyên nhân suy tim, nguyên nhân làm tăng nhịp tim, nguyên nhân làm tăng huyết áp, nguyên nhân làm hư hại tim và nguyên nhân gây hại hệ mạch.

GV theo dõi, nhận xét nội dung câu trả lời và hướng dẫn HS tự xây dựng đáp án đúng.

2.Rèn luyện hệ tim mạch:

GV cho HS đọc thông tin SGK để tìm các nội dung trả lời câu hỏi: ? Các biện pháp rèn luyện tim và hệ mạch là gì?

II.Vệ sinh tim mạch:

1.Cần bảo vệ tim mạch tránh các tác nhân có hại:

HS trao đổi nhóm, cử đại diện trình bày câu trả lời.

Các nhóm khác nghe, góp ý kiến chỉnh lý, bổ sung và đánh giá.

Đáp án:

Các biện pháp tránh các tác nhân có hại cho tim mạch:

-Khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn.

+Không sử dụng các chất kích thích có hại như thuốc lá, Herôin, rượu, đôping…

+Cần kiểm tra sức khỏe định kỳ hằng năm để nếu phát hiện khuyết tật liên quan đến tim mạch sẽ được chữa trị kịp thời hay có chế độ hoạt động và sinh hoạt phù hợp theo lời khuyên của bác sĩ.

+Khi bị sốc hoặc stress cần điều chỉnh cơ thể kịp thời theo lời khuyên của bác sĩ.

-Cần tim phòng các bệnh có hại cho tim mạch như thương hàn, bạch hầu…và điều trị kịp thời các chứng bệnh như cảm cúm, thấp khớp…

-Hạn chế ăn các thức ăn có hại cho hệ tim mạch như mỡ động vật….

2.Cần rèn luyện hệ tim mạch:

Dưới sự hướng dẫn của GV, HS tập trung nghiên cứu bảng 18.1 SGK để nắm được khả năng làm việc của tim.

Tiếp đó, HS tìm từ SGK các biện pháp luyện tập tim mạch để trả lời câu hỏi. Một vài em phát biểu, các em khác bổ sung và cùng nhau xây dựng đáp án.

Đáp án:

Các biện pháp rèn luyện hệ tim mạch: Tập thể dục, thể thao thường xuyên, đều đặn, vừa sức kết hợp với xoa bóp ngoài da.

3.Tổng kết:

GV yêu cầu HS đọc chậm phần tóm tắt cuối bài, chỉ định một vài em nêu lên nội dung chính.

IV.Kiểm tra:

1.Lực đẩy chú yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ mạch đã được tạo ra từ đâu và như thế nào?

2.Các vận động viên thể thao luyện tập lâu năm thường có chỉ cố nhịp tim/phút thưa hơn người bình thường. Chỉ số này là bao nhiêu và điều đó có ý nghĩa gì? Có thể giải thích điều này thế nào khi nhịp tim/phút ít mà nhu cầu o xi của cơ thể vẫn đảm bảo?

3.Nêu các biện pháp bảo vệ cơ thể tránh các tác nhân có hại cho hệ tim mạch?

4.Nêu các biện pháp rèn luyện hệ tim mạch?

V.Hướng dẫn học ở nhà:

-Học thuộc và ghi nhớ phần tóm tắt cuối bài. -Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài. -Đọc mục “Em có biết”. Xem bài tiếp theo.

------

Tuần:10-Tiết:20 Ngày soạn: 19/10/08 Ngày dạy

Một phần của tài liệu sinh 8 chuẩn (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w