XI MĂNG I MỤC TIÊU: Giúp HS:
VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU
1. Biết đọc bài thơ lưu loát , diễn cảm .
2. Hiểu nội dung , ý nghĩa của bài thơ : Hình ảnh đẹp và sống động của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới hàng ngày trên đất nước ta .
II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Tranh minh họa bài đọc SGK . Tranh ảnh về những ngôi nhà đang xây với trụ bê tông và giàn giáo ; một cái bay thợ nề .
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ
A-KIỂM TRA BÀI CŨ
+Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo trang trọng
-2,3 hs đọc bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo . -Hỏi đáp về nội dung bài đọc .
và thân tình như thế nào?
+Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý “cái chữ”?
+Nêu nội dung chính của bài. B-DẠY BÀI MỚI :
1-Giới thiệu bài :
Khai thác tranh minh họa để giới tiệu bài thơ .
2-Hướng dẫn hs luyện đọc và tìm hiểu bài
a)Luyện đọc
-Gv giải nghĩa các từ trong SGK .
-Sửa lỗi phát âm , hướng dẫn các em nghỉ hơi linh hoạt giữa các dòng thơ , phù hợp với từng ý thơ . -Đọc diễn cảm bài thơ – giọng nhẹ nhàng, tình cảm , tha thiết . Nhấn mạnh những từ ngữ gợi tả : xây dở , nhú lên, huơ huơ, tựa vào, thở ra, nồng hăng. Chú ý cách nghỉ hơi một số dòng thơ:
Chiều / đi học về Ngôi nhà / như trẻ nhỏ Lớn lên / với trời xanh
-Gv đọc mẫu – tóm ý: Hình ảnh đẹp và sống động
của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới hàng ngày trên đất nước ta.
-1 hs khá đọc bài
-Từng tốp (4 em) đọc nối tiếp .
-Luyện đọc theo cặp . -1,2 hs đọc toàn bài .
b)Tìm hiểu bài
-Những chi tiết nào vẽ lên một ngôi nhà đang xây ?
-Tìm những hình ảnh so sánh nói lên vẻ đẹp của ngôi nhà ?
-Tìm những hình ảnh nhân hoá làm cho ngôi nhà được miêu tả sống động , gần gũi?
-Hình ảnh những ngôi nhà đang xây nói lên điều gì về cuộc sống trên đất nước ta ?
+Nội dung chính của bài nói lên điều gì? _Gv ghi bảng.
-Giàn giáo tựa cái lồng . Trụ bê tông nhú lên . Bác thợ nề cầm bay làm việc . Ngôi nhà thở ra mùi vôi vữa , còn nguyên màu vôi , gạch . Những rãnh tường chưa trát .
-Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây . Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong . Ngôi nhà như bức tranh còn nguyên màu vôi , gạch . Ngôi nhà như trẻ nhỏ lớn lên cùng trời xanh .
-Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc , thở ra mùi vôi vữa . Nắng đứng ngủ quên trên những bức tường . Làn gió mang hương ủ đầy những rãnh tường chưa trát . Ngôi nhà lớn lên với trời xanh . + Cuộc sống trên đất nước ta rất náo nhiệt , khẩn trương . Đây là một công trường xây dựng lớn . Bộ mặt đất nước hàng ngày , hàng giờ đang thay đổi.
+ Hình ảnh đẹp và sống động của ngôi nhà đang
xây thể hiện sự đổi mới hàng ngày trên đất nước ta.
c)Đọc diễn cảm bài thơ
-Gv hướng dẫn đọc diễn cảm .
-Gv nhận xét ghi điểm -Nối tiếp nhau đọc bài thơ .-Thi đọc diễn cảm .
3-Củng cố , dặn dò
-Khuyến khích hs về nhà HTL 2 khổ thơ đầu bài . -Nhận xét tiết học .
CHÍNH TẢ (Nghe-viết)
BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU
3. Nghe – viết đúng chính tả một đoạn văn trong bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo . 4. Làm đúng các BT phân biệt những tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn : tr/ch ;
hoặc thanh hỏi , thanh ngã . II-ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Một vài tờ giấy khổ to cho hs làm BT2a.
- Hai , ba tờ phiếu khổ to viết những câu văn có tiếng cần điền trong BT3a III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A-KIỂM TRA BÀI CŨ B-DẠY BÀI MỚI
1-Giới thiệu bài :
Gv nêu mục đích , yêu cầu của tiết học .
-Hs làm BT2a của tuần trước .
2-Hướng dẫn hs nghe , viết
-Gv đọc đoạn văn cần viết . -Đọc mỗi câu 2 lượt cho hs viết . -Chấm chữa bài . -Nêu nhận xét . -Hs theo dõi SGK . -Đọc thầm đoạn văn . -Hs gấp SGK, viết bài. 3-Hướng dẫn hs làm BT chính tả Bài tập 2 : -Gv chọn BT2a .
-Yêu cầu hs chỉ tìm những tiếng có nghĩa. VD : trội- chội . Tiếng trội có nghĩa (Anh ấy trội hơn hẳn chúng
tôi ). Tiếng chội tự nó không có nghĩa phải đi với tiếng khác mới tạo thành từ có nghĩa. VD : chật chội ( từ láy ) ; tìm tiếng chội là sai .
-Lời giải : a)
-tra ( tra lúa ) - cha (mẹ )
-trà ( uống trà ) – chà ( chà xát )
-Hs trao đổi nhanh trong nhóm nhỏ .
-Làm việc theo nhóm . Trình bày kết quả theo hình thức thi tiếp sức .
-trả ( trả lại ) – chả ( chả giò )
-trao ( trao cho ) – chao ( chao cánh ) -trào ( nước trào ra ) – chào ( chào hỏi ) -tráo ( đánh tráo ) – cháo ( bát cháo ) -tro ( tro bếp ) – cho ( cho quà ) -trò ( làm trò ) – chò ( cây chò )
-tròng ( tròng dây ) – chòng ( chòng ghẹo ) -trông ( trông đợi ) – chông ( chông gai ) -trồng ( trồng cây ) – chồng ( chồng lên ) -trồi ( trồi lên ) – chồi ( chồi cây )
-trèo ( trèo cây ) – chèo ( hát chèo ) . . .
Bài tập 3 :
a) cho , truyện , chẳng , chê , trả , trở b) tổng sử , bảo , điểm , c tổng , chỉ , nghĩ
Gv giúp hs hiểu rõ tính khôi hài của 2 câu chuyện : +Nhà phê bình và truyện của vua : Câu nói của nhà phê bình ở cuối câu chuyện cho thấy ông đánh giá sáng tác mới của nhà vua thế nào ?
-Lịch sử bây giờ ngắn hơn : Em hãy tưởng tượng xem ông sẽ nói gì sau lời bào chữa của cháu ?
-Câu nói của nhà phê bình ngụ ý : sáng tác mới của nhà vua rất dở .
-Thằng bé này lém quá !
Vậy , sao các bạn của cháu vẫn đựơc điểm cao ?
4-Củng cố , dặn dò
-Dặn hs kể lại mẩu chuyện cười ở BT cho người thân nghe .
-Nhận xét tiết học .
ĐỊA LÍ