III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU
- HS hiểu thế nào là biên bản cuộc họp ; thể thức của biên bản , nội dung , tác dụng của biên bản ; trường hợp nào cần lập biên bản , trường hợp nào không cần lập biên bản .
II-ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Bảng phụ ghi tóm tắt nội dung cần ghi nhớ của bài học : 3 phần chính của biên bản một cuộc họp .
- Một tờ phiếu viết nội dung BT2 . III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ
A-KIỂM TRA BÀI CŨ -2,3 hs đọc đoạn văn tả ngoại hình của một
người em thường gặp đã được viết lại. B-DẠY BÀI MỚI :
1-Giới thiệu bài :
Trong những năm học ở trường tiểu học , các em đã tổ chức nhiều cuộc họp . Văn bản ghi lại diễn biến và kết luận của cuộc họp để nhớ và thực hiện làm được biên bản . Bài học hôm nay giúp các em hiểu thế nào là biên bản một cuộc họp , thể thức , nội dung biên bản , tác dụng của biên bản , trường hợp cần lập biên bản và trường hợp không cần lập biên bản .
2-Phần nhận xét
-GV nhận xét , kết luận :
a)Chi đội lớp 5A ghi biên bản để làm gì ?
b)Cách mở đầu biên bản có điểm gì giống , điểm gì khác cách mở đầu đơn ?
+Cách kết thúc biên bản có điểm gì giống , điểm gì khác cách kết thúc đơn ?
-1 hs đọc nội dung BT1 .- Toàn văn Biên bản
đại hội chi đội . Cả lớp theo dõi trong SGK .
-1 hs đọc yêu cầu BT2 .
Hs đọc lướt Biên bản họp chi đội , trao đổi cùng bạn bên cạnh , trả lời lần lượt 3 câu hỏi của BT2 .
-Một vài đại diện trình bày ( miệng ) kết quả trao đổi trước lớp .
-Chi đội ghi biên bản cuộc họp để nhớ sự việc đã xảy ra , ý kiến của mọi người, những điều đã thống nhất . . . nhằm thực hiện đúng những điều đã thống nhất , xem xét khi cần thiết . +Giống : có quốc hiệu , tiêu ngữ , tên văn bản . +Khác : Biên bản không có tên nơi nhận (kính gởi) ; thời gian , địa điểm ghi biên bản ghi ở phần nội dung .
+Giống : có tên , chữ kí của người có trách nhiệm .
c)Nêu tóm tắt những điều ghi vào biên bản ?
+Khác : biên bản cuộc họp có 2 chữ kí ( của chủ tịch và thư kí ) , không có lời cảm ơn như đơn .
-Thời gian , địa điểm họp ; thành phần tham dự ; chủ tọa , thư kí, các thành viên; nội dung họp ( diễn biến , tóm tắt các ý kiến , kết luận của cuộc họp ) ; chữ kí của chủ tịch và thư kí .
3-Phần ghi nhớ -Hs đọc ghi nhớ ở SGK .
4-Phần luyện tập
Bài tập 1 :
-Trường hợp nào cần ghi biên bản, trường hợp nào không cần ? Vì sao ?
-Gv kết luận :
* Trường hợp cần ghi biên bản a)Đại hội chi đội
c)Bàn giao tài sản .
e)Xử lí vi phạm Luật giao thông . g)Xử lí việc xây dựng nhà trái phép . * Trường hợp không cần ghi biên bản
b)Họp lớp phổ biến kế hoạch tham quan một di tích lịch sử
d)Đêm liên hoan văn nghệ .
-Cả lớp đọc thầm nội dung bài , suy nghĩ , trao đổi cùng bạn .
Lí do
-Cần ghi lại các ý kiến , chương trình công tác cả năm học và kết quả bầu cử để làm bằng chứng và thực hiện .
-Cần ghi lại danh sách và tình trạng của tài sản lúc bàn giao để làm bằng chứng .
-Cần ghi lại tình hình vi phạm và cách xử lí để làm bằng chứng .
Lí do
-Đây chỉ là việc phổ biến kế hoạch để mọi người thực hiện ngay , không có điều gì cần ghi lại làm bằng chứng .
-Đây là một sinh hoạt vui , không có điều gì ghi lại làm bằng chứng .
Bài tập 2 : -Hs suy nghĩ , đặt tên cho biên bản . VD : Biên bản đại hội chi đội , Biên bản bàn giao tài sản , biên bản xử lí vi phạm Luật giao thông , Biên bản xử lí xây dựng nhà trái phép .
5-Củng cố , dặn dò
-Dặn hs ghi nhớ thể thức trình bày biên bản cuộc họp , để chuẩn bị ghi biên bản cuộc họp trong tiết tới .
-Nhận xét tiết học .
KHOA HỌC